6 tiêu chuẩn giúp việc bảo quản dược liệu đảm bảo an toàn
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBảo quản dược liệu luôn là một trong những vấn đề mà hầu hết các phòng khám thường gặp khó khăn bởi ngoài đảm bảo yếu tố về độ ẩm của dược liệu, quá trình bảo cũng vô cùng quan trọng để có thể tránh được các tác nhân như nhiệt độ (kho bảo quản), côn trùng, nấm mốc, thời gian bảo quản,… Vậy đâu là những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình bảo quản dược liệu? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc Đông y đều là nguồn dược liệu tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách, sai kỹ thuật có thể khiến dược liệu mất đi giá trị sử dụng của nó. Dưới đây là 6 yếu tố ảnh hưởng trong quá trình bảo quản dược liệu, cụ thể:
Nhiệt độ bảo quản
Đối với các dược liệu, nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 25 độ C. Nếu dược liệu ở trong nhiệt độ bảo quản quá cao sẽ khiến tinh dầu bay hơi và chất béo sẽ bị biến chất. Trong trường hợp, nguồn dược liệu sử dụng ở nhiệt độ cao cộng thêm môi trường ẩm ướt có thể sẽ là điều kiện thuận lợi khiến nấm mốc và sâu bọ sinh trưởng, phát triển làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của sản phẩm.
Do đó, cần trang bị điều hòa để cân bằng nhiệt độ trong kho lưu trữ cũng như chuẩn bị thêm nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ trong phòng. Điều này vô cùng cần thiết để có thể vừa giữ được chất lượng của sản phẩm vừa giữ được dược tính trong thuốc.
Độ ẩm bảo quản dược liệu
Thông thường độ ẩm thường được coi là thủ phạm chính gây ra những ảnh hưởng xấu đến nguồn dược liệu. Khi độ ẩm ấp sẽ khiến dược liệu khô, mất hết phần tinh chất của dược liệu. Ngược lại, độ ẩm quá cao sẽ khiến nấm mốc, sâu bọ phát triển.
Đối với mỗi dược liệu sẽ có độ ẩm khác nhau nhưng chung quy độ ẩm bảo quản dược liệu sẽ ở mức từ 60 – 65%. Để tránh ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, các kho dược liệu cần tránh nơi gần nguồn nước. Bên cạnh đó, kho cũng cần lắp đặt thiết bị hạ thấp nhiệt độ khi cần thiết.
Kỹ thuật đóng gói dược liệu
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn dược liệu chính là kỹ thuật đóng gói dược liệu cần phù hợp với dược phẩm. Việc đóng gói sản phẩm không đạt chất lượng có thể là nguyên nhân dẫn đến nguồn dược liệu bị nấm mốc và hư hỏng. Ngoài ra, việc đóng gói kém sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dược liệu.
Dược liệu bị nấm mốc
Được biết Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Chính vì vậy, trước khi cho vào kho dự trữ cần phải xử lý trước để tránh nấm mốc. Trong quá trình bảo quản dược liệu nếu nhận thấy hiện tượng nấm mốc cần phải tách riêng các dược liệu đó và tiến hành xử lý trực tiếp để tránh ảnh hưởng đến các dược liệu xung quanh.
Côn trùng, sâu bọ làm ảnh hưởng
Côn trùng và một số loại ấu trùng có thể bị lẫn trong quá trình thu hoạch hoặc nơi lưu trữ dược liệu xuất hiện mọt, mối. Việc kiểm tra kho bảo quản dược liệu thường xuyên để có thể phát hiện ra hiện tượng này. Trong trường hợp nếu kiểm tra thấy xuất hiện côn trùng cần phải phơi hoặc xông sinh dược liệu. Bên cạnh đó, để dược liệu trên mặt sàn rồi trải đều sẽ hạn chế côn trùng, sâu bọ tấn công.
Thời gian lưu trữ, bảo quản dược liệu
Hầu hết nguồn dược liệu thường có tuổi thọ vì vậy nên chất lượng cũng thay đổi theo thời gian. Nguồn dược liệu được bảo quản càng lâu, chất lượng sẽ rất nhanh giảm. Vì vậy cần phải có kế hoạch mua bán hợp lý tránh tồn kho lâu ngày.
Trên đây là toàn bộ những thông tin của bài viết về những ảnh hưởng khi bảo quản nguồn dược liệu. Việc kiểm soát tốt các yếu tố trên sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro và tăng giá trị hiệu quả sử dụng của nguồn dược liệu. Nhờ vậy mà việc sử dụng dược liệu để bào chế thuốc sẽ đạt được hiệu quả điều trị tối đa cho bài thuốc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!