Cách chữa thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xuất hiện khi bao nhầy có xu hướng thoát ra ngoài vòng xơ, dẫn tới chèn ép thần kinh và cản trở vận động tại vùng khớp. Nếu không có phương pháp điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng và để lại nhiều biến chứng. Vậy chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào để an toàn và hiệu quả nhất? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng các mẹo dân gian tại nhà trong trường hợp bệnh nhân mới chớm bị, chưa có nhiều biểu hiện khó chịu và khả năng vận động phần dọc cột sống vẫn còn.

Phương pháp này giúp điều trị triệu chứng hiệu quả và có thể bào chế ngay cả khi không phải là thầy thuốc. Tuy nhiên chỉ sử dụng để xoa dịu tạm thời những cảm giác khó chịu của bệnh nhân mà không thể điều trị dứt điểm bệnh. Đối tượng đang trải qua giai đoạn cấp tính hoặc nặng cũng không nên coi biện pháp này như cách để điều trị căn nguyên.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian

Một số cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian được thực hiện như sau.

Sử dụng đu đủ xanh ngâm rượu

Đu đủ là một loại hoa quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A cần thiết cho sự phát triển của tế bào võng mạc mắt. Bên cạnh đó, khi dùng đu đủ xanh sẽ giúp tiêu phù thũng, giảm đau và chống viêm tự nhiên rất tốt.

Khi kết hợp thêm rượu có tính nóng khiến cơ thể được lưu thông khí huyết và hỗ trợ tác dụng cho bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thành phần: Đu đủ bánh tẻ 1 quả, gừng tươi 100g, rượu trắng 200mL.

Thực hiện và sử dụng:

  • Đu đủ được rửa thật sạch qua nước, phần đầu trên được cắt bỏ khoảng 5cm. Lọc bỏ phần hạt bên trong (lưu ý không cắt đôi mà dùng thìa lấy ra).
  • Gừng bỏ phần vỏ ngoài, thái nhỏ và mang đi giã, sau đó cho vào rượu trắng đã chuẩn bị và trộn đều.
  • Cho hỗn hợp rượu gừng vào quả đu đủ đã chuẩn bị, lấy phần cuống đậy lại rồi nước chín bằng lò.
  • Sau khi đã nướng chín, loại bỏ phần vỏ ngoài bị đen của đu đủ, sau đó cho vào một túi nilon sạch và bóp nhuyễn thành một hỗn hợp đồng nhất.
  • Đổ hỗn hợp này ra vải gạc rồi đắp lên khu vực bị đĩa đệm trong 20 phút.

Chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt và ngải cứu

Lá lốt và ngải cứu thường được sử dụng cho bệnh nhân có thể trạng yếu và cần tăng cường sức đề kháng, có thế bào chế ở dạng nước uống hoặc thuốc đắp đều có những hiệu quả riêng biệt. Việc dùng hàng ngày trong các món ăn cũng giúp tăng khẩu vị và kích thích tiêu hóa tốt.

Thành phần: Lá lốt 200g, ngài cứu 100g, giấm trắng 100mL, tre 1 ống.

Thực hiện và sử dụng:

  • Lá lốt và ngải cứu mang rửa sạch, sau đó để ráo nước.
  • Chuẩn bị ống tre có kích thước vừa đủ, làm sạch phần lõi bên trong.
  • Cho hỗn hợp lá vào bên trong ống tre, thêm giấm trắng và đậy nắp bằng lá.
  • Thực hiện nước ống tre này trên lửa trong khoảng 20 phút thì dừng.
  • Lấy phần lá để đắp trực tiếp vào khu vực bị thoát vị, giữ lại nước cốt và bảo quản để sử dụng xoa bóp sau này.

Sử dụng chìa vôi và muối trắng

Chìa vôi là dược liệu phổ biến, được sử dụng trong nhiều bài thuốc với tác dụng giảm đau và chống viêm tại chỗ. Khi kết hợp cùng muối sẽ giữ nhiệt giúp mạch máu giãn nở và tăng tính sát khuẩn.

Thành phần: Chìa vôi dùng 200g, muối trắng 100g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Lá chìa vôi được làm sạch, sau đó cắt nhỏ thành từng khúc.
  • Cho lá đã qua sơ chế vào chảo và thực hiện rang cùng muối.
  • Đến khi nóng đều hỗn hợp thì dừng. Dùng vải gạc để đựng và chườm trực tiếp lên vị trí thoát vị.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y kết hợp việc dùng thuốc cổ truyền và các kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt. Đây là phương pháp luôn được người Việt tin dùng bởi nguồn gốc hình thành và phát triển rất lâu đời, bên cạnh đó được đánh giá là an toàn và có độ ổn định cao.

Mỗi đối tượng bệnh nhân sẽ có thể khác nhau theo Đông y, như vậy chỉ phù hợp với một số bài thuốc nhất định, do vậy nên cân nhắc trước khi dùng. Tuy nhiên, khi đã xác định dùng Đông y điều trị thì bệnh nhân phải kiên trì và thực hiện hàng ngày mới nhanh có đáp ứng.

Bài thuốc Đông y

Cách trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Đông y được thực hiện như sau:

Bài thuốc 1

Thành phần:

  • Cỏ xước, ý dĩ mỗi vị 30g.
  • Lá lốt 20g.
  • Ngải cứu, củ ráy, thiên niên kiện, cẩu tích, tô mộc mỗi vị 15g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Hỗn hợp các nguyên liệu đã chuẩn bị được rửa qua nước ấm một lần, sau đó cho tất cả vào nồi sắc thuốc.
  • Thêm khoang 6 bát nước vào rồi tiến hành đun đến khi còn 2 bát thuốc.
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã dược liệu. Chia uống thành 2 lần trước ăn.
  • Sử dụng hàng ngày trong vòng 1 tháng sẽ cho hiệu quả giảm đau rất tốt.

Bài thuốc 2

Thành phần: Cây chìa vôi, cỏ ngươi, tầm gửi, lá lốt, cỏ xước, dền gai mỗi vị 15g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Các dược liệu được rửa hoặc ngâm qua nước khoảng 5 phút rồi vớt ra. Cho hỗn hợp trên vào ấm sắc thuốc, thêm khoảng 500mL và tiến hành đun sôi.
  • Để lửa phù hợp, thực hiện đun đến khi cạn còn ½ thì dừng.
  • Lọc lấy phần nước cốt và uống trong ngày không để sang hôm sau.
Các bài thuốc Đông y hỗ trị điều trị bệnh rất tốt
Các bài thuốc Đông y hỗ trị điều trị bệnh rất tốt

Bài thuốc 3

Thành phần:

  • Tang kí sinh, thổ phục linh mỗi vị 12g.
  • Cẩu tích, thổ miết trùng mỗi vị 9g.
  • Ô tiêu xà, sài hồ, ngô công mỗi vị 6g.
  • Cam thảo bắc 3g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Dược liệu được rửa sạch bằng nước, để ráo rồi cho hỗn hợp vào ấm sắc thuốc, thêm nước vừa đủ.
  • Thực hiện đun trong khoảng 45 phút sau đó tắt bếp.
  • Chắt lấy phần nước, bảo quản và sử dụng dần trong ngày cho hết. Lưu ý dùng uống nóng sẽ có hiệu quả cao hơn.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Châm cứu là biện pháp dùng kim châm vào các phần huyệt trên cơ thể, đặc biệt là tại cột sống. Việc làm này sẽ giúp hệ cơ được giãn nở và kích thích sự vận động qua hệ thần kinh, từ đó giảm các triệu chứng đau dai dẳng và đau tức thời.

Thường sử dụng châm cứu tại các huyệt như:

  • Phong trì, cự cốt, khúc trì, kiên tỉnh, kiên ngưng đối với các bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm tại cổ và gây tê bì phần cánh tay.
  • Thận du, đại trường du, thừa phù, dương lăng tuyền, khí hải du, hoàn khiêu, ủy trung, thừa sơn đối với các bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm lưng và kèm đau dây thần kinh tọa.

Thực hiện châm cứu yêu cầu phải là người có chuyên môn, kỹ thuật tốt; bệnh nhân nên đến các cơ sở Đông y uy tín để tránh gây ra những biến chứng không cần thiết.

Sử dụng biện pháp châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Sử dụng biện pháp châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp bấm huyệt

Chữa thoát vị đãi đệm bằng cách bấm huyệt dựa trên nguyên tắc tác động lực từ bàn tay, kích thích máu được lưu thông và phục hồi thể trạng cơ thể. Đây cũng là phương pháp rất lâu đời và thường được kết hợp với thuốc uống để điều trị lâu dài.

Một số huyệt thường được dùng trong điều trị:

  • Huyệt nằm cách L2 – L3 1,5cm ra phía ngoài (thận du).
  • Huyệt nằm cách L3 – L4 1,5cm ra phía ngoài (hải du).
  • Huyệt nằm cách L4 – L5 1,5cm ra phía ngoài (đại trường du).
  • Huyệt nằm ở lằn kheo của chân, trích huyết sẽ giảm đau lưng nhanh (ủy trung).
Hình thức bấm huyệt giúp giảm cơn đau
Hình thức bấm huyệt giúp giảm cơn đau

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Tây y

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Tây y là cách điều trị được áp dụng về sau, có bằng chứng khoa học rõ ràng về hiệu quả. Sử dụng theo phác đồ sẽ giúp cải thiện nhanh cả về triệu chứng và căn nguyên bệnh. Tuy nhiên quá trình dùng Tây y có thể sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể hoặc nhiễm độc, bệnh nhân cần có bác sĩ theo dõi và điều chỉnh liều phù hợp.

Sử dụng thuốc tây

Một số các loại thuốc Tây thường dùng chữa thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Thuốc giảm cảm giác đau như: Paracetamol, meloxicam, celecoxib, diclofenac…Thường được dùng để giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Lưu ý về hàm lượng khi sử dụng với các đối tượng người cao tuổi, có bệnh lý dạ dày và sức khỏe suy giảm.
  • Thuốc giảm viêm như: Betamethason, methylprednisolone…có khả năng ức chế hình thành PG, là chất trung gian trong các phản ứng viêm. Không nên bắt đầu sử dụng ở liều lượng cao và liên tục, nên dùng theo chỉ dẫn của dược sĩ để giảm nguy cơ suy tuyến thượng thận và xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Thuốc bổ hệ thần kinh như: B1, b6, b12…được sử dụng khi bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm và gây chèn ép. Nên sử dụng vào buổi sáng để tránh hiện tượng mất ngủ về đêm.
Các dạng thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị
Các dạng thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị

Các thuốc trên nên được các nhân viên y tế kê và điều chỉnh liều lượng, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng hoặc thay đổi các chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu là rất cần thiết để phục hồi chức năng cho bệnh nhân, đặc biệt với trường hợp bất động/bại liệt. Thực hiện các bài tập kéo dãn có và cố định bằng nẹp để tránh gây chấn thương thêm.

Bên cạnh đó các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn chi tiết về động tác cũng như quan sát để bệnh nhân không thực hiện sai. Quá trình này nên được chỉ định trong khoảng từ 3 – 6 tháng, nếu nặng phải kéo dài cả năm; do vậy để cải thiện tốt thì cần có sự hợp tác của bệnh nhân.

Thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu song song với điều trị nội khoa
Thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu song song với điều trị nội khoa

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Thực hiện các phẫu thuật là cách để chấm dứt nhanh những cơn đau cấp tính và tránh được nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng xâm lấn mô mềm, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi. Trước khi thực hiện phải xác định chính xác vị trí thoát vị, mức độ chèn ép và tổn thương xung quanh; sau khi phẫu thuật cần có vật lý trị liệu đi kèm.

Một số biện pháp phẫu thuật:

  • Xâm lấn ngoại khoa bằng cách phẫu thuật mổ mở hoặc qua các ống banh, loại bỏ phần nhân đã bị thoát ra và đang chèn ép lên dây thần kinh.
  • Xâm lấn ngoại khoa bằng cách phẫu thuật qua nội soi tại vị trí cột sống, loại bỏ phần nhân đã thoát vị.

Chế độ ăn uống cho người đang chữa thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn uống cho người đang chữa thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Cung cấp thực phẩm chứa nhiều nguyên tố Canxi, đây là thành phần cấu tạo nên hệ xương và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào. Canxi có nhiều trong: Tôm, cua, cá, hàu,…
  • Các nhóm vitamin K2 và D3 nên được bổ sung đồng thời cùng canxi để tăng khả năng hấp thu. Nên sử dụng dạng thực phẩm bổ trợ để điều chỉnh được hàm lượng theo ngày.
  • Thực phẩm chứa nhiều omega 369 có trong dầu cá, dầu gấc, các loại cá biển (cá hồi, cá chim, cá trích…) sẽ giúp ngăn cản quá trình lão hóa và hình thành viêm trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Đây cũng là những nguồn thực phẩm giàu năng lượng và nên được cung cấp trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Thực phẩm chứa nhiều glucosamin và chondroitin như: Tinh chất vi cá mập, xương sụn và xương ống bò,…Ngoài tác dụng tái tạo xương khớp, các chất này còn giảm ma sát cũng như sự chèn ép lên hệ thần kinh.

Chữa thoát vị đĩa đệm nên được thực hiện theo phác đồ cụ thể, xuất phát từ những bài thuốc mức độ nhẹ và tăng dần khi bệnh nhân không có đáp ứng. Bên cạnh đó nên chú ý bồi bổ sức khỏe và thực hiện các bài tập phục hồi để hỗ trợ cùng quá trình điều trị.