Nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không? Biện pháp xử lý hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNổi mề đay sưng môi thường xảy ra do dị ứng thức ăn, thời tiết, hóa – mỹ phẩm, thậm chí là yếu tố di truyền. Tuy không phải bệnh da liễu nguy hiểm, đe dọa tính mạng nhưng tình trạng này lại khiến người bệnh tự ti, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp, công việc. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ căn nguyên và có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết.
Nổi mề đay sưng môi là bị làm sao?
Nổi mề đay sưng môi là bệnh lý thuộc nhóm bệnh mề đay phù mạch. Tương tự như những bệnh mề đay – mẩn ngứa khác, tình trạng này cũng gây ngứa ngáy, thậm chí là khó thở. Tuy nhiên, khi bị mề đay sưng môi người bệnh ít khi xuất hiện các nốt sần đỏ ngoài da mà chúng ẩn sâu bên trong, gây sưng phù.
Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Phương – Phó GĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện, nguyên PGĐ bệnh viện YHCT Hà Đông cho hay, mề đay phù mạch thường xuất hiện chủ yếu ở mắt và môi. Sau khi bệnh khởi phát khoảng 1-2 ngày, hiện tượng phù mạch bắt đầu xuất hiện ở lưỡi, mí mắt, thậm chí là cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp, bệnh đã tiến triển nặng có thể gây rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp, đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh.
Các thống kê y tế cho thấy, hiện tượng nổi mề đay này có thể “làm phiền” mọi đối tượng. Tuy nhiên, những người có cơ địa dễ dị ứng, đã từng bị dị ứng, người mắc bệnh lupus ban đỏ, bệnh về tuyến giáp,… sẽ có nguy cơ cao bị nổi mề đay sưng môi.
Nổi mề đay sưng môi là do đâu?
Các chuyên gia da liễu nhận định, hiện nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám, tùy thuộc vào triệu chứng, tình trạng, vị trí phù nề của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ phần nào xác định được căn nguyên.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay gây sưng môi gồm:
- Dị ứng thực phẩm: Khi cơ địa bị dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó như: Tôm, cua, cá, ghẹ, mực, thịt gà, thịt bò, trứng… sẽ gây ra tình trạng dị ứng khiến người bệnh có cảm giác sưng môi, ngứa miệng, chóng mặt, hoa mắt, thở khò khè… Trong một số trường hợp khi bị dị ứng có thể gây ra sốc phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng.
- Mắc bệnh mề đay: Bệnh da liễu thường gặp nhất phải kể đến bệnh mề đay, nó thường có các triệu chứng điển hình như sốt, ngứa, nổi các sẩn đỏ có kích thước nhỏ xuất hiện trên toàn thân (thậm chí là các khu vực đặc biệt như môi, mí mắt, bộ phận sinh dục…).
- Dị ứng mỹ phẩm: Việc lạm dụng mỹ phẩm quá mức lại có thể mang đến nhiều kết quả không như mong đợi mà còn gây ra tình trạng dị ứng da. Đối với tình trạng nổi mề đay gây sưng môi là do sử dụng các loại son giả, kém chất lượng hoặc người dùng bị dị ứng với một số thành phần có trong mỹ phẩm… khiến môi bị sưng.
- Dị ứng thời tiết: Là bệnh thường gặp ở những người có sức khỏe yếu, dễ nhạy cảm. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, người bệnh tiếp xúc với các tác nhân như không khí lạnh, gió, mưa nguồn nước… trong thời gian dài sẽ gây ra một số biểu hiện điển hình như: Ngứa ngáy toàn thân, nổi da gà, lạnh sống lưng, nổi các sẩn đỏ, ngứa mặt, xung quanh mắt, môi phù nề…
- Dị ứng thuốc tây y: Một số loại thuốc khi dùng với hàm lượng quá cao, quá liều hoặc không theo đúng chỉ định của bác sĩ như: Kháng sinh, huyết thanh, vacxin, thuốc chống viêm không steroid… sẽ khiến người bệnh bị sưng phù, ngứa ngày, nổi mẩn. Trong đó, các vùng da mỏng như môi, quanh mắt, cổ, bụng, tay, chân, bộ phận sinh dục… thường rất dễ bị.
- Mắc bệnh Corhn: Khi mắc bệnh Corhn, bệnh nhân không chỉ bị viêm tại ruột mà còn có thể sưng các ống dẫn bạch huyết ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể mà đặc biệt là môi, bởi đây là vùng da khá nhạy cảm. Theo số liệu thống kê, có khoảng 10% bệnh nhân bị Crohn xuất hiện các triệu chứng trên môi.
- Mắc bệnh u nhầy miệng: Đây là một dạng tổn thương lành tính thường gặp tại vùng khoang miệng. Các u nhầy xuất hiện khi tuyến nước bọt vì lý do nào đó mà bị tắc nghẽn hoặc tổn thương. Biểu hiện của bệnh thường gặp là sưng môi dưới kèm theo các nốt sần và cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, bệnh này có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, nhưng cũng có một vài trường hợp các u nhầy tăng kích thước hoặc tồn tại lâu, gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
- Do di truyền: Mặc dù đây không phải nguyên nhân chủ yếu nhưng yếu tố di truyền cũng có thể gây ra bệnh mề đay. Nếu một người trong mang gen bất thường và dị ứng với protein thì tỷ lệ những người thân trong gia đình gặp phải tình trạng tương tự là hơn 50%.
Dấu hiệu cảnh báo bị mề đay sưng môi
Tình trạng nổi mề đay gây sưng môi thường ít gây ngứa ngáy trên bề mặt da mà chỉ gây phù nề kèm ban đỏ. Đa số các trường hợp phù nề sẽ xuất hiện ở môi, mí mắt sau đó lan dần ra các vị trí khác trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân nổi mề đay sưng môi có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Môi, lưỡi và họng phù nề. Những vết sưng này có thể kéo dài dai dẳng và đôi khi trở thành mãn tính nếu không được can thiệp kịp thời.
- Vùng da quanh môi (da miệng) bị sưng nề, chạm nhẹ cảm thấy đau. Tình trạng này thường diễn kéo dài 1-2 ngày rồi dần lan ra một số bộ phận khác trên cơ thể.
- Đau bụng, tiêu chảy do các vết phù nề đã lan xuống đường tiêu hóa.
- Khi bệnh đã phát triển rộng hơn ở vùng lưỡi sẽ gây khó thở, ngạt thở, thậm chí cướp đi tính mạng người bệnh.
- Giảm thị lực, thường xuyên đau đầu (chủ yếu gặp ở các bệnh nhân bị mề đay sưng môi do có yếu tố di truyền).
Tình trạng nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Phương cho biết, nổi mề đay sưng môi chưa phải bệnh lý nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan, phổi, thận. Khi bệnh ở thể nhẹ có thể tự khỏi sau 24h và không gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, có một số trường hợp bị nổi mề đay sưng môi kèm sưng lưỡi và cổ họng. Tình trạng này rất dễ gây khó thở, mệt mỏi, làm gián đoạn công việc và hoạt động sống của người bệnh.
Do vậy, nếu nhận thấy bị sưng môi và phù nề ở một số vị trí như cổ họng, lưỡi kèm theo khó thở, hoa mắt,… thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Bởi đây có thể là những triệu chứng ban đầu của sốc phản vệ nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, tụt huyết áp và gây tử vong.
Hình thức chẩn đoán nổi mề đay gây sưng môi
Để đánh giá chính xác mức độ tổn thương do bệnh phù mạch, bác sĩ thực hiện các thăm khám lâm sàng trên da, điều tra tiền sử bệnh lý của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được xét nghiệm máu, sinh thiết tế bào. Cụ thể như sau:
- Thăm khám lâm sàng: Là bước đầu tiên giúp bác sĩ xác định sơ lược nguyên nhân và những tổn thương trên da của bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ cũng đưa ra một số câu hỏi nhằm khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm. Mục đích chính là kiểm tra sức khỏe cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây mề đay, sưng môi.
- Sinh thiết tế bào da: Là phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và phân tích tế bào da tại vùng bị mề đay ở môi. Thông qua đó bác sĩ sẽ tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Biện pháp xử lý nổi mề đay sưng môi phổ biến hiện nay
Thông thường, hiện tượng mề đay gây sưng môi sẽ tự khỏi sau 1-3 ngày. Song với những bệnh nhân bị mề đay kèm chóng mặt, đau họng, khó thở thì cần phải xử lý chuyên sâu. Khi không may bị mề đay sưng môi, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sau:
Các biện pháp xử lý tại nhà
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như sưng môi kèm nổi mề đay, bệnh nhân có thể áp dụng ngay những biện pháp sau:
- Dự đoán nguyên nhân gây bệnh: Cần xác định xem mề đay sưng môi có phải do thuốc, lông, thực phẩm, phấn hoa,… hay không. Nếu nguyên nhân do một trong các yếu tố trên cần tránh tiếp xúc để không làm gia tăng triệu chứng của bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nếu bị mề đay khi trời nắng nóng, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Nếu phải ra ngoài thì cần che chắn kỹ càng, luôn đeo khẩu trang và đội mũ.
- Chườm lạnh: Đây là một trong những cách trị nổi mề đay tại nhà vô cùng hiệu quả. Chỉ cần dùng túi đá chườm lên vùng da tổn thương, triệu chứng ngứa ngáy, co mao mạch giảm hẳn. Tuy nhiên, chỉ nên chườm khoảng 15-20 phút sau đó cho da nghỉ, tránh chườm lâu vì có thể gây bỏng lạnh.
- Dùng nha đam: Nha đam là nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp và cũng là cách trị bệnh nổi mề đay tại nhà vô cùng hiệu quả. Loại cây này có thành phần giàu vitamin, hoạt chất glycoprotein, acid cinnamic, acid folic… có tác dụng chống viêm nhiễm, chữa lành vết thương, tăng cường thải độc. Người bệnh có thể dùng phần nhựa trong lá rồi bôi trực tiếp lên vùng môi bị sưng, kết hợp cùng các động tác massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào da, mang lại hiệu quả cao hơn.
- Dùng lá bạc hà: Lá bạc hà có hàm lượng menthol dồi dào, giúp gây tê, làm mát, giảm đau và kháng khuẩn, giảm các triệu chứng ngứa tại chỗ. Người bệnh có thể dùng lá bạc hà đem rửa sạch, để ráo nước rồi vò cho hơi nát, sau đó cho vào nước để tắm và thoa rửa nhẹ nhàng lên vùng môi bị sưng do mề đay.
- Bột yến mạch: Nguyên liệu này được sử dụng phổ biến để giải quyết các bệnh lý ngoài da như dị ứng, nổi mề đay, vảy nến, mẩn ngứa… nhờ vào thành phần giàu các dưỡng chất thiết yếu có khả năng giữ độ ẩm cho da, kháng viêm và giảm ngứa. Chỉ cần dùng một thìa yến mạch hoà cùng với nước rồi thoa đều lên vùng môi bị mề đay trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước là đã có thể giảm các triệu chứng của bệnh.
Sử dụng thuốc Tây
Trong trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay sưng môi với những triệu chứng nặng cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám. Căn cứ vào tình trạng mề đay, các triệu chứng người bệnh đang gặp phải,… cán bộ y tế sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Các nhóm thuốc thường được dùng trong giải quyết chứng nổi mề đay gây sưng môi gồm:
- Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế tế bào giải phóng histamin, giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Các bác sĩ thường coi đây là thuốc đặc trị mề đay, được dùng để giảm sưng, loại bỏ cơn ngứa ngáy do mề đay gây nên.
- Thuốc kháng viêm: Khi bệnh nhân bị mề đay kèm phù nề ở môi, mí mắt bác sĩ có thể chỉ định sử dụng corticosteroid liều thấp nhằm chống viêm. Loại thuốc này cũng có tác dụng giảm sưng đỏ và ngứa ngáy hiệu quả.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu bệnh nhân không đáp ứng thuốc kháng sinh, kháng viêm, bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, nhóm thuốc này ít khi được sử dụng và không được khuyến khích do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, khi bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ, tính mạng bị đe dọa sẽ được xem xét và chỉ định dùng thuốc theo đường tiêm nhằm kiểm soát tình trạng. Riêng đối với những trường hợp có tiền sử sốc phản vệ cần thông báo trước với bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Lời khuyên khi khi bị nổi mề đay gây sưng môi
Để quá trình xử lý bệnh nổi mề đay sưng môi đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Tránh xa những tác nhân có thể gây mề đay. Đặc biệt là những thực phẩm từng bị dị ứng như hải sản, sữa bò, trứng,… hoặc hóa – mỹ phẩm, bụi bẩn, lông động vật,…
- Xây dựng thực đơn khoa học, tăng cường các loại vitamin và chất xơ. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, những thức uống cay nóng.
- Giữ ấm cơ thể, tránh bị nổi mề đay khi trời lạnh.
- Uống nhiều nước, tốt nhất nên uống đủ 2 lít/ngày. Người bệnh có thể lựa chọn các loại nước ép trái cây để nhanh chóng thải độc cho cơ thể.
- Khi đi ngoài đường hoặc những nơi có môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại… cần đeo khẩu trang y tế hoặc các loại khẩu trang được làm bằng vải cotton, nhằm tránh để môi tiếp xúc với các môi trường độc hại bên ngoài.
- Hạn chế dùng tay hoặc các vật để gãi, cọ xát với môi sẽ khiến vùng da bị bệnh sưng tấy, bong tróc, tổn thương, khiến cho tình trạng viêm nhiễm thêm nặng và nghiêm trọng hơn.
- Thận trọng khi dùng các loại mỹ phẩm đặc biệt là son môi, không dùng các loại hàng không đảm bảo chất lượng, hàng không chính hãng, hoặc các loại mỹ phẩm có chứa thành phần gây dị ứng với cơ địa.
- Khi bị nổi mề đay không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc chưa được kê đơn hay chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nếu trong quá trình dùng thuốc phát hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào cũng cần tới các cơ sở y tế để thăm khám ngay, tránh để gây hại tới sức khỏe hay dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Nổi mề đay sưng môi gây cảm giác khó chịu, mặc cảm cho người bệnh. Bệnh lý này có thể do nhiều nguyên nhân, do vậy nếu không chắc chắn về tình trạng bản thân đang gặp phải hãy chủ động liên hệ với bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược, tránh lâm vào tình cảnh “tiền mất, tật mang”.
Nếu cần giải đáp thêm về phác đồ xử lý bệnh, bạn đọc có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia để nhận tư vấn miễn phí:
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay
Dùng thuốc Tiêu ban hoàn bì thang bên trung tâm thì có bị nóng trong không, mình khó uống mấy thuốc dễ gây nóng trong lắm.
Em thấy không bị nóng trong đâu ý, chắc cũng do thuốc Tiêu ban hoàn bì thang này bên trung tâm là thuốc đông y từ thảo dược, nên dùng xong thấy đỡ nhiều ngứa đỏ, mà không để lại tác dụng phụ gì.
Mình tưởng dùng tây y thì mới hết được mề đay chứ nhở?
Không đâu bác ạ. Như nhà em dùng cả thuốc từ dược liệu thiên nhiên, thuốc Tiêu ban hoàn bì thang bên trung tâm ấy.
Thế đến trung tâm khám mề đay đợi có lâu không vậy?
Bác cứ đặt lịch trước qua website https://nhatnamyvien.org/dat-lich-kham-benh thì các bạn bên trung tâm sẽ sắp lịch cho mình, đến được khám luôn, ít phải chờ.