Những dấu hiệu nhận biết sự phát triển của thai nhi mà mẹ cần biết
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐể loại bỏ những mối đe dọa về sức khỏe em bé, việc theo dõi sự phát triển của thai nhi trong từng thời kỳ là thực sự cần thiết. Theo các bác sĩ sản khoa, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bé sinh ra được khỏe mạnh, phát triển đầy đủ cả về trí óc lẫn cơ thể. Sau đây là một số dấu hiệu quan trọng giúp các bà bầu nhận biết rõ việc thai nhi có đang phát triển bình thường hay không.
Các giai đoạn sự phát triển của thai nhi
Quá trình phát triển của thai nhi có thể chia thành 3 giai đoạn với những đặc điểm khác nhau.
Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất
Từ tuần 1 đến tuần 13 tức thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, sự phát triển của thai nhi được thể hiện rõ như sau:
- Tuần 1: Thai nhi chưa được hình thành.
- Tuần 2: Sự thụ thai diễn ra trong vòng 12 – 24 giờ sau khi trứng gặp tinh trùng.
- Tuần 3:Thụ thai thành công, bé ổn định ở niêm mạc tử cung.
- Tuần 4: Hình thành phôi thai.
- Tuần 5: Phôi thai phát triển vượt trội.
- Tuần 6: Mắt, mũi, miệng của thai nhi được hình thành.
- Tuần 7: Thai nhi bắt đầu thích ứng và phát triển.
- Tuần 8: Khuôn mặt bé được dần hình thành.
- Tuần 9: Hình hài bé về cơ bản được hoàn thiện.
- Tuần 10: Phôi thai chính thức trở thành bào thai.
- Tuần 11: Thai nhi tập thở.
- Tuần 12: Thai nhi có thể cử động ngẫu nhiên.
- Tuần 13: Tất cả các cơ quan cơ bản hoàn thiện: Hình thành vân tay, nội tạng có thể nhìn rõ bằng cách siêu âm,…
Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 2
Từ tuần 14 đến tuần 27 bé dần hoàn thiện các bộ phận, các giác quan và cả khả năng vận động, cụ thể:
- Tuần 14: Bộ phận sinh dục của thai nhi hoàn thiện vì vậy có thể xác định giới tính của bé.
- Tuần 15: Thai nhi có sự chuyển động rõ ràng hơn
- Tuần 16: Bé dần hình thành thính giác.
- Tuần 17: Dây rốn dày và khỏe hơn.
- Tuần 18: Thai nhi có phản ứng với âm thanh.
- Tuần 19: Khuôn mặt của bé được hoàn thiện.
- Tuần 20: Có một lớp lông mịn bao phủ thai nhi.
- Tuần 21: Bé biết nấc cụt.
- Tuần 22: Thai nhi trông giống như một bé sơ sinh phiên bản nhỏ.
- Tuần 23: Bé biết chớp mắt.
- Tuần 24: Phổi bé phát triển mạnh.
- Tuần 25: Hệ hô hấp dần được hoàn thiện.
- Tuần 26: Bé nhạy bén hơn với âm thanh bên ngoài.
- Tuần 27: Bé biết ngủ và thức theo lịch trình.
Quá trình hình thành của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3
Từ tuần thứ 28 đến 42 tức là thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn quan trọng chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Cụ thể:
- Tuần 28: Lông mi của bé bắt đầu mọc.
- Tuần 29: Não bộ dần hoàn thiện.
- Tuần 30: Xuất hiện nước ối bao quanh bé.
- Tuần 31: Bé có sự tích tụ các lớp mỡ dưới da.
- Tuần 32: Bé bắt đầu hình thành cơ bắp.
- Tuần 33: Xương sọ bắt đầu hợp nhất.
- Tuần 34: Bé nhận biết được giọng nói của mẹ.
- Tuần 35: Bé lớn rất nhanh.
- Tuần 36: Mọi thứ đã gần như hoàn tất cho sự chào đời.
- Tuần 37: Hoạt cơ mặt của bé linh hoạt hơn.
- Tuần 38: Bé nắm chặt tay.
- Tuần 39: Da bé dày hơn và nhạt màu hơn.
- Tuần thứ 40, 41, 42: Bé đã sẵn sàng chào đời.
Dấu hiệu sự phát triển của thai nhi bình thường
Việc nắm rõ được những dấu hiệu nhận biết sự phát triển của thai nhi là việc làm rất quan trọng đối với bất cứ bố mẹ nào. Thông thường, một thai nhi khỏe mạnh trong bụng mẹ thường có những biểu hiện sau:
Thai nhi có cử động
Việc thai nhi có cử động là minh chứng rõ ràng nhất cho sự hình thành của thai nhi bình thường. Cụ thể, quá trình hình thành thai nhi theo tuần bé sẽ có những biểu hiện như sau:
- Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu cử động.
- Từ tháng thứ 6, bào thai còn có thể phản ứng lại với nhiều âm thanh thông qua những động tác dù là nhỏ nhất.
- Ở tháng thứ 7 của thai kỳ, em bé bắt đầu phản ứng với các tác động từ ánh sáng, âm thanh hoặc cảm giác đau đớn từ người mẹ.
- Đến tháng thứ 8, thai nhi có thể thay đổi vị trí và thực hiện các động tác đá thường xuyên, liên tục hơn.
- Vào tháng thứ 9, do sự hạn chế của không gian trong bụng mẹ, cử động thai có thể bị hạn chế hơn.
Các chỉ số siêu âm của thai nhi đều bình thường
Trên thực tế, có rất nhiều cách để đo lường sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thông dụng nhất là việc siêu âm để theo dõi kích thước cũng như hình dạng, cử động của bé. Theo ước tính, mỗi thai nhi sẽ tăng thêm khoảng 5cm mỗi tháng. Nếu tính đến tháng thứ 7, bé sẽ có chiều dài là 36cm.
Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, một thai nhi khỏe mạnh trung bình sẽ tăng thêm 70g cân nặng mỗi tuần. Thêm vào đó, khi em bé được 39 tuần tuổi, cân nặng sẽ là 3kg và chiều dài khoảng 45 đến 50,8 cm. Tất cả những chỉ số này đều là dấu hiệu có thấy thai nhi vẫn khỏe mạnh.
Bé có tim thai
Khi ở trong bụng mẹ, bé sẽ có bắt đầu có tim thai vào tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 của thai kỳ. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc dò tim thai đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Các bố mẹ có thể nghe rất rõ nhịp đập của tim em bé bằng các thiết bị điện tử chuyên dụng.
Vào cuối thai kỳ, để xác nhận chính xác sức khỏe tim mạch của thai nhi, các bác sĩ sẽ sẽ yêu cầu bà bầu thực hiện một xét nghiệm mang tên non-stress test. Việc làm nhằm mục đích theo dõi sát xao nhịp tim của bé, qua đó kịp phát hiện ra những mối đe dọa tiềm ẩn nếu có.
Ngoài ra, một số bác sĩ cũng có thể đếm được nhịp tim của bé bằng cách chạm vào bụng bà bầu và cảm nhận. Một tim thai khỏe mạnh thông thường sẽ đập khoảng từ 110 đến 160 nhịp/phút.
Vị trí thai nhi ở thời điểm gần kề ngày chuyển dạ
Thông thường trong tháng thứ 9 của thai kỳ, các cử động của thai nhi dù là nhỏ nhất sẽ dần giảm xuống. Lúc này để kiểm tra sức khỏe của bé, các bác sĩ cũng có thể căn cứ vào vị trí thai nhi ở thời điểm gần kề ngày chuyển dạ.
Thông thường, với một thai nhi khỏe mạnh, ở thời điểm gần ngày chuyển dạ, đầu bé sẽ xoay dần về phía dưới đáy của tử cung và bắt đầu di chuyển gần hơn về phía âm đạo. Ngược lại, việc bé không quay đầu là việc đáng lo ngại, mà các bà bầu cần lưu tâm.
Mẹ bầu tăng cân đều đặn
Việc mẹ bầu tăng cân đều đặn trong suốt quá trình mang thai cũng là dấu hiệu nhận biết rằng thai nhi đang phát triển bình thường. Với người có sức khỏe bình thường, trong cả thai kỳ, họ sẽ tăng từ 10 đến 12 cân. Đây cũng là mức cân nặng lý tưởng khi mang thai tháng cuối.
Tốt nhất, các mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra cân nặng hàng tháng cũng như cập nhật những thông tin về sự phát triển của thai nhi trong từng thời kỳ. Đáng chú ý, ngoài trọng lượng cơ thể thì kích thước bụng của người mang thai cũng sẽ lớn dần theo từng ngày.
Dấu hiệu nhận biết sự phát triển của thai nhi có vấn đề
Từ tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi là giai đoạn bé phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đến sự hình thành thai nhi. Nếu các vấn đề được biểu hiện rõ ra bên ngoài thông qua người mẹ thì có thể dễ dàng nhận biết. Nhưng làm thế nào để biết rằng trong bụng mẹ, em bé đang không khỏe? Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết trong trường hợp này.
Bề cao tử cung
Bề cao tử cung trong thai kỳ là một trong những cơ sở giúp bác sĩ đánh giá xem liệu thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. Để thực hiện đo chỉ số này, các mẹ bầu sẽ cần được đo khoảng cách từ xương mu đến vị trí đỉnh tử cung bằng thước dây. Thông thường, từ 16 tuần trở đi, độ dài của bề cao tử cung sẽ bằng với tuổi thai.
Trường hợp thai phụ có bề cao tử cung không đạt chuẩn thì có nghĩa thai kỳ của bạn đang có vấn đề. Lý do chủ yếu là do bạn có quá quá ít hay quá nhiều nước ối hoặc là thai ngôi mông. Trong trường hợp xấu nhất, thì thai nhi có lẽ là đang không phát triển đúng cách. Chính vì vậy bề dày tử cung không đạt chuẩn cũng chính là dấu hiệu thai yếu mà các mẹ cần lưu tâm.
Tim thai yếu hoặc không có
Việc dò tim thai sẽ được bác sĩ thực hiện thông qua các thiết bị y tế. Với người có nhiều kinh nghiệm thì có thể dùng tay chạm trực tiếp vào bụng mẹ bầu, qua đó cảm nhận và đếm số nhịp đập mỗi phút.
Đôi khi việc dò nhịp tim thai thường không mang lại kết quả do em bé thay đổi vị trí hoặc mẹ bầu đang gặp vấn đề về nhau thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cần tiến hành kiểm lại chỉ số này ở lần khám tiếp theo.
Mặt khác, nếu trong ít nhất 2 lần khám mà bác sĩ vẫn không thể dò tim thai thì việc xét nghiệm siêu âm là cần thiết để tìm ra nguyên nhân. Trong trường hợp xấu nhất tim thai không đập hay đập yếu là dấu hiệu cho thấy thai nhi không khỏe và thậm chí là chết lưu.
Bé phát triển chậm trong tử cung
Thai nhi chậm phát triển trong tử cung cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển không bình thường, Điều này sẽ cản trở đáng kể tới sự phát triển cân nặng, chiều cao và cả trí óc của em bé. Theo các bác sĩ, nếu bà bầu có kết quả xét nghiệm IUGR dương tính, thì có thể kích thước em bé trong bụng bị nhỏ hơn khoảng 10% so với tuổi thai.
Đáng chú ý, khi thai nhi chậm phát triển trong tử cung, mẹ bầu cũng có thể đối mặt với các biến chứng như khó thở, tăng đường huyết và nhiệt độ trong cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do các hoạt động không bình thường của nhau thai đã ngăn cản em bé hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, cũng không thể loại bỏ các yếu tố liên quan đến thận, thiếu máu hay bệnh đái tháo đường trong thai kỳ.
Mức hCG rất thấp
hCG là loại nội tiết tố đặc biệt do nhau thai sản xuất khi phụ nữ mang thai. Nồng độ hCG thông thường sẽ dao động tăng giảm trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý, nồng độ này sẽ cực kỳ cao khi bà bầu bước vào tuần thứ 9 đến 16 của thai kỳ.
Mặc dù nồng độ hCG thấp không thể khẳng định chắc chắn rằng thai nhi đang có vấn đề. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, tình trạng sẩy thai, trứng trống hoặc mang thai ngoài tử cung là những yếu tố khiến mức độ hCG trở nên thấp hơn so với bình thường.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài ra, khi thai nhi phát triển yếu hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe thì bà bầu có thể xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- Xuất hiện hiện tượng chuột rút ở chân.
- Âm đạo bị xuất huyết bất thường.
- Bụng thai phụ xuất hiện các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội.
- Mẹ bầu tiết dịch âm đạo nhiều khi mang thai.
- Bị dừng ốm nghén đột ngột.
- Nhau thai có sự thay đổi vị trí.
Bài viết vừa rồi đã chia sẻ những thông tin xoay quanh dấu hiệu nhận biết sự phát triển của thai nhi. Trong bất cứ thời điểm nào, bà bầu đều nên thăm khám bác sĩ phụ sản định kỳ để theo dõi sức khỏe của em bé, từ đó sớm phát hiện và kịp thời khắc phục những dấu hiệu bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!