Bệnh vảy nến có ngứa không? Điều trị như thế nào?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBệnh vảy nến có ngứa không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh không may gặp phải tình trạng này. Bệnh vảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc trang bị các kiến thức như nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và lưu ý khi bị bệnh là vô cùng cần thiết.
Bệnh vảy nến có ngứa không và nguy hiểm như thế nào?
Bệnh vảy nến có ngứa không? Có nguy hiểm không? Vảy nến là bệnh mãn tính nên thường dai dẳng và tiến triển theo từng đợt. Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý về da này. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn chẳng may mắc bệnh vảy nến thì nguy cơ mắc phải một số bệnh lý khác sẽ cao hơn bình thường, cụ thể:
- Viêm khớp gây ra hiện tượng sưng, đau và cứng ở trong hoặc xung quanh khớp.
- Các vấn đề về mắt như viêm bờ mi, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc.
- Mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 hoặc béo phì…
- Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng dẫn đến trầm cảm, tự ti…
Bệnh vảy nến điều trị như thế nào?
Người bệnh cần khắc phục tình trạng vảy nến nhanh nhất có thể để không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó được bác sĩ đưa ra lời khuyên về phương pháp chữa bệnh phù hợp. Tùy theo từng tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa vảy nến khác nhau.
Điều trị theo phương pháp Tây y
Đối với những người bệnh gặp phải các cơn ngứa dữ dội và thường xuyên do vảy nến gây ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da như:
- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa cho người bị vảy nến. Thuốc làm giảm mức độ ảnh hưởng của chất histamin đối với da, đồng thời ức chế phản ứng viêm ở vùng da bị bệnh.
- Kem bôi Capsaicin: Kem có tác dụng giảm ngứa thông qua việc làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác ở vùng da bị ngứa. Loại kem này có tác dụng chống viêm da và giảm đau cho người bệnh. Khi sử dụng kem, người bệnh cần tránh bôi lên vùng da có vết thương hở, trầy xước hoặc để kem dính vào mắt.
- Acid salicylic: Thuốc trị vảy nến này có tác dụng giảm ngứa và làm mềm vảy da cho người bị á sừng. Người bệnh lưu ý không nên sử dụng loại kem có chứa acid salicylic dưới 3% để tránh bị kích ứng, thậm chí còn ngứa mạnh hơn.
Chữa bệnh vảy nến bằng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y hoàn toàn có nguồn gốc từ tự nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính. Đồng thời, các dược liệu này tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh giúp điều trị bệnh dứt điểm.
Một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị vảy nến người bệnh có thể tham khảo bao gồm:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Lá kinh giới, Hạ khô thảo, Thổ phục kinh, Bồ công anh, Vỏ gạo, Kim ngân hoa, Rau má, Ké đầu ngựa, Xích đồng, Bạc sau, Khổ sâm, Đơn đỏ, Cây trinh nữ, Xác ve sầu.
- Cách thực hiện: Đem tất cả vị thuốc kể trên rửa sạch, rồi sắc cùng với một lượng nước vừa đủ đến khi còn 2/3 thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày và nên uống khi nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Hoa hòe, Thạch cao, Sinh địa, Thổ phục linh mỗi loại 20g, Ké đầu ngựa, Cam thảo đất, Hy thiêm, Cây cứt lợn mỗi loại 16g.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên rửa sạch rồi đem sắc cùng 5 bát nước đến khi cạn còn 2 bát. Chia thuốc thành ba phần và uống hết trong ngày, nên uống khi thuốc còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu: Ké đầu ngựa, Hà thủ ô, Sinh địa, Kim ngân hoa, Hỏa ma nhân mỗi thứ 12g
- Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả vị thuốc trên rồi cho vào ấm sắc cùng nước đến khi cạn còn 1/3 thì lọc lấy nước uống. Người bệnh nên sử dụng sau bữa chính và khi thuốc còn nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Áp dụng một số mẹo dân gian
Bên cạnh các phương pháp chữa vảy nến bằng Đông y và Tây y, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản tại nhà. Những phương pháp này đều vô cùng an toàn, hiệu quả, tuy nhiên, hiệu quả mang lại chậm nên bệnh nhân cần kiên trì thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa bệnh á sừng người bệnh nên tham khảo:
Chữa á sừng bằng dầu dừa
Dầu dừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất kháng khuẩn rất tốt, có tác dụng làm dịu cơn ngứa, làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn và dưỡng ẩm, từ đó giúp các mảng vảy trên da dễ bị tróc ra ngoài.
- Nguyên liệu: 1 ít dầu dừa.
- Cách thực hiện: Làm sạch vùng da bị á sừng, sau đó thoa dầu dừa lên da và mát xa nhẹ nhàng để thẩm thấu sâu vào bên trong. Người bệnh nên thực hiện 3-4 lần mỗi ngày nếu bị ngứa nhiều, ngứa nhẹ thì chỉ cần bôi 2 lần và duy trì thường xuyên là được.
Giấm táo chữa vảy nến hiệu quả
Giấm táo rất giàu axit lactic nên hoạt động như một chất sát khuẩn tự nhiên vô cùng hiệu quả. Giấm táo có tác dụng làm mềm vảy da, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Nguyên liệu: Giấm táo 3 thìa cà phê, nước 1 thìa cà phê.
- Cách thực hiện: Pha giấm táo và nước theo tỷ lệ 3:1, sau đó sử dụng miếng bông gòn sạch để nhúng vào hỗn hợp giấm táo pha loãng và nhúng lên vùng da bị á sừng, để trong khoảng 5-10 phút thì rửa sạch lại da.
Chườm lạnh
Chườm lạnh cũng giúp người bệnh cải thiện các cơn ngứa đáng kể bởi nhiệt độ máy giúp làm giảm ngứa ngáy, đồng thời làm dịu da và ức chế phản ứng viêm.
- Chuẩn bị: khăn mềm nhúng vào đá lạnh.
- Cách thực hiện: Sử dụng khăn đã nhúng vào đá lạnh, vắt ráo nước rồi đắp lên chỗ ngứa trong khoảng 5-10 phút, lặp lại 2-3 lần đến khi cảm thấy hết ngứa và dễ chịu hơn.
Lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến
Khi điều trị tình trạng vảy nến, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để mang chữa bệnh nhanh chóng:
- Người bệnh cần giữ cho tình thần của mình luôn thoải mái, tích cực.
- Giảm tải số lượng công việc cần hoàn thành, ngủ đủ giấc và tự thưởng cho mình những chuyến du lịch để nghỉ ngơi.
- Tập thể dục thường xuyên cũng là cách rất hay để giúp tinh thần được thư giãn và thoải mái.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khiến cơn ngứa trở nên dữ dội hơn như trứng, hải sản, bò sữa, thịt đỏ, rượu bia,…
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho quá trình giảm viêm và tái tạo da như cá béo, ngũ cốc, rau xanh…
- Lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da bị tổn thương, đồng thời chỉ thoa một lớp kem vừa mỏng để không bị nhiễm trùng da.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây, nước trà xanh… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và ngăn ngừa tình trạng kích ứng ở da.
Trên đây là tất cả những thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề bệnh vảy nến có ngứa không. Ngứa da là một trong những biểu hiện của bệnh á sừng, tuy nhiên, đôi khi đây cũng là triệu chứng của một số bệnh da liễu khác. Chính vì vậy, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác vấn đề của da và có phương pháp khắc phục hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!