Rượu Tỏi: Tác Dụng, Cách Ngâm, Hướng Dẫn Sử Dụng Và Lưu Ý
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênRượu tỏi từ lâu đã được nhiều người biết đến như một phương thuốc điều trị các bệnh như tiêu hóa, xương khớp, huyết áp,.. rất hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách để không gây ra tác dụng phụ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách ngâm rượu tỏi và cách dùng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Rượu tỏi là gì?
Tại nhiều nước trên thế giới, tỏi được dùng để chữa bệnh bằng những hình thức khác nhau như: Ăn tỏi sống, dùng rượu tỏi, tỏi ngâm mật ong,… Trong đó phương pháp ngâm rượu tỏi được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là nam giới. Ai Cập là quốc gia đầu tiên tìm ra phương pháp chữa bệnh từ tỏi và được nhiều người đánh giá là cho hiệu quả cao. Thậm chí, Tổ chức y tế thế giới – WHO cũng đã xác nhận những thông tin chữa bệnh từ rượu tỏi là hoàn toàn đúng.
Lý giải điều này là bởi trong thành phần của rượu tỏi có chứa rất nhiều các hoạt chất như: Allicin, Ajoene, Diallyl Sulfide, Vitamin, Enzyme và chất khoáng. Nhờ có chứa những thành phần đặc biệt này mà tỏi có những tính năng như:
- Giúp chống đông máu.
- Tăng cường lưu thông máu.
- Kháng sinh, diệt khuẩn, kháng nấm, kháng virus.
- Giúp làm giảm mỡ máu.
- Giải độc do kim loại nặng gây ra như thủy ngân, chì.
- Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Khi kết hợp với loại rượu trắng 45 độ, tỏi sẽ phát huy tối đa công dụng chữa bệnh của mình, mang đến cho con người rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: Rượu Tỏi Chữa Viêm Xoang: Tác Dụng Và Cách Ngâm Rượu Chuẩn Nhất
Rượu tỏi có tác dụng gì?
Rất nhiều người nói về công dụng của tỏi và các sản phẩm làm từ tỏi đối với sức khỏe con người. Vậy rượu tỏi uống có tác dụng gì? Dưới đây là những công dụng mà loại rượu tỏi này mang đến:
Tốt cho xương khớp
Hoạt chất Allicin và chất chống oxy hóa trong tỏi được nghiên cứu là có công dụng hỗ trợ giảm đau, ngăn chặn và hạn chế tình trạng sưng, viêm ở các khớp xương trên cơ thể. Ngoài ra, nếu tình trạng xương khớp ở mức độ nghiêm trọng, bạn có thể kết hợp việc sử dụng bằng đường uống và xoa bóp ngoài da để giảm cảm giác đau nhức hiệu quả.
Tốt cho hệ hô hấp
Từ xưa đến nay nhiều người vẫn truyền tai nhau bài thuốc giúp trị viêm họng, viêm amidan bằng tỏi. Bởi nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt. Bạn có thể dùng tỏi ngâm mật ong, tỏi sống hoặc rượu tỏi để làm giảm các triệu chứng của những bệnh này.
Tốt cho tim mạch
Chống oxy hóa và Phytoncid có khả năng làm giảm các cholesterol xấu, giúp làm tan các chất béo trong mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời sử dụng rượu tỏi cũng giúp hạn chế được tình trạng cao huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Tốt cho tiêu hóa
Rượu tỏi khi lên men sẽ sinh ra nhiều axit. Các nhà nghiên cứu cho biết loại axit amin tự nhiên này có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện tiêu hóa của dạ dày được tốt hơn. Ngoài ra nhờ có đặc tính kháng viêm nên tỏi còn giúp ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày, giúp bệnh nhanh được cải thiện. Chưa kể, tỏi còn có tính nóng nên giúp giải trừ các khí lạnh trong bụng hiệu quả. Hỗ trợ cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua hiệu quả.
Tốt cho bệnh tiểu đường
Rượu tỏi cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Bởi nguyên liệu này giúp làm sạch máu, giảm lượng đường trong máu, giải phóng các insulin tự do. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2 một cách hiệu quả.
Bài đọc thêm: Rượu Tỏi Mật Ong: Công Dụng, Cách Ngâm Và Lưu Ý Sử Dụng
Tác dụng phụ của rượu tỏi
Những công dụng của rượu tỏi là điều không cần phải bàn cãi. tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều hoặc có suy nghĩ dùng càng nhiều càng tốt thì đây là điều hoàn toàn sai lầm. Bởi rượu tỏi khi dùng quá nhiều có thể gây ra những hệ lụy không đáng có như:
- Gây hại đến gan thận, bởi bản chất của rượu tỏi vẫn là rượu, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến gan, thận.
- Đối với những người bị dị ứng với tỏi khi sử dụng có thể gây ngứa ngáy.
- Nếu dùng nhiều có thể gây rối loạn đường ruột, đau dạ dày, gây ức chế tuyến giáp.
- Uống quá nhiều rượu tỏi có thể khiến bạn bị nóng trong, gây táo bón.
- Rượu tỏi có thể chống đông máu, làm loãng máu nên những người chuẩn bị làm phẫu thuật, đang bị thương, mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc bị bệnh máu khó đông có thể gặp nguy hiểm nếu sử dụng.
Bất kể sản phẩm nào dùng cho sức khỏe cũng có 2 mặt tốt và xấu, nếu quá lạm dụng sẽ gây lợi bất cập hại. Vì thế bạn cần lưu ý về liều lượng sử dụng để tránh gặp phải những bất lợi cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: Rượu Tỏi Đen Là Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng
Cách làm rượu tỏi tại nhà chuẩn nhất
Dựa trên những công dụng tuyệt vời mà rượu tỏi mang lại, các gia đình nên có một bình rượu tỏi trong nhà để có thể sử dụng khi cần thiết. Dưới đây là hướng cách ngâm rượu tỏi tại nhà cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi (nên chọn tỏi Lý Sơn): 300g.
- Rượu trắng (nên chọn loại từ 40-45 độ): 600ml.
- Chum sành hoặc bình thủy tinh cỡ vừa, có nắp đậy.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế tỏi
Tỏi mua về, bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Sở dĩ cần cắt nhỏ hoặc đập dập là bởi dưới sự xúc tác của phân hóa anilaza, chất alliin trong tỏi sẽ chuyển thành allicin. Do đó khi ngâm rượu tỏi bạn nên thái lát hoặc dập dập để gia tăng hoạt tính của nguyên liệu này.
Bước 2: Ngâm rượu
Bạn xếp tỏi vào bình thủy tinh hoặc chum sành đã chuẩn bị. Sau đó cho thêm rượu vào theo đúng tỷ lệ 1 phần tỏi, 2 phần rượu. Tương đương với 300g tỏi ngâm cùng với 600ml rượu gạo.
Bước 3: Thành phẩm
Sau khi đã đổ rượu vào ngâm, bạn đậy kín nắp bình và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời, mức nhiệt trung bình là khoảng 25 độ C. Ngâm đủ 14 ngày là bạn có thể sử dụng được thành phẩm.
Loại rượu này có thời gian sử dụng tối đa là 1 năm. Nếu sử dụng càng lâu thì công dụng của nó sẽ dần bị mất đi.
Không nên bỏ lỡ: Rượu Tỏi Ngâm Lâu Có Uống Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng
Cách sử dụng rượu tỏi cho từng đối tượng
Rượu tỏi có công dụng hỗ trợ chữa bệnh nên cũng sẽ giống như các loại thuốc điều trị khác. Bạn cần phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, nếu không sẽ gây ra hàng loạt những tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là cách sử dụng rượu tỏi hợp lý, được các chuyên gia khuyên dùng:
- Dùng rượu đã ngâm với tỏi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 25-30ml, không uống quá 100ml/ngày.
- Nên uống cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn no. Hoặc bạn cũng có thể uống 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Nếu bạn bị đau nhức xương khớp, có thể dùng rượu tỏi để xoa bóp lên khu vực bị đau nhức.
- Kiên trì thực hiện đều đặn trong khoảng 1-2 tháng để cảm nhận được hiệu quả.
Một số câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số thắc mắc về cách dùng loại rượu này có thể bạn quan tâm:
Rượu tỏi để lâu có gây ảnh hưởng gì không?
Tùy vào liều lượng tỏi và rượu mà bạn ngâm mà thời gian sử dụng của sản phẩm này cũng sẽ có sự thay đổi. Nếu bạn chỉ ngâm với số lượng ít thì nên dùng trong vòng 1-3 tháng. Còn nếu bạn ngâm với số lượng lớn hơn thì có thể dùng trong vòng tối đa 1 năm. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn nên ngâm tỏi với số lượng vừa phải, khi dùng hết sẽ ngâm một bình mới để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.
Tỏi ngâm chuyển sang màu xanh có dùng được không?
Khi ngâm rượu tỏi một thời gian nhiều người sẽ thấy hiện tượng nhánh tỏi chuyển sang màu xanh. Khi đó nhiều người không biết liệu tỏi xanh còn ăn được không. Trên thực tế, rượu tỏi chuyển sang màu xanh có thể là do loại tỏi mà bạn chọn là tỏi còn non. Một số trường hợp khác có thể là do rượu dùng để ngâm tỏi là loại chưa đúng nồng độ.
Củ tỏi ngả màu xanh vẫn có thể dùng được. Tuy nhiên chất lượng sẽ giảm so với tỏi màu vàng trắng. Bạn vẫn có thể dùng hết bình tỏi ngâm này và không nên đổ đi để tránh lãng phí. Ở những lần ngâm tiếp theo cần chú ý lựa chọn đúng loại tỏi và loại rượu để tránh gặp phải hiện tượng trên.
Uống rượu tỏi hàng ngày có tốt hay không?
Với thắc mắc này, các chuyên gia cho biết mặc dù rượu tỏi khá an toàn và ít gây ra tác dụng phụ nhưng bạn cũng không được quá lạm dụng. Bởi nó có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe như: Nóng trong, nổi mẩn đỏ, mụn nhọt, ngứa ngáy, đau dạ dày…. Ngoài ra, nó còn có thể gây rối loạn dạ dày ruột, ức chế tuyến giáp,…. Vì vậy nếu có ý định sử dụng hàng ngày và trong thời gian dài, bạn cần điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. Không nên uống quá nhiều loại rượu này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên bỏ lỡ: Mách Bạn Cách Dùng Rượu Tỏi Chữa Hen Suyễn Hiệu Quả
Lưu ý khi dùng rượu tỏi
Dùng loại rượu này có thể điều trị được nhiều căn bệnh khác nhau, tuy nhiên để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Lưu ý về cách ngâm
Một số người ngâm rượu tỏi sẽ thấy sau một thời gian tỏi chuyển sang màu xanh. Tỏi này thực ra vẫn có thể ăn được, chỉ là tác dụng của nó không được tốt như khi có màu vàng đậm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc tỏi bị chuyển sang màu xanh có thể do các nguyên nhân như:
- Không bóc vỏ tỏi khi ngâm, việc để cả củ chính là nguyên nhân khiến tỏi có màu xanh.
- Dùng không đúng loại rượu, loại rượu tốt nhất được sử dụng để ngâm tỏi là từ 40-45 độ.
- Dùng loại tỏi chưa khô hẳn, ngâm khi vẫn còn nước nên khi tiếp xúc với rượu sẽ dễ bị ngả xanh.
- Trong củ tỏi có mầm, mùa hè tỏi sẽ không mọc mầm, nhưng đến mùa đông có thể tự động nảy mầm. Nếu bạn ngâm vào mùa đông thì tỏi sẽ chuyển xanh.
Để giúp tỏi không bị ngả xanh khi ngâm với rượu, với đây một số lưu ý bạn cần “bỏ túi”:
- Nên dùng tỏi già ngâm rượu vì tỏi già ít nước hơn.
- Một số người cho rằng nên sao tỏi qua lửa bằng cách bóc tỏi cho lên chảo, đảo đều khoảng 3 phút để hong khô và diệt mầm tỏi. Tuy nhiên bạn nên đảo đều tay nếu không tỏi sẽ dễ bị cháy. Ngoài ra, tỏi được chế biến ở nhiệt độ cao có thể bị mất đi một số hoạt chất có lợi như Allicin.
- Cắt đôi củ tỏi, loại bỏ phần mầm màu xanh bên trong rồi mới đem đi ngâm rượu. Hoặc bạn cũng có thể thái tỏi thành những lát mỏng, giã nhuyễn thì màu rượu sẽ được tự nhiên và không bị ngả xanh.
- Nếu bạn ngâm rượu bằng tỏi đen thì sẽ không bị ngả xanh vì bản thân tỏi đen đã được lên men. Rượu tỏi đen có hiệu quả tốt hơn tỏi trắng nhưng lại có giá đắt hơn.
Lưu ý về cách sử dụng
Ngoài những lưu ý trong cách ngâm tỏi, bạn cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau khi sử dụng loại rượu này để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đây chỉ là một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn không nên quá lạm dụng sản phẩm này mà bỏ qua các loại thuốc Đông y, Tây y khác.
- Sau khi dùng tỏi hoặc tỏi ngâm, bạn nên ăn thêm một ít trái cây và đánh răng thật sạch để khử được mùi tỏi.
- Để chữa được các bệnh lý về đường hô hấp một cách hiệu quả, bạn nên dùng loại rượu này kết hợp với vệ sinh vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ, kết hợp với sản phẩm này mới có thể đem lại hiệu quả cao.
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cay nóng hoặc các chất kích thích.
- Dùng rượu tỏi xoa lên vùng xương khớp bị đau nhức, day bóp nhiều lần sẽ giúp bệnh lý về xương khớp nhanh được cải thiện.
- Đối với những người bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu nên dùng một chút rượu tỏi sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên vì tỏi có tính nóng nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ.
- Trường hợp người bị cao huyết áp khi sử dụng rượu tỏi cần phải chú ý điều chỉnh liều lượng phù hợp. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 30-50ml là đủ.
- Người có thị lực suy giảm, đang bị đau mắt đỏ, sưng mắt, nóng trong người, mắc bệnh gan, thận mãn tính, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa không nên dùng tỏi.
- Trường hợp người đang uống thuốc chống đông máu trước khi sử dụng tỏi hoặc các chế phẩm khác từ tỏi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tỏi có tính nóng và có khả năng gây kích ứng. Vì thế trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai đều không nên sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Để chữa trị bệnh viêm xoang từ tỏi một cách hiệu quả, bạn cần kiên trì sử dụng rượu tỏi thường xuyên và dùng với liều lượng nhất định. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý, loại rượu này chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa viêm xoang ở mức độ nhẹ.
Trên đây là một số thông tin về công dụng cũng như cách ngâm rượu tỏi. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích về loại rượu thuốc này. Tuy nhiên, loại rượu này cũng chỉ là một sản phẩm hỗ trợ, nếu sức khỏe của bạn đang gặp bất thường, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám một cách cẩn thận và điều trị theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã kê đơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!