Đau Đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Mệt Mỏi Có Nguy Hiểm Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi không còn xa lạ với mọi người. Tình trạng này xuất hiện để “nhắc nhở” cơ thể đang kiệt sức, cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đó có thể còn là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm. Tham khảo bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để hiểu rõ về mức độ nguy hiểm và nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi là bệnh gì?
Buồn nôn chóng mặt đau đầu mệt mỏi là tình trạng người bệnh bất ngờ mờ mắt, chóng mặt dữ dội, cảm thấy mọi vật xung quanh chao đảo khi đột ngột thay đổi tư thế. Những dấu hiệu này xuất hiện khiến người bệnh cảm giác hoang mang, lo lắng.
Đa số mọi người ở các lứa tuổi đều có thể gặp bị đau đầu chóng mặt buồn nôn. Trong Y học, tình trạng này được biết đến với tên gọi “chóng mặt tư thế kịch phát lành tính”. Cơn đau đầu chóng mặt buồn nôn thường xuất hiện thành chuỗi kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Sau đó, tình trạng này mất dần đi nhưng vẫn có thể tái phát.
Trong trường hợp nhức đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi không thuyên giảm kể cả khi người bệnh đã thay đổi tư thế, cân bằng nghỉ ngơi, có thể bạn đã bị mắc bệnh lý về thần kinh như: Nhồi máu cơ tim, huyết áp tăng, xuất huyết não,… Lúc này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp.
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi có nguy hiểm không?
Thông thường tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi xuất hiện khi vừa ngủ dậy. Trong cơn chóng mặt, người bệnh thường hoảng loạn, lo lắng không biết nguyên nhân tại sao? Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên nằm yên, không xoay đầu để các triệu chứng nhức đầu chóng mặt buồn nôn khó thở sẽ dần thuyên giảm sau vài phút.
Để tránh khiến bệnh nặng hơn, bạn cần thăm khám, làm xét nghiệm, chụp não để chắc chắn bản thân không gặp vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe. Thông thường, bệnh đau đầu chóng mặt buồn nôn vốn lành tính nhưng các chuyên gia khuyến cáo người bệnh đang bị nhức đầu chóng mặt buồn nôn không nên cố gắng đứng dậy đi lại, tránh bị té ngã gây sang chấn.
Nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn
Đến nay, các nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi. Một số nguyên nhân điển hình gây đau đầu chóng mặt buồn nôn chân tay bủn rủn có thể kể đến như:
Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một trong số những nguyên nhân của bệnh đau đầu chóng mặt buồn nôn. Đây là tình trạng khu vực tai trong và não tổn thương khiến cơ thể người bệnh mất khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển, thay đổi tư thế. Từ đó làm cho người bệnh thường xuyên bị buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
Rối loạn tiền đình có thể do các yếu tố di truyền và môi trường tác động vào. Tình trạng này khá phổ biến và có thể điều trị, do đó bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thiểu năng tuần hoàn não
Lượng máu lên não không được cung cấp đủ, khiến oxy và các dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của não bị chậm trễ, từ đó dẫn đến nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau đầu chóng mặt buồn nôn. Ngoài ra, thiểu năng tuần hoàn não còn là nguyên nhân gây ra mất ngủ, giảm sút trí nhớ, cơ thể suy nhược.
Say tàu xe
Khi xe di chuyển, cơ thể người ngồi trong xe khó giữ thăng bằng, dễ dẫn đến hiện tượng say tàu xe với các biểu hiện phổ biến như chóng mặt, buồn nôn. Tình trạng này thường kéo dài khoảng vài giờ, chỉ cần nghỉ ngơi sẽ tự thuyên giảm nên không cần quá lo lắng nếu không may gặp các triệu chứng trên.
Thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn chán ăn. Với những người sức đề kháng yếu, thay đổi thời tiết là nỗi ám ảnh vì cơ thể dễ bị mệt mỏi, đau đầu chóng mặt buồn nôn sốt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh thường ưu tiên sử dụng mẹo dân gian như xông lá hoặc dùng thuốc Tây.
Mang thai
Chóng mặt buồn nôn mệt mỏi cũng là dấu hiệu nhận biết phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn ốm nghén của thai kỳ. Tình trạng mệt mỏi, buồn nôn sẽ dần được cải thiện và thường kết thúc sau 3 tháng. Giai đoạn này, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị mất sức, cơ thể suy nhược.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý, người bệnh thấy cơ thể nôn nao buồn nôn, chóng mặt thì khả năng cao là do tác dụng phụ của thuốc. Do đó, hãy cẩn thận nếu bạn gặp phải tình trạng này nếu đang vận hành xe, máy móc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi còn do một vài bệnh lý khác gồm:
- Nhức đầu Migraine: Liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng, mất ngủ, những chấn thương đầu hoặc hít phải mùi quá nồng có thể dẫn đến tình trạng nhức đầu Migraine. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng gồm hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn và nôn, nhìn đôi, nói khó,…
- Bệnh Parkinson: Triệu chứng của bệnh lý này là run tay, mất thăng bằng, đau đầu chóng mặt, khả năng chuyện động tự dộng dần mất.
- Bệnh giang mai thần kinh: Biểu hiện của bệnh lý này là sốt, nhức đầu, buồn nôn,… Giai đoạn sau, người bệnh có thể bị mất trí, đột quỵ, tâm thần,…
Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi
Sau khi có dấu hiệu đau đầu chóng mặt buồn nôn và xác định được nguyên nhân, người bệnh có thể tham khảo một vài cách điều trị sau đây:
Sử dụng thuốc Tây y
Bị nhức đầu chóng mặt buồn nôn, người bệnh có thể sử dụng một vài loại thuốc Tây giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người bệnh nên nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Một số loại thuốc hay được sử dụng:
- Acetyl – DL – leucine: Có cả dạng viên nén và ống tiêm, phù hợp với những người có triệu chứng chóng mặt. Loại thuốc này không sử dụng với người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc phụ nữ có thai.
- Metoclopramide HCL: Ở cả dạng viên nén và ống tiêm. Thuốc Metoclopramide HCL dùng cho người có triệu chứng chóng mặt buồn nôn và nôn.
- Meclozine: Được điều chế dưới dạng viên nén, giúp làm giảm triệu chứng chóng mặt. Meclozine thường sử dụng trước khi đi tàu xe.
- Flunarizine: Có tác dụng chữa nhức đầu Migraine và chóng mặt. Tuy nhiên, không sử dụng Flunarizine đối với bệnh nhân trầm cảm hoặc mắc bệnh Parkinson, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng một số loại thuốc khác như Ginkgo Biloba, Piracetam, Aspirin. Tuy nhiên, Aspirin không tốt đối với dạ dày và phụ nữ đang mang thai.
Dùng mẹo dân gian
Nhiều người cho rằng việc lạm dụng thuốc Tây sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, có hại cho sức khỏe. Chính vì thế, khi không may gặp tình trạng đau đầu buồn nôn chóng mặt sốt, họ đã tận dụng mẹo dân gian để điều trị tại nhà mà vẫn đạt hiệu quả cao. Một vài mẹo thường được sử dụng như:
- Ngậm gừng: Đây là một trong những mẹo chữa buồn nôn hiệu quả. Chỉ cần ngậm một ít gừng hoặc uống trà gừng kết hợp mật ong thì tình trạng buồn nôn sẽ thuyên giảm dần. Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai thì gừng sẽ rất tốt cho cơ thể.
- Dùng mật ong giảm buồn nôn: Pha 2 thìa cà phê cốt chanh với 2 thìa cà phê mật ong cùng 240ml nước ấm. Hỗn hợp này giúp cải thiện tình trạng buồn nôn rất hiệu quả.
- Day ấn huyệt: Dùng ngón trỏ hoặc giữa day ấn vào huyệt ấn đường hoặc thần đình hoặc nội quan hoặc túc tam lý,…. Mỗi ngày day 2 bên vài lần, mỗi huyệt chừng 5-10 phút.
- Tự tay xoa bóp: Người bệnh có thể dùng ngón tay nhẹ nhàng xoa trán, sau gáy, 2 ổ mắt và đỉnh đầu. Xoa trán giúp định thần, điều trị chứng đau đau đầu chóng mặt buồn nôn. Xoa sau gáy giúp tăng cường máu lên não, giảm thiểu tình trạng đau đầu. Xoa 2 ổ mắt mỗi lần 20-30 vòng giúp khí huyết khai thông, lưu thông máu tốt. Cuối cùng xoa đỉnh đầu giúp trị đau đầu, ù tai hiệu quả.
- Xoa kết hợp đánh trống mang tai: Sử dụng 2 ngón tay trỏ và giữa, trong đó, ngón giữa để trước tai, ngón trỏ để sau tai, xoa miết lên xuống ở các huyệt trước và sau tai 20-30 lần rồi tiếp tục xoa đều những huyệt xung quanh vành tai. Sau đó, lấy 2 lòng bàn tay úp lên hai tai ấn 5 – 10 lần nghe như đánh trống trong tai. Cuối cùng, dùng 2 ngón tay trỏ và giữa bật mạnh nghe có tiếng bùm bùm sau tai 5-10 lần. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm tình trạng chóng mặt đau đầu.
Biện pháp khác
Bên cạnh những cách điều trị phổ biến kể trên, người bệnh bị nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn:
- Áp dụng tư thế thư giãn: Người bệnh có thể tận dụng tư thế tập thở, ngồi thiền, thả lỏng toàn thân hoặc tập yoga để giải tỏa căng thẳng, làm giảm cơn đau đầu chóng mặt buồn nôn.
- Luyện tập thể dục thể thao: Tập thể dục mỗi ngày giúp tâm lý thoải mái, xoa dịu cơn đau đầu khi vận động. Với 15 phút mỗi ngày tập yoga hoặc chạy bộ giúp cải thiện sức khỏe và giảm stress.
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống khoa học vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe. Những thực phẩm hỗ trợ giảm chứng đau đầu chóng mặt được khuyên bổ sung vào thực đơn hàng ngày gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả mọng nước (dưa hấu, đu đủ,…), lá kinh giới, các loại cá béo,… Đồng thời hạn chế những chất kích thích, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, món ăn chứa thịt nội tạng,…
- Kết hợp nghỉ ngơi và chườm đá lạnh: Sử dụng miếng vải bông sạch để bọc đá, sau đó đặt lên trán để nhiệt độ tỏa ra 2 bên thái dương. Giữ yên 15 phút rồi bỏ ra, nghỉ ngơi và tiếp tục chườm thêm 15 phút nữa thì dừng lại. Không nên để đá trên đầu quá lâu, tránh dẫn đến những sự cố không đáng có. Phương pháp này giúp đầu óc thư giãn, giảm cơn đau nhức.
- Dùng túi chườm nóng: Áp dụng dùng túi chườm nóng với tình trạng đau đầu do viêm xoang sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi đặt lên cổ hoặc phía sau gáy. Trong lúc chườm có thể kết hợp sử dụng nến thơm hoặc tinh dầu, nghe nhạc nhẹ hay tập hít thở.
- Tránh những tác động trực tiếp lên đầu: Cột tóc đuôi ngựa, buộc tóc quá chặt hoặc sử dụng nhiều phụ kiện trên đầu cũng là tác nhân gây ra tình trạng đau đầu. Chính vì vậy, chị em phụ nữ nên cân nhắc, hạn chế buộc những kiểu tóc đó. Ngoài ra, không nên chọn mũ bảo hiểm quá chặt hoặc đội lên nặng đầu.
- Hạn chế làm việc ở nơi có ánh sáng yếu: Sử dụng thiết bị điện tử, ngồi làm việc, đọc sách ở nơi có ánh sáng yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nửa đầu.
- Không thức khuya, dậy đúng giờ: Việc duy trì thói quen ngủ sớm, dậy sớm giúp đầu óc thoải mái, hỗ trợ điều trị tình trạng ngủ dậy đau đầu chóng mặt buồn nôn.
- Bấm huyệt: Dùng ngón tay nhấn và day mạnh phần giữa vùng gân mềm hình chữ V ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Thao tác này giúp làm giảm cơn buồn nôn nhanh chóng và hiệu quả.
Khi nào nên đến bệnh viện khám nếu bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn?
Tình trạng chóng mặt nhức đầu buồn nôn có các mức độ từ nhẹ đến nặng. Với những người bị nhẹ hoặc vừa vừa, triệu chứng này sẽ dần tự khỏi nếu kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Trường hợp đau đầu buồn nôn mệt mỏi là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ nếu không thuyên giảm hoặc nặng hơn.
Đặc biệt, khi bị đau đầu buồn nôn kèm các triệu chứng sau phải đến bệnh viện thăm khám khẩn cấp, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm:
- Nói lắp, lú lẫn và mất ý thức.
- Chóng mặt.
- Cổ bị cứng và xuất hiện kèm sốt.
- Nôn quá 24 tiếng.
- Trong vòng 8 tiếng hoặc hơn, người bệnh không đi tiểu được.
- Xuất hiện những cơn đau đột ngột sau khi người bệnh căng thẳng, stress. Đây dễ là dấu hiệu của xuất huyết não, xuất huyết màng não.
- Những cơn đau xuất hiện lần đầu nhưng cường độ dữ dội hoặc kèm theo tê bìa nửa người.
- Cơn đau đầu kéo dài triền miên, mức độ đau gia tăng có thể là dấu hiệu của u não, tụ máu màng cứng mãn tính.
- Những cơn đau kéo dài kèm theo sốt thường là dấu hiệu của viêm não, viêm màng não.
Tóm lại, đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là bệnh lý thường gặp hàng ngày. Dù lành tình nhưng người bệnh không nên chủ quan, nếu thấy dấu hiệu bất thường đi kèm phải đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn. Hi vọng những thông tin về nguyên nhân, cách điều trị ở trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Khi không may gặp phải, người bệnh sẽ bình tĩnh, lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!