Đau Đầu Về Chiều: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau đầu về chiều là một hiện tượng phổ biến, chúng khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng vì không biết chính xác nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau đầu vào buổi chiều một cách thường xuyên là từ đâu. Thực chất, tình trạng này không mấy nghiêm trọng, nhưng đây cũng có thể là “tín hiệu” cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần lưu ý. Để biết rõ hơn về bệnh lý trên, mời bạn đón đọc bài viết dưới đây!
Kiến thức tổng quan tình trạng đau đầu về chiều
Đau đầu là tình trạng khá phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau. Tuy là triệu chứng thông thường, nhưng trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý tiềm ẩn. Người bị đau đầu thường có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và công việc hàng ngày.
Một số người chỉ bị đau nhức nhẹ ở vùng thái dương hoặc một bên đầu, nhưng cũng có người đau nhức khắp đầu và kèm theo cảm giác buồn nôn. Thông thường, các cơn đau có thể kéo dài vài ngày hoặc xuất hiện một cách đột ngột.
Nếu người bệnh chủ quan mà không sớm thăm khám và điều trị, sau một thời gian, người bệnh sẽ bị rối loạn trí nhớ, thiếu tập trung,… Một vài trường hợp nghiêm trọng hơn có thể khiến não bị đột quỵ, trí tuệ bị sụt giảm,… Do đó, bạn cần lên phương án xử lý tình trạng này càng sớm càng tốt, nhất là những đối tượng hay bị đau đầu về chiều.
Bạn biết gì về tình trạng đau đầu về chiều?
Cơ bản, đau đầu về chiều cũng tương tự như cơn đau nhức đầu thông thường, chúng có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc chỉ xuất hiện đột ngột, và thường xảy ra toàn bộ hoặc một phần vùng đầu. Đa phần, thời điểm chính xuất hiện tình trạng này là vào buổi chiều.
Hiện tượng đau đầu thường giảm dần vào buổi tối. Mặc dù chúng không quá nghiêm trọng, nhưng người bệnh không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hại khác.
Nhận biết tình trạng thông qua triệu chứng nào?
Khi mắc phải tình trạng này, nếu người bệnh chủ quan mà xem nhẹ việc thăm khám, chúng sẽ chuyển biến nặng và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ chung. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây, người bệnh cần lập tức thăm khám để có hướng xử lý kịp thời:
- Cơn đau nhức tăng nặng và ập đến một cách đột ngột, cơn đau nhức khác với đau đầu thông thường.
- Tần suất xuất hiện của cơn đau nhức đầu nhiều hơn.
- Cứng cổ.
- Xuất hiện tình trạng chóng mặt dẫn đến té ngã, cảm giác bị mất thăng bằng.
- Lơ mơ.
- Thị lực yếu dần, thường bị song thị hoặc nhìn mờ.
- Co giật.
- Giọng nói thay đổi, bị khàn và khó nói hơn.
- Ở chân hoặc cánh tay bị tê và yếu đi.
- Bị mất ý thức.
- Một vài trường hợp bị té ngã hoặc chấn thương, cơn đau đầu sẽ tăng nặng.
Với những triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, bạn nên thăm khám và lắng nghe ý kiến bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời:
- Các triệu chứng sốt, co giật, khó nói cứng cổ xuất hiện song song với đau đầu.
- Sử dụng thuốc Tây nhưng vô tác dụng.
- Theo thời gian, cơn đau nhức tăng nặng và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đau đầu về chiều xảy ra bởi những tác nhân chính nào?
Việc nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu về chiều là yếu tố quan trọng để xác lập phương pháp điều trị hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến tình trạng này xuất hiện:
- Do mất nước: Mất nước là nguyên nhân đầu tiên khiến đau đầu xuất hiện vào buổi chiều. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: Khô miệng, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt, cáu gắt, hay mệt mỏi,…
- Tâm trạng bị căng thẳng và lo âu: Khi bị căng thẳng và stress, người bệnh có cảm giác căng ở vùng đầu và đau nhức 2 bên. Tình trạng này xảy ra ở nữ giới là phần nhiều.
- Đau đầu chùm: Khi bị đau đầu chùm, ở vùng mắt và một bên đầu của người bệnh trở nên đau nhức. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài trong khoảng vài tuần rồi giảm dần.
- Hạ áp lực nội sọ tự phát: Do áp suất thấp, nhiều người cảm thấy đau một bên đầu hoặc toàn bộ vùng đầu. Tuy nhiên, tình trạng hạ áp lực nội sọ tự phát chỉ xảy ra ở những người từ 40 tuổi trở lên. Khi bị đau đầu do áp suất thấp, cơ thể người bệnh còn mắc phải một số triệu chứng như ù tai, nôn mửa, thính giác có sự thay đổi, cánh tay bị ngứa và tê,…
- Tuần hoàn máu não bị suy giảm: Suy giảm tuần hoàn máu sẽ khiến người bệnh bị đau đầu về chiều. Lượng máu đến não bị sụt giảm khiến người bệnh bị tê ở tay hoặc chân, đau nhức đầu dữ dội.
- Dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý: Đau đầu xuất hiện vào buổi chiều xảy ra do cơ thể mắc một số bệnh lý như tụ máu trong sọ, đột quỵ, u não,…
Chẩn đoán và điều trị tình trạng đau đầu về chiều
Để tránh tình trạng chuyển biến nặng, bạn cần nắm rõ các phương pháp chẩn đoán và điều trị từ sớm. Những phương pháp chẩn đoán và điều trị dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia y tế. Chính vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có được lời khuyên chuẩn xác nhất.
Chẩn đoán tình trạng bằng các kỹ thuật y tế
Trong quá trình khám, các bác sĩ có thể kiểm tra kỹ cường độ và mức độ của cơn đau đầu, cũng như tìm ra được nguyên nhân và dấu hiệu bệnh lý.
Trong một số trường hợp chưa thể tìm ra nguyên nhân, đội ngũ bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra. Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường dùng là MRI hoặc CT.
Để điều trị hiệu quả tình trạng trên, cần làm những gì?
Dưới đây là một số cách làm giảm cơn đau nhức đầu về chiều mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:
- Uống thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn dùng để trị hiện tượng đau đầu về chiều như ibuprofen, naproxen, aspirin, thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh, thuốc huyết áp,… Với những loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ sử dụng theo lời dặn của bác sĩ, không nên sử dụng tuỳ ý để tránh xảy ra tình trạng “rước hoạ vào thân”.
- Chườm lạnh: Bạn cần chuẩn bị 1 túi đá vừa phải, sau đó chườm lên vùng đầu hoặc cổ bị đau nhức, thời gian chườm đá trong khoảng 15 phút. Biện pháp này phát huy hiệu quả tối đa với những trường hợp bị đau đầu do stress, căng thẳng. Để giảm độ lạnh, bạn có thể lót thêm một tấm khăn mỏng khi chườm đá.
- Chườm nóng: Nếu đau đầu xuất phát từ nguyên nhân do căng cứng cơ, bạn có thể chườm nóng để giảm tình trạng đau nhức. Khi chườm, bạn cần chú ý đến nhiệt độ nước trong túi chườm để tránh tình trạng bỏng da.
- Massage nhẹ: Đây là biện pháp đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo và thực hiện. Massage đều đặn trong một thời gian dài giúp người bệnh cảm thấy thư thái đầu óc, giảm hẳn tình trạng đau nhức, khó chịu.
- Tiến hành châm cứu: Có thể cân nhắc và áp dụng phương pháp châm cứu đối với những trường hợp đau nhức đầu về chiều do căng thẳng. Tuy nhiên, thời gian phát tác dụng của nó khá lâu, có thể kéo dài đến 6 tháng.
Cần làm gì để phòng ngừa tình trạng đau đầu về chiều?
Để phòng ngừa xảy ra tình trạng đau đầu về chiều, người bệnh cần nắm rõ tác nhân gây đau để kiếm soát và hạn chế một cách tối đa. Theo đó, những gì mà người bệnh cần làm là:
- Thiếu nước, căng thẳng và lo âu,… có thể là những nhân khiến tình trạng đau đầu về chiều khởi phát.
- Để tránh tình trạng cơ bắp, cổ, lưng bị mỏi dẫn đến đau đầu, bạn nên đi lại và vận động thường xuyên. Đặc biệt, đối với dân văn phòng, cần thay đổi tư thế liên tục và không được ngồi lưng khòm.
- Giữa giờ làm việc hoặc giờ học, cần nghỉ ngơi và đi lại. Thình thoảng, thực hiện một vài động tác để kéo dãn cơ bắp.
- Không nên sử dụng rượu, bia quá đà.
- Phải ngủ đủ giấc, không nên tạo áp lực và căng thẳng cho bản thân.
- Nếu phát hiện có vấn đề về mắt, cần tìm gặp bác sĩ để thăm khám và lên phương án điều trị kịp thời.
Tình trạng đau đầu về chiều và một số kiến thức liên quan đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ trong bài viết trên. Hy vọng, người đọc sẽ nhận thức được sự nguy hiểm của tình trạng và có phương pháp điều trị kịp thời và hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!