Bài dưỡng sinh chữa hoa mắt chóng mặt
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBị hoa mắt, chóng mặt là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang bị suy giảm, hay còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Khi gặp phải tình trạng này bạn không nên chủ quan, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Tham khảo ngay bài tập dưỡng sinh chữa hoa mắt chóng mặt của Nhất Nam Y Viện để giúp cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe hằng ngày.
Hoa mắt chóng mặt có biểu hiện gì?
Về phương diện y học, hoa mắt và chóng mặt là hai triệu chứng hoàn toàn riêng biệt.
Hoa mắt là cảm giác xây xẩm, tối sầm mặt, xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế, như khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi, hoặc từ ngồi chuyển sang đứng dậy. Triệu chứng này có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Triệu chứng hoa mắt xuất hiện do có sự suy giảm lưu lượng máu lên não bộ một cách đột ngột tạm thời hoặc kéo dài.
Chóng mặt được mô tả là khi bạn cảm thấy đồ vật xoay tròn xung quanh mình theo nhiều hướng hoặc ngược lại. Triệu chứng này có thể xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế hoặc xoay đầu. Nó kéo dài trong khoảng vài giây hoặc có thể kéo dài trong nhiều giờ liên tục làm cho bạn phải nằm yên một chỗ. Trong những trường hợp nặng, bạn sẽ có thêm biểu hiện buồn nôn và ói mửa.
Ngoài ra, tình trạng hoa mắt chóng mặt thường đi kèm với các biểu hiện sau:
- Đầu óc quay cuồng hoặc cảm thấy mệt mỏi
- Đứng không vững hay cảm giác mất thăng bằng
- Cảm giác bồng bềnh
- Đau đầu chóng mặt
- Chóng mặt buồn nôn
- Đổ mồ hôi nhiều
- Ù tai
Hoa mắt chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu các triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết, thỉnh thoảng có xuất hiện lại nhưng ngắn thì thường là lành tính. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên khi các triệu chứng hoa mắt chóng mặt xuất hiện kéo dài, từ 30 phút trở lên sẽ thường liên quan tới các bệnh lý như thiếu máu mạn, tình trạng xơ vữa nặng của mạch máu…
Tình trạng chóng mặt thường không kéo dài lâu mà sẽ biến mất trong vài phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện bất thường khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các bài tập dưỡng sinh cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt
Tham khảo ngay 1 số bài tập dưỡng sinh cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống.
Bài tập Romberg
- Đầu tiên đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng
- Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.
- Lập lại mỗi lần 20 nhịp. Lúc đầu nên cố gắng thực hiện một cách chầm chậm, rồi sau đó mới nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
Bài tập đứng dựa tường
- Đầu tiên đứng vào gần vách tường. Đứng thẳng người, hai chân chụm sát vào nhau, tay buông thẳng sát về phía người. Hai mắt nhắm chặt. Thực hiện động tác này trong 30 giây.
- Bạn cũng có thể nâng mức độ cho bài tập này bằng cách đưa hai tay thẳng về phía trước song song với mặt đất.
Bài tập lắc lư trước sau
- Đầu tiên đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng
- Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.
- Lập lại mỗi lần 20 nhịp. Lúc đầu nên cố gắng thực hiện một cách chầm chậm, rồi sau đó mới nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
Bài tập lắc lư hai bên
- Đứng thẳng người, hai chân giang chân rộng bằng vai, tay buông thẳng.
- Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải. Không được nhấc gót và ngón chân lên.
- Lập lại như vậy 20 nhịp. Thực hiện động tác thật chậm rãi, một khi đã quen với tốc độ bạn có thể nâng dần lên theo biên độ cũng như là tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
Lưu ý khi thực hiện các bài tập
- Để đạt được những hiệu quả tích cực, bạn phải kiên trì luyện tập thường xuyên. Việc tập luyện cũng đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác.
- Không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ.
- Người bị mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập yoga nhưng cần có sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.
- Trước khi bước vào bài tập, cần khởi động kỹ và đúng cách nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương gặp phải khi tập.
- Khi luyện tập các bài tập yoga nên tập trên một tấm thảm hoặc chiếu, không nên tập trên nền đất hay sàn gạch vì có thể cảm lạnh, mất vệ sinh.
Các biện pháp tự chăm sóc cho người thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt
Chóng mặt thường tự khỏi sau 1 thời gian. Tuy nhiên, đối với những người thường xuyên bị chóng mặt, bác sĩ Lê Phương (Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông) đưa ra một số phương pháp để đối phó với chúng:
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, hãy đứng lên hoặc ngồi xuống từ từ.
- Tránh di chuyển đột ngột và hãy dùng gậy chống khi đi lại
- Loại bỏ các vật có thể làm bạn trượt té như thảm lót sàn và các dây điện trên sàn, sử dụng thảm chống trượt ở nhà tắm và cung cấp đủ ánh sáng cho cả căn nhà.
- Ngồi hoặc nằm xuống ngay khi bạn cảm thấy chóng mặt. Nằm nghỉ và nhắm mắt trong phòng tối không bật đèn nếu bác đang cảm thấy cực kì chóng mặt.
- Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc lớn nếu bạn cảm thấy chóng mặt kéo dài.
- Tránh sử dụng cà phê, rượu bia, muối và thuốc lá vì chúng có thể làm các triệu chứng nặng thêm
- Nếu cơn chóng mặt là do dùng thuốc, hãy nói bác sĩ đổi loại thuốc khác hoặc giảm liều.
- Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng
- Nếu bị chóng mặt do tăng thân nhiệt hoặc mất nước, bác hãy ngồi nghỉ ở nơi mát và uống nhiều nước.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!