Rượu tỏi hỗ trợ điều trị và dự phòng các bệnh cảm mạo

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tỏi không đơn thuần là một loại thực phẩm, gia vị trong nhiều món ăn mà nó còn là một vị thuốc có tính kháng sinh tự nhiên rất phổ biến trong các phương pháp chữa bệnh của dân gian. Đặc biệt, sự kết hợp của tỏi và rượu được người xưa đưa vào sử dụng rất nhiều trong việc điều trị cảm cúm, viêm xoang và nhiều bệnh khác.

Công dụng của tỏi trong điều trị bệnh

Nói sâu hơn về công dụng của tỏi, thầy thuốc ưu tú – bác sĩ CKII Lê Phương (Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện) chia sẻ: “Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng, Trong tỏi có 1 hợp chất rất quan trọng, mang lại tác dụng chủ yếu, đó là Allicin. và Allicin chỉ hình thành khi ta băm nhuyễn tỏi, đây là chất chống viêm, kháng khuẩn và chống lão hóa cực tốt!”

Thật vậy, theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa tới khoảng 6,5g protein, 30g carbohydrates và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, magie, phospho,… ngoài ra còn có các hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Thêm nữa, trong tỏi còn có hàm lượng rất cao germanium và selen. 

Tác dụng quan trọng nhất của tỏi chủ yếu đến từ Allicin. Tuy nhiên, tỏi tươi không có Allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là Alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn hoặc đập dập, các enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích chuyển hóa Alliin hình thành Allicin. Allicin giúp giảm viêm và có lợi trong việc chống oxy hóa. Ngoài ra, Tỏi còn có nhiều vitamin, enzyme và chất khoáng.

Thực tế, Tỏi được các thầy thuốc khuyên bệnh nhân dùng như các phương pháp dân gian kết hợp cùng trong quá trình phòng và điều trị bệnh bởi Tỏi có những tác dụng rất tốt trong điều trị như: Chống đông máu, tiêu viêm, diệt ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus, giảm mỡ máu, giải độc kim loại nặng như chì, thủy ngân,… chống oxy hóa, chống lão hóa: loại bỏ và giảm thiểu gốc tự do gây hại cho cơ thể, Tăng cường sức đề kháng,…

Tác dụng của rượu tỏi

Rượu tỏi là sự kết hợp hoàn hảo tạo ra một phương thuốc điều trị nhiều bệnh khác nhau. Ở Ai Cập, trong mỗi gia đình hầu như đều có ít nhất một chai “rượu tỏi”. Người dân nơi đây coi rượu tỏi như một vị thuốc chữa bách bệnh.

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. 

 

Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ nhận ra điểm chung của các gia đình ở Ai Cập là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống. Từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. 

Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:

  • Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp…).
  • Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…).
  • Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).

Bên cạnh đó, nếu bạn thực hiện đúng cách ngâm rượu tỏi và sử dụng rượu tỏi đều đặn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như: hỗ trợ ổn định huyết áp, giảm cholesterol xấu và triglycerid, tăng cholesterol tốt, từ đó giảm các rối loạn trong chuyển hóa lipid và phòng chống xơ vữa động mạch, giúp giảm cân hiệu quả, chữa đầy bụng khó tiêu (tuy nhiên không được dùng cho các vấn đề về viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa).

Cách ngâm rượu tỏi hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh cảm mạo

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương cho biết: “Cảm mạo là bệnh do virus gây ra và lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Bệnh cảm mạo gây ra một số triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa họng, đau họng, ho, nghẹt mũi, sốt nhẹ, đau mỏi cơ thể hoặc hơi nhức đầu.

Sự kết hợp của tỏi và rượu sẽ đem đến một bài thuốc giúp tiêu diệt virus, ngăn ngừa viêm nhiễm. Từ đó là thuyên giảm các triệu chứng của bệnh cảm mạo.”

Cách ngâm rượu tỏi đúng cách giúp chữa bệnh hiệu quả

Chuẩn bị:

  • 200g tỏi trắng khô đã bóc vỏ
  • 500ml rượu trắng khoảng 30- 40 độ
  • Bình thủy tinh sạch

Cách ngâm rượu tỏi:

  • Bước 1: Cắt tỏi thành lát mỏng hoặc giã nhỏ, để tỏi ngoài không khí nơi khô ráo thoáng mát khoảng 20-30 phút.
  • Bước 2: Cho tỏi vào bình rồi đổ rượu nếp 30-40 độ vào vừa ngập tỏi
  • Bước 3: Đậy nắp bình lại và ngâm trong khoảng 2 tuần là dùng được.

Cách uống rượu tỏi

Để rượu tỏi phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên dùng 10-15ml cho một lần uống. Mỗi ngày uống rượu tỏi 2 lần, tốt nhất vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Người dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng rượu tỏi để theo dõi sự thay đổi sau khi uống rượu.

Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi

Rượu tỏi là bài thuốc quý có thể phòng và chữa nhiều bệnh lý, dễ tìm kiếm nguyên liệu, dễ thực hiện và không gây tốn kém. Tuy nhiên, bác sĩ Lê Phương cũng có những lưu ý cho người bệnh khi sử dụng rượu tỏi:

Không phải ai cũng có thể sử dụng rượu tỏi, cũng như không phải ai cũng biết uống rượu tỏi đúng cách, đúng liều lượng ra sao. Dù rượu tỏi không gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến người bệnh bị nóng trong người do gan không đào thải chất rượu ra khỏi cơ thể kịp thời. Nếu người bệnh lạm dụng rượu tỏi có thể dẫn tới một số tình trạng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…

Để rượu tỏi đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe, người bệnh cần phải phải lưu ý những điều sau:

  • Uống rượu tỏi 2 lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống chỉ khoảng 1 chén nhỏ.
  • Những người đang bị sốt, mụn nhọt, đau mắt đỏ, trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ đang mang thai không thể uống rượu tỏi.
  • Rượu tỏi không nên được sử dụng cho những người có vấn đề về gan, thận, người cao tuổi.
  • Những người đang điều trị bằng thuốc, chuẩn bị tiến hành phẫu thuật cũng không được dùng rượu tỏi bởi các thành phần trong tỏi có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *