Bài dưỡng sinh chữa tay chân lạnh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Chân tay lạnh là tình trạng người bệnh luôn cảm thấy bàn chân, bàn tay lạnh buốt, đặc biệt là vào mùa đông hoặc trong phòng điều hòa lạnh, nhất là buổi tối khi đi ngủ. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người già, phụ nữ và người mới ốm dậy.

Chân tay lạnh tuy không nguy hiểm nhưng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy nhược cơ thể, thận bị nhiễm lạnh, khí huyết kém lưu thông. Nếu không chủ động bồi bổ cơ thể, về lâu dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chân tay lạnh

  • Da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng.
  • Bàn chân hoặc bàn tay bị lạnh.
  • Tay chân bị tê hoặc ngứa ran, thô ráp, đen và dày hơn.
  • Da chân tay xuất hiện vết loét và mụn rộp hoặc bị phù.
  • Da tay và chân bị kéo căng hoặc cứng lên.

Nguyên nhân dẫn đến chân tay lạnh

Thiếu máu thiếu sắt: Khi bạn bị thiếu máu thiếu sắt, các tế bào hồng cầu của bạn có thể không có đủ hemoglobin (protein giàu chất sắt) để vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Kết quả có thể là ngón tay và ngón chân lạnh.

Bệnh động mạch: Khi động mạch của bạn bị thu hẹp hoặc rối loạn chức năng, nó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân của bạn. 

Bệnh đái tháo đường: Khi mức đường trong máu tăng lên sẽ làm hẹp các động mạch, giảm lượng máu được truyền đến các mô, các chi; về lâu dài gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên và khiến chúng bị nóng, lạnh thất thường.

Suy giáp: Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn hoạt động kém và không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để giữ cho các chức năng trao đổi chất của cơ thể hoạt động bình thường. Cảm thấy lạnh là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp.

Hội chứng Raynaud: Là tình trạng khiến ngón tay hoặc đôi khi các bộ phận khác của cơ thể bạn cảm thấy lạnh hoặc tê. Nó là kết quả của việc thu hẹp các động mạch ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn, khiến máu không thể lưu thông bình thường.

Thiếu vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng thần kinh bao gồm cảm giác tay và chân lạnh, tê hoặc ngứa ran.

Rối loạn giấc ngủ: Thalamus là vùng điều chỉnh tình trạng thư giãn, tỉnh táo của con người nằm trong não bộ. Thalamus quyết định khả năng thức – ngủ và điều hòa thân nhiệt của chúng ta. Khi vùng này gặp rối loạn, cơ thể sẽ bị chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cũng có thể khiến chân tay bị lạnh.

Chu kỳ kinh nguyệt: Ở phụ nữ, một số vấn đề về sinh lý như kinh nguyệt và hormone trong cơ thể bị thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ. Sự nhạy cảm của hệ hệ thần kinh này có thể làm mạch máu dưới da co lại, lượng tuần hoàn máu kém đi và sinh ra chân tay lạnh.

Lý giải về tình trạng chân tay lạnh theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, chứng trạng tay chân lạnh thuộc phạm vi chứng Bế

Biểu hiện lâm sàng

Tay, chân lạnh là tình trạng bàn tay, bàn chân luôn cảm giác lạnh cóng, buốt giá đôi khi có kèm theo triệu chứng tê bì, giảm cảm giác, hay cảm thấy ê nhức như kiến bò

Nguyên nhân

Theo đông y, nguyên nhân của chứng lạnh tay, chân là do khí huyết không lưu thông dẫn đến tắc nghẽn mạch, là một dạng “bế chứng”. Bế tức là không thông, khi trời chuyển lạnh hoặc cơ thể bị lạnh, các can mạch cũng bị lạnh làm cho chức năng tái tạo máu của tạng can bị ảnh hưởng, dẫn đến thận không đủ dưỡng khí, khí thiếu  nên không đủ khả năng dẫn huyết đến các chi nhỏ xa như tay, chân

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh tay chân lạnh theo Y học cổ truyền, có thể chia thành các thể bệnh sau:

  • Tỳ vị khí hư: Thường xuyên lạnh tay, da xanh mét hoặc vàng úa, ăn kém đại tiện lỏng lâu ngày là do tỳ vị khí hư, chất lưỡi nhợt, bệu, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch trầm tế
  • Thận dương hư: Nếu chỉ lạnh chân kèm tiểu tiện không tự chủ, tiểu nhiều,  thủy thũng, đại tiện lỏng buổi sang, mạch trầm

Bài tập dưỡng sinh chữa tay chân lạnh hoặc làm ấm tay chân

Bước 1: Chuẩn bị tư thế đứng thẳng, 2 chân chụm chữ V, 2 gót chân sát nhau
Bước 2: Đan 10 đầu ngón tay vào nhau, xoay ngửa lòng bàn tay lên phía trên, giơ 2 tay đã đan vào nhau lên, thẳng tay, đầu ngửa, mắt nhìn theo tay.
Bước 3: Kiễng chân, căng tay, vươn mình, giữ nguyên từ thế này khoảng 30-40 giây. Hít sâu thở đều.
Bước 5: Thả lỏng người, dừng kiễng chân, tách 2 lòng bàn tay đưa 2 tay ra ngang về vị trí cũ, thở đều 20-30 giây.
Bước 6: Lặp lại động tác như trên 4-5 lần.

Người tay chân lạnh cần điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Phòng ngừa chứng chân tay lạnh

  • Ngâm chân tay cho đến khi thật ấm: Thêm vào chậu nước nóng một ít gừng tươi giã nát, kinh giới hay lá hương thảo, sau đó ngâm chân tay cho đến khi thật ấm. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm chân tay trong nước ấm pha muối là được.
  • Tắm giữ nhiệt: Cho gừng hoặc hoa cúc, quế, dầu hương thảo vào nước ấm khi tắm có thể thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể.
  • Giữ kín xung quanh cổ tay, cổ và mắt cá chân: Đây là những khoảng trống mà không khí lạnh và gió có thể thâm nhập. Mang giày có đế lót dày để bảo vệ chân.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục buổi sáng sẽ đẩy mạnh tuần hoàn máu và sự trao đổi chất, giúp cho cơ thể khỏe khoắn và tinh thần thoải mái cho một ngày làm việc. 
  • Chế độ ăn: Hạn chế ăn các đồ ăn gây lạnh tỳ vị như dưa hấu, hải sản…

Điều trị chứng chân tay lạnh

Như phần trên đã giải thích, chứng chân tay lạnh chủ yếu là tình trạng khí huyết suy kém. Khí huyết suy kém nguyên nhân gốc rễ là do tạng thận. Thận kém, thận suy thì thận rất dễ bị lạnh mà thận bị lạnh thì thận sẽ suy. Như vậy, muốn điều trị được gốc rễ của chứng chân tay lạnh thì phải bồi bổ khí huyết, làm ấm thận, khỏe thận. 

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *