TỔ ĐỈA
Bệnh tổ đỉa là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, chúng gây ra vô số triệu chứng khó chịu và khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin. Để biết chính xác bệnh tổ đỉa là gì, có lây lan không và cách điều trị dứt điểm thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để có lời giải đáp thỏa đáng cho các vấn đề trên.
Định nghĩa
Bệnh tổ đỉa hay còn được gọi với tên khoa học là Dyshidrosis - dạng bệnh viêm da có chứa các mụn nước nhỏ, cực kỳ ngứa. Bệnh thường khởi phát ở kẽ tay, chân hoặc ở lòng bàn tay/chân. Trong thời gian mắc bệnh, bạn sẽ gây nên cảm giác bứt rứt, khó chịu, thậm chí là mất ngủ do ngứa ngáy quá mức.
Được biết, tổ đỉa không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng, bệnh da liễu này có khả năng lây lan rộng nhưng không lây từ người này qua người khác. Vậy nên, các bạn vẫn có thể sinh hoạt, giao tiếp và sống chung không gian với người bị bệnh.
Nguyên nhân
Mặc dù là bệnh da liễu phổ biến, tuy nhiên lý do nào hình thành nên bệnh tổ đỉa thì không phải ai cũng nắm được. Theo Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương (Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện), bệnh lý này xuất hiện có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Do cơ địa: Với những bạn có cơ địa yếu, có bệnh về gan, thận hoặc bị hen suyễn thường có sức đề kháng kém. Ở những đối tượng này, nếu ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Do bị nhiễm khuẩn: Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn, sinh sống trong môi trường ô nhiễm đều có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh da liễu.
- Do di truyền: Có tới hơn nửa số ca bệnh tổ đỉa được ghi nhận là do yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu cha mẹ bạn bị bệnh, thì có nguy cơ cao bạn cũng bị mắc.
- Tiếp xúc với hóa chất: Việc tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa sẽ khiến da dễ bị ăn mòn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và hình thành bệnh da liễu.
- Tác dụng của thuốc: Bệnh lý này còn có thể hình thành nếu bạn sử dụng một số loại thuốc quá mức hoặc dùng sai cách gây tổn thương hàng rào bảo vệ da. Lúc này, di nguyên sẽ có cơ hội xâm nhập, phát triển và hình thành các bệnh lý về da, trong đó có bệnh tổ đỉa.
- Thần kinh giao cảm bị rối loạn: Khí chân tay tiết mồ hôi quá mức, da luôn trong trạng thái ẩm ướt cũng chính là một trong những nguyên nhân dễ hình thành nên bệnh tổ đỉa.
Triệu chứng và biến chứng
Bệnh tổ đỉa thường hình thành theo đợt, thời gian diễn biến kéo dài vài tuần nên rất dễ nhận biết. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh tổ đỉa mà bạn không nên bỏ qua:
- Da xuất hiện mụn nước: Là biểu hiện điển hình nhất của bệnh tổ đỉa, da có những nốt mụn nước với kích thước nhỏ li ti. Tuy nhiên, khi chạm vào sẽ có cảm giác cứng. Khi những nốt mụn ăn sâu vào da, chúng sẽ dễ lây lan và tạo thành từng đám, khi sờ có cảm giác gai gai.
- Có cảm giác bỏng rát và ngứa: Cũng tương tự như những bệnh da liễu khác, tổ đỉa sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy. Nếu người bệnh gãi sẽ khiến nốt mụn bị vỡ, sưng tấy, nóng rát vô cùng khó chịu.
- Mụn nước nhiễm khuẩn: Các nốt mụn có khả năng chuyển qua màu đục hoặc bị sưng đỏ. Đây là tình trạng mụn bị nhiễm khuẩn, rất dễ gây nên các cơ sốt cao và làm hạch bạch huyết sưng phồng.
- Móng bị thay đổi: Ngoài làm khô da, khiến da trở nên sần sùi, tổ đỉa còn có khả năng làm thay đổi hình dạng của móng tay và chân. Theo thời gian, hạch bạch huyết sưng sẽ khiến móng bị tác động và dần biến dạng một cách rõ rệt.
- Da hình thành vảy khô: Mụn sẽ xẹp dần và khô lại, kèm theo đó là hiện tượng các lớp da bị sừng hóa và tạo thành lớp vảy dễ bong tróc.
Ngay khi thấy da xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên tới ngay bệnh viện để được thăm khám và tiến hành điều trị. Việc chủ quan, tự điều trị tại nhà có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới khả năng chữa trị dứt điểm về sau.
Tổ đỉa không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại dễ tái phát, kèm theo đó là các triệu chứng vô cùng khó chịu. Đặc biệt, bệnh còn gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc do ngứa ngáy. Theo đó, nếu không được điều trị sớm, bệnh lý này có nguy cơ hình thành những biến chứng sau:
- Bị nhiễm trùng: Những nốt tổ đỉa sẽ ăn sâu vào da, khi cào gãi quá mạnh, khả năng các nốt mụn nước sẽ bị vỡ, dịch sẽ lây lan qua vùng da khỏe mạnh. Lúc này, các vết thương kia rất dễ bị nhiễm trùng và nếu không được xử lý ổn thỏa, chúng có nguy cơ hình thành các bệnh nguy hiểm khác.
- Làm móng biến dạng: Không chỉ làm ảnh hưởng tới da và khiến lớp da trở nên sừng hóa. Bệnh lý da liễu này còn có khả năng làm biến dạng móng tay, móng chân.
Giải pháp điều trị
Tổ đỉa là bệnh lý cần được điều trị sớm để tránh hiện tượng lây lan và các biến chứng nghiêm trọng khác. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ được cải thiện rõ ràng sau 1 tháng. Sau khi thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ có thể kê toa thuốc phù hợp. Dưới đây là những cách điều trị tổ đỉa thường được sử dụng nhiều nhất, các bạn có thể tham khảo và áp dụng chữa trị sao cho phù hợp.
Tây y
Thông thường, với tình trạng bệnh tổ đỉa nặng, các bạn sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc uống hoặc tiêm. Dựa theo từng thể trạng và kết quả thăm khám cụ thể của mỗi người, bạn có thể được kê những loại thuốc sau:
- Thuốc chống dị ứng: Được sử dụng để giải quyết tình trạng tổ đỉa do dị ứng. Các loại thuốc chống dị ứng thường dùng trong trường hợp này là Loratadin, Chlorpheniramine,...
- Thuốc corticosteroid: Là loại thuốc bôi chữa tổ đỉa được sản xuất dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc corticosteroid để làm dịu và làm xẹp, khô miệng các nốt mụn nước.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn: Trong trường hợp các nốt mụn nước bị gỡ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn, các bạn có thể được bác sĩ kê thêm loại thuốc này.
- Thuốc tiêm triamcinolone: Được dùng để tiêm trực tiếp vào vùng da đang bị bệnh. Các hoạt chất có trong thuốc sẽ nhanh chóng đi vào cơ thể và phục hồi các tổn thương tế bào từ sâu bên trong.
- Nước muối sinh lý: Có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch vùng da bị tổn thương, ngăn chặn mụn nước lây lan trên diện rộng.
Mẹo dân gian chữa tổ đỉa tại nhà
Khi Tây y chưa phát triển, để điều trị các vấn đề da liễu, dân gian thường tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để cải thiện bệnh lý. Theo đó, người bị tổ đỉa thể nhẹ có thể tham khảo các mẹo chữa bệnh tại nhà như sau:
- Sử dụng rau răm: Chuẩn bị 1 nắm lá rau răm đã được rửa sạch, thêm một chút muối trắng. Mang hỗn hợp xay nhuyễn để chà xát nhẹ nhàng lên da 2 lần/ngày.
- Dùng tỏi tươi: Dùng 1 - 2 củ tỏi, bóc bỏ vỏ, rửa sạch tép tỏi rồi để ráo, cho ngâm chung với 300ml rượu trắng trong 1 tuần. Sau 7 ngày, bạn dùng rượu tỏi để thoa trực tiếp lên da (tránh vết thương hở), sau 10 phút thì dùng nước sạch để rửa lại.
- Mẹo dùng lá lốt: Sử dụng 2 - 3 nắm lá lốt, rửa sạch, có thể xay nhuyễn hoặc giã nát. Dùng hỗn hợp thu được chắt lấy nước cốt và uống trực tiếp trong ngày, chia thành 3 lần để dùng, phần bã có thể dùng để nấu nước hoặc xoa lên vùng da bị tổ đỉa.
Mặc dù các biện pháp chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian đảm bảo an toàn nhưng vẫn không thể giúp điều trị dứt điểm bệnh, đặc biệt là khi bệnh đã trở nặng. Vậy nên, để có được kết quả tốt, bệnh nhân vẫn cần áp dụng các phương pháp điều trị khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đông y chữa tổ đỉa
Dùng thuốc Đông y trị tổ đỉa là biện pháp đơn giản, an toàn được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc sẽ nhanh chóng loại bỏ căn nguyên, triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Các bài thuốc thường dùng gồm có:
- Bài thuốc 1: Kinh giới, sinh địa mỗi vị 16gr; xuyên khung, thương truật, đương quy, bạch thược, hoàng bá mỗi vị 12gr. Đem bài thuốc sắc cùng 500ml nước, mỗi ngày bạn sắc 1 thang như vậy rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Ích mẫu, kinh giới, cọ nhọ nồi, sinh địa, ké đầu ngựa, ý dĩ mỗi vị 16gr; tỳ giải, hoàn bá mỗi vị 12gr. Mang tất cả sắc thành thuốc, chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.
Lưu ý điều trị
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc ăn gì, ăn như thế nào có ảnh hưởng trực tiếp tới các bệnh lý và bệnh tổ tỉa cũng không ngoại lệ. Vậy để làm giảm triệu chứng của bệnh, chúng ta nên ăn gì, kiêng gì khi gặp tình trạng này?
Thực phẩm nên ăn
Để hỗ trợ loại bỏ triệu chứng, hạn chế tổn thương và phòng tránh lây lan bệnh, bạn có thể bổ sung các thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu kẽm: Có công dụng trong việc nâng cao hệ miễn dịch, tái tạo mô và hàn gắn các tổn thương trên da. Thực phẩm giàu kẽm gồm có các loại đậu, súp lơ và ngũ cốc nguyên hạt,...
- Trái cây tươi, rau xanh: Trái cây tươi và rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp lượng lớn khoáng chất và vitamin dồi dào cho cơ thể. Thêm vào đó, chúng còn rất tốt cho da, bạn có thể bổ sung những dưỡng chất này thông qua việc ăn khoai lang, đu đủ, bơ, bí, chuối,... Không chỉ giúp da nhanh chóng phục hồi, các thực phẩm còn làm giảm ngứa và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Các loại thức ăn có chứa men vi sinh: Những thực phẩm này sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động đào thải histamin có trong thức ăn. Nhờ thế mà có thể ngăn chặn hiệu quả nhiều vấn đề liên quan tới da liễu, đặc biệt là bệnh tổ đỉa hay vảy nến, á sừng.
Thực phẩm cần kiêng
Ngoài những thực phẩm nên ưu tiên bổ sung, trong thời gian này, người bệnh cũng cần tránh sử dụng những thực phẩm sau: Tránh ăn đồ tanh như cá, tôm, cua, trứng,... thịt gà, da gà, thịt chó, đậu nành, đồ ăn cay nóng,... là những thực phẩm dễ khiến da bị kích ứng, hình thành mẩn đỏ và gây phản ứng viêm nghiêm trọng.
Phòng tránh bệnh học
Bệnh tổ đỉa cần được chữa trị sớm để ngăn tình trạng lây lan và làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, chế độ sinh hoạt của người bệnh. Để chăm sóc và phòng ngừa bệnh tổ đỉa hiệu quả, bạn cần tham khảo một số kinh nghiệm sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở kẽ tay, chân,... và ưu tiên sử dụng các loại xà bông, sữa tắm phù hợp để vệ sinh cơ thể, tránh chất tẩy rửa mạnh dễ làm da kích ứng.
- Khi làm việc ở môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại, các bạn cần trang bị đồ bảo hộ, tránh để da tiếp xúc với hóa chất. Trong trường hợp không may để da tiếp xúc với hóa chất, bạn nên rửa tay sạch với nước và tới bệnh viện da liễu thăm khám, kiểm tra.
- Nên sử dụng bao tay rửa bát, giặt quần áo, vệ sinh nhà cửa,... hoặc những công việc khác cần dùng tới dung dịch hay thuốc tẩy rửa.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất và vitamin để nâng cao sức đề kháng, củng cố sức khỏe và phòng ngừa bệnh tốt hơn.
- Trong trường hợp thấy da xuất hiện các đốm mụn nước bất thường, kèm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu mãi không khỏi, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra. Không nên tự ý mua thuốc về tự điều trị hoặc dùng thuốc kê đơn theo toa của người khác, bởi việc làm này có thể khiến bạn gặp có tác dụng phụ không đáng có.
- Cần dùng thuốc và thực hiện các cách điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống đủ chất dinh dưỡng
- Không thoa thuốc lên vùng da có vết thương hở để tránh bị nhiễm trùng da, thậm chí gây ra tình trạng viêm loét trầm trọng hơn.
Nhìn chung, bệnh tổ đỉa có thể chữa khỏi được nhưng có nghĩa là chúng không tái phát. Nếu sau khi trị khỏi, bệnh nhân vẫn tiếp tục làm trong môi trường nóng ẩm hay tiếp xúc với các chất độc hại,… thì bệnh lý này vẫn có khả năng quay lại và gây nên các triệu chứng khó chịu. Do đó, các bạn cần nắm được những nguyên nhân hình thành bệnh, các dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị cụ thể để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!