Kinh Nguyệt Ra Ít Có Phải Mang Thai Không, Làm Sao Nhận Biết?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênKinh nguyệt ra ít có phải mang thai không vẫn luôn là vấn đề khiến nhiều chị em tranh cãi. Bởi máu kinh và máu báo thai thường rất khó phân biệt, nhất là với những trường hợp mới mang thai lần đầu. Để trả lời câu hỏi một cách chính xác, bạn đọc cần biết được màu sắc cũng như lượng máu và các biểu hiện đi kèm. Những thông tin này sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?
Đầu tiên để giải đáp thắc mắc kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không, các bạn cần nắm được các dấu hiệu có thai thường gặp như sau:
- Căng tức ngực, vùng ngực trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi có tác động.
- Mất kinh nguyệt.
- Buồn nôn, nôn hay còn gọi là dấu hiệu ốm nghén.
- Mệt mỏi.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Khẩu vị thay đổi, hay thèm đồ ngọt, thèm chua hoặc ăn vặt nhiều.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, trở nên nhạy cảm, dễ cáu giận, nổi nóng.
Trong số những dấu hiệu trên, vô kinh – mất kinh là một trong những triệu chứng phổ biến và quan trọng nhất. Tuy nhiên, vô kinh không phải là kinh nguyệt ra ít mà là hoàn toàn không có kinh. Bởi khi trứng chín, thụ tinh cùng tinh trùng tạo thành hợp tử, cuối cùng là phôi thai thì hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng sẽ không xảy ra.
Hiện tượng ra máu âm đạo ít mà nhiều người vẫn nhầm tưởng là kinh nguyệt ra ít có thể là máu báo thai. Khi thụ tinh thành công, phôi thai sẽ bám vào buồng tử cung để làm tổ. Lúc này các mạch máu nhỏ tại thành tử cung sẽ bị đứt vỡ và gây chảy máu âm đạo. Do đó, kinh nguyệt có thể là máu báo thai, nhất là khi chị em có quan hệ tình dục không an toàn trước đó.
Làm cách nào để biết ra kinh ít có phải mang thai?
Mặc dù ra kinh ít có thể là dấu hiệu có thai, tuy nhiên làm sao chúng ta biết được máu âm đạo này không phải kinh nguyệt mà là máu báo thai? Trên thực tế, máu báo thai có cơ chế hình thành khác hoàn toàn so với tính chất của máu kinh nguyệt. Vậy nên, nếu là máu báo thai sẽ có những tính chất sau đây:
- Thời gian xuất hiện máu báo thai khác với chu kỳ kinh nguyệt bình thường trước đó.
- Máu âm đạo chỉ ra nhỏ giọt dính trên băng hoặc trên quần lót.
- Máu âm đạo ra kéo dài trong vài giờ, đôi khi khoảng 1 – 2 ngày, nhưng nếu chúng kéo dài hơn thời gian hành kinh bình thường thì chắc chắn đây không phải máu báo thai.
- Máu báo thai có màu hồng phớt hoặc nâu đậm, ít có mùi, không gây ngứa và không đau rát. Vì dịch âm đạo gây ngứa, đau hay nóng rát thường là biểu hiện của các bệnh lý viêm nhiễm sinh dục.
- Máu báo thai sẽ xuất hiện sau 6 – 14 ngày sau khi có quan hệ tình dục hoặc thụ tinh nhân tạo.
Kinh nguyệt ra ít cảnh báo bệnh lý nào?
Kinh nguyệt ít không chỉ bị nhầm lẫn với máu báo thai mà còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một số bệnh lý sinh dục. Chúng ta có thể phân loại nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít theo 2 nhóm sau:
- Kinh nguyệt ra ít không do bệnh: Thường do tâm lý thay đổi thất thường, sinh hoạt không điều độ, làm việc quá sức, căng thẳng, áp lực, mất cân bằng dinh dưỡng, béo phì hoặc có sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, biện pháp tránh thai tác động tới nội tiết tố sinh dục,…
- Kinh nguyệt ra ít do bệnh: Thiếu máu trong chế độ ăn uống, do di truyền hoặc nhiều nguyên nhân khác. Hoặc chị em bị mắc bệnh tử cung, viêm nhiễm, ung thư nội mạc tử cung, cổ tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… Ngoài ra còn do lớp nội mạc tử cung mỏng do bẩm sinh, do nạo phá thai nhiều lần hoặc mang thai quá dày (dưới 6 tháng),…
Biện pháp khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít
Ngoài thắc mắc “kinh nguyệt ra ít có phải có thai không” bạn đọc cũng cần biết cách cải thiện chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả. Để khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chị em có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là trong những ngày đèn đỏ để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Xây dựng chế độ thực đơn đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh ăn nhiều đồ béo hoặc ăn kiêng, nhịn ăn làm ảnh hưởng tới nồng độ tiết tố trong cơ thể.
- Sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, ăn đúng bữa, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
- Tập thể dục mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và phù hợp để giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng.
- Tuân thủ biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu mắc bệnh tim mạch, gan, thận, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp,…
- Bổ sung sắt nếu bị thiếu hụt thông qua nguồn thực phẩm chức năng hoặc từ thực phẩm tự nhiên theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thăm khám sức khỏe, phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề bất thường và điều trị kịp thời.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp đầy đủ thắc mắc về kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không hay ra kinh ít có phải mang thai. Kinh nguyệt ra ít cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, vậy nên tốt hơn hết là tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra để biết chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp, an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!