Quả Phật Thủ Có Ăn Được Không? Ăn Như Thế Nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Quả phật thủ có ăn được không là vấn đề được nhiều người thắc mắc và tranh luận. Chúng ta đều biết đây là thứ quả có vẻ ngoài đẹp mắt, thường được dùng để trưng bày trên bàn thờ trong những ngày quan trọng, đặc biệt là khi Tết đến xuân về. Để biết được phật thủ có ăn được không, ăn như thế nào, công dụng cụ thể ra sao, cần lưu ý gì,… thì có thể tham khảo ngay tại bài viết dưới đây cùng Nhất Nam Y Viện. 

Trái phật thủ là gì? Ý nghĩa của quả phật thủ ngày Tết

Phật thủ là giống cây ăn quả, thuộc họ cam chanh với tên khoa học là Citrus medica L.var.sarcodactylis Swingle. Hoa phật thủ có mùi thơm, quả không có nước và chỉ có phần lõi xốp bên trong. Nhìn bề ngoài, quả được chia nhánh trông như bàn tay Phật nên nhiều người cho rằng đây là loại quả linh thiêng. Từ đó dùng chúng để thờ cúng, đặc biệt là trong các dịp Tết đến xuân về. 

Theo chia sẻ từ một số chuyên gia văn hóa, Phật giáo từ khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam. Các nhà sư đã mang theo một loại quả có mùi hương nhẹ dịu, trông giống như những ngón tay Phật. Cũng bởi hương thơm đặc biệt và ý nghĩa tâm linh mà người Việt đã dùng phật thủ để trưng trên bàn thờ Phật, tổ tiên. 

Tham khảo: Ai Không Nên Uống Nước Ép Dứa? Những Công Dụng Và Tác Hại

Phật thủ là giống cây ăn quả, thuộc họ cam chanh
Phật thủ là giống cây ăn quả, thuộc họ cam chanh

Họ tin rằng việc làm này sẽ giúp lưu giữ thần Phật, tổ tiên trong nhà lâu hơn. Từ đó giúp phù hộ gia đình gặp nhiều may mắn, an lành và ấm no. Tuy nhiên, ngoài tác dụng tâm linh, quả phật thủ có ăn được không là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc. 

Quả phật thủ ăn được không?

Với những công dụng, ý nghĩa nêu trên, nhiều người thắc mắc rằng quả phật thủ ăn được không. Trên thực tế, phật thủ không thể ăn trực tiếp vì chúng không ruột, không hạt, chỉ có phần lõi xốp bên trong. Tuy bạn không thể ăn chúng như các loại trái cây khác nhưng có thể sử dụng phật thủ như một loại thuốc quý hoặc dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn khác. 

Tác dụng của quả phật thủ

Mặc dù quả phật thủ không thể ăn trực tiếp nhưng có thể được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh. Theo đó, phật thủ sẽ được thái lát dọc, đem phơi khô và được ứng dụng trong các bài thuốc để mang tới tác dụng sau:

  • Làm giảm vấn đề về hô hấp: Sở dĩ phật thủ có hiệu quả trong việc cải thiện các bệnh lý liên quan tới hô hấp là vì chúng cũng cùng họ với cam, chanh. Nhờ thành phần hóa học tương đồng có trong vỏ cam, vỏ quýt mà phật thủ chưng với đường phèn có thể giải quyết tốt tình trạng ho, viêm họng khi thời tiết chuyển mùa. 
  • Giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa: Với đặc tính chống viêm, quả phật thủ có thể giúp làm giảm viêm ở niêm mạc dạ dày, làm dịu cơ ruột cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa bài tiết bình thường. Trong trường hợp bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi chướng bụng, đau bụng, buồn nôn thì có thể dùng một ly trà phật hủ nóng để làm dịu các triệu chứng trên. 
  • Giảm nguy cơ rối loạn tâm thần: Dựa theo một vài nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 2014 đã cho thấy phật thủ có khả năng tái tạo thần kinh, giảm chứng rối loạn tâm thần. Cụ thể, thành phần hóa học có trong quả phật thủ có khả năng kích thích sản xuất FGF-2 nhằm gia tăng vỏ bọc bảo vệ các noron thần kinh. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Phật thủ có chứa hợp chất Polysaccharide có tác dụng kích thích hoạt động của đại thực bào, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Do đó, nếu sử dụng trà phật thủ hay các chế phẩm từ phật thủ đúng cách sẽ giúp bạn có được hệ miễn dịch tốt hơn. 

Cách chế biến món ăn ngon từ quả phật thủ

Như đã đề cập ở trên, cách ăn quả phật thủ không phải dùng trực tiếp mà làm nguyên liệu để chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng khác. Chi tiết cách làm như sau: 

Mứt phật thủ

Mứt phật thủ sau khi làm xong sẽ có vị ngọt, hơi hăng và the the đặc trưng. Món ăn này thường được khuyến khích dùng cho những trường hợp đang bị ho, đau họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem chúng như một món ăn vặt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, nhất là với những trường hợp bị tiểu đường hoặc đang bị thừa cân. 

  • Chuẩn bị 600g đường trắng, 2 trái phật thủ. 
  • Phật thủ rửa sạch với nước, để ráo rồi lau cho khô. 
  • Thái phật thủ thành từng hạt lựu, tầm khoảng 1cm. 
  • Bỏ phật tử vào nồi nước, luộc lên với lửa vừa. Nước sôi thì vặn lửa nhỏ, mở nắp tới và đun thêm khoảng 15 – 30 phút để loại bỏ bớt vị the, đăng đắng đặc trưng của phật thủ. 
  • Sau đó vớt phật thủ ra, để cho ráo nước rồi ướp phật thủ với đường cát trắng trong khoảng 15 phút. 
  • Chờ đường tan rồi cho lên bếp sên ở lửa vừa, cần đảo đều để đường thấm vào phật thủ. 
  • Khi thấy miếng phật thủ trở nên trong, nước đường kẹo sệt lại thì tắt bếp. 
  • Vớt mứt phật thủ ra để nguội cho rút bớt nước đường thì có thể bỏ vào lọ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát dùng dần. 

Tham khảo: Thịt Trâu Gác Bếp Bị Mốc Có Ăn Được Không

Bạn có thể dùng phật thủ để làm mứt
Bạn có thể dùng phật thủ để làm mứt

Cháo phật thủ

Cháo phật thủ là món ăn đơn giản nhưng có vị ngòn ngọt, dễ ăn, mùi thơm dịu nhẹ. Sử dụng thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt trong việc điều trị ho, sốt, giảm đau tức ngực hiệu quả do tràn dịch màng phổi. 

  • Chuẩn bị 10g phật thủ, 60g gạo và ít đường. 
  • Sau khi rửa sạch quả phật thủ, bạn đun sôi chúng với nước và lọc phần bã, chỉ giữ lại nước. 
  • Dùng phần nước phật thủ này để nấu cháo như bình thường. 
  • Khi cháo chín, gạo nhừ, nở mềm, bạn cho thêm chút đường vào cháo tùy theo khẩu vị. Sau đó đun sôi trở lại là có thể lấy ra sử dụng ngay. 

Lưu ý khi sử dụng quả phật thủ

Khi sử dụng quả phật thủ, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ dùng những quả phật thủ được trồng tự nhiên, tránh mua và sử dụng những trái không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 
  • Nên chọn những quả phật thủ có hình dáng đẹp, nhiều ngón, các ngón đều nhau, dài và mập. Tránh chọn mua hay sử dụng những quả bị xước xát, bị sâu đục khoét, bị dập hoặc gãy các ngón phật thủ. Đặc biệt không chọn phật thủ còn non vì chúng rất nhanh hỏng, khó bảo quản. 
  • Muốn bảo quản phật thủ được lâu, giữ màu đẹp thì cứ khoảng 5 – 7 ngày bạn dùng rượu trắng lau bụi bẩn bám trên quả. Ngoài ra có thể để một chén nước, thêm vài viên thuốc B1 rồi đặt cành quả phật thủ vào chén. Lúc này phật thủ có thể hút nước và giữ quả tươi tới 4 tháng. 
  • Không ăn quá nhiều phật thủ trong một ngày. 
  • Không nên dùng phật thủ bị hỏng, trước khi chế biến nên rửa sạch, ngâm qua với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất nếu có. 
  • Nếu bị nhiệt, âm hư thì không nên dùng quả phật thủ. 

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi quả phật thủ có ăn được không và những vấn đề liên quan. Phật thủ thường được dùng như một thứ quả đặc biệt trong mâm ngũ quả ngày Tết thay vì được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh. Vậy nên, với những công dụng được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng loại quả này một cách hợp lý. 

Tìm hiểu thêm:

Sốt siêu vi là một thuật ngữ Y học dùng để chỉ chung các trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm và sẽ tự…

Xem chi tiết

Lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Bởi trên thực tế, có nhiều trường hợp có ăn sáng nhưng vẫn tiến hành xét nghiệm máu…

Xem chi tiết

Canxi là một trong những chất vô cùng cần thiết đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các mẹ bầu trong và sau khi mang thai phải chịu nhiều thay đổi về thể…

Xem chi tiết

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Mặc dù điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vậy…

Xem chi tiết

Ốc bươu vàng có ăn được không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, loại ốc này rất phổ biến tại các vùng nông thôn ở Việt Nam, chúng sinh trưởng…

Xem chi tiết

Kháng thể là một thuật y học chỉ những chất do cơ thể tự sản sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại giúp bảo vệ cơ thể. Bài viết ngay sau đây…

Xem chi tiết

Nghẹt mũi là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp, khiến người bệnh có cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị sớm thì sẽ dễ lây lan sang các…

Xem chi tiết

Nguyên tắc truyền máu được thực hiện theo chỉ thị của Bộ Y tế để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng cũng như khả năng gặp nguy hiểm cho bệnh nhân. Đặc biệt…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *