Đau Thần Kinh Tọa
Đau thần kinh tọa là một trong những cơn đau xảy ra phổ biến do tình trạng chèn ép dây thần kinh. Nhiều người chưa năm rõ về nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh dẫn đến không có cách xử lý và điều trị kịp thời gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Đau thần kinh tọa là gì
Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương - Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, đau thần kinh tọa (tên tiếng Anh Sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
Thường gặp đau thần kinh tọa một bên. Trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng xảy ra nhiều biến chứng phức tạp cũng như trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa chiếm khoảng 80% trường hợp.
Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, khi huyết bị ứ đọng, không thông, sinh ra những cơn đau buốt, tê bì chạy dọc một hoặc cả hai bên chân. Nếu đau thần kinh tọa xảy ra quá lâu, mạch máu sẽ bị tắc nghẽn, cơ bắp không được nuôi dưỡng, từ đó gây ra đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, hạn chế vận động...
Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, ở một số trường hợp bị đau thần kinh tọa đặc biệt đã được ghi nhận có xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác như co rút cơ chân, teo cơ, thậm chí là bại liệt, phải ngồi xe lăn cả đời.
Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa liên quan chủ yếu đến các bệnh lý ở cột sống, gây ảnh hưởng đến hệ thống các dây thần kinh chạy dọc từ lưng xuống. Bao gồm: Thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi s1, các bệnh về tủy sống… Ở một số trường hợp, đau dây thần kinh tọa có liên quan đến chấn thương cột sống hoặc dây thần kinh tọa, làm việc và sinh hoạt không điều độ, tai nạn lao động,...
Cụ thể các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm:
- Bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây đau dây thần kinh tọa. Đặc biệt, những người bệnh thoát vị đĩa đệm L5S1 và L4L5 có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa cao hơn.
Đĩa đệm là tấm nối giữa những đốt sống, phải chịu các áp lực từ cột sống. Lâu ngày, phần nhân nhầy trong đĩa đệm bị phình ra, thoát khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các rễ thần kinh và dây thần kinh tọa. Từ đó, gây nên những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Mức độ thoát vị đĩa đệm càng nghiêm trọng, những cơn đau dây thần kinh tọa càng dữ dội và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
- Thóa hóa cột sống
Thoái hóa cột sống cũng gây nên những tổn thương ở dây thần kinh tọa. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp, phần xương dưới sụn và đĩa đệm cột sống. Những tổn thương này sẽ tác động trực tiếp đến dây thần kinh tọa và gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng.
- Hẹp ống sống thắt lưng
Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng một hoặc nhiều lỗ sống bị thu hẹp lại, làm giảm không gian cho các dây thần kinh. Do đó, gây áp lực lên tủy sống và các rễ thần kinh tọa. Người bệnh có thể bị đau nhức, yếu cơ, mất phản xạ khi rễ thần kinh bị tổn thương.
- Gai cột sống
Gai cột sống là tình trạng xuất hiện các gai xương ở bên ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Hiện tượng gai cột sống hình thành do thoái hóa cột sống, viêm cột sống, chấn thương, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tại đốt sống.
Khi các gai xương hình thành bên trong đốt sống gây chèn ép tủy sống hoặc dây thần kinh tọa dẫn đến các cơn đau nhức.
- Nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, đau dây thần kinh tọa còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như: lao động nặng, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tuổi tác, béo phì, sinh hoạt và vận động sai tư thế,....
Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa
Triệu chứng lâm sàng: Dáng đi tập tễnh, cột sống lưng co cứng vào buổi sáng, gặp nhiều khó khăn khi thực hiện động tác cúi, gập, ngửa người. Biểu hiện đau thần kinh tọa rõ nhất là những cơn đau phần thắt lưng lan tỏa xuống mông, khoeo và cẳng bàn chân.
Để nhận biết bệnh đau thần kinh tọa đơn giản là bệnh nhân thường có cảm giác râm ran kiến bò, tê cứng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón cái (rễ TL5), ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1). Ngoài ra một số người đau dây thần kinh tọa còn bị đau ở hạ bộ, đau khi tiểu hoặc đại tiện do tổn thương xâm phạm các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa.
Triệu chứng cận lâm sàng: Xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt đau thần kinh tọa với viêm, ung thư… Phát hiện các thay đổi bất thường ở dịch não tủy như sự thay đổi đột ngột nồng độ (protein, calci, phospho…). X-quang giúp đánh giá hình thái đĩa đệm, biểu hiện phát triển của bệnh lý.
Các phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa phổ biến
Hiện nay, để điều trị đau thần kinh tọa, người bệnh có thể áp dụng điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, vật lý trị liệu, phẫu thuật hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp điều trị nào, người bệnh cần đến cơ sở y tế kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân gây đau thần kinh tọa và mức độ tổn thương cụ thể. Từ đó, mới xác định được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Thuốc Tây chữa đau thần kinh tọa
Các loại thuốc tân dược được dùng để điều trị đau dây thần kinh tọa chủ yếu gồm các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và hỗ trợ hoạt động của cơ xương khớp.
- Nhóm thuốc giảm đau (Acetaminophen, Meloxicam, Paracetamol,…) thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị đau dây thần kinh tọa cấp tính
- Nhóm thuốc giãn cơ (Tolperisone. Eperisone HCl,…) được kê đơn, chỉ định điều trị trường hợp người bệnh có triệu chứng co cứng cơ
- Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (Aspirin, Diclofenac,…) được chỉ định sử dụng cho những trường hợp đau dây thần kinh tọa nặng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Tiêm corticosteroid: Được tiến hành trong trường hợp người bệnh có cơn đau thần kinh tọa dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiêm corticosteroid qua màng cứng giúp giảm đau nhanh chóng.
- Nhóm vitamin B (vitamin B1, B2, B6, B9,....) có tác dụng cải thiện chức năng và độ chắc khỏe của các dây thần kinh, hỗ trợ giảm đau và chữa lành những tổn thương của dây thần kinh.
Tuy nhiên bác sĩ Lê Phương cho biết, việc điều trị bằng các loại thuốc Tây chỉ mang lại tác dụng tức thời, giúp giảm nhanh các triệu chứng trước mắt chứ không mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Việc sử dụng thuốc tây y nhiều dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và người bệnh luôn phụ thuộc vào thuốc và để lại tác dụng phụ như ảnh hướng đến đường tiêu hóa, chức năng gan, thận, hệ tim mạch, gây cảm giác buồn nôn, choáng váng…
Chữa đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cột sống, hạn chế những tổn thương ở cơ quan này dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa. Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay như:
- Massage khu vực bị đau nhức thần kinh tọa
- Thực hiện một số bài tập cột sống hoặc cơ lưng để cải thiện độ linh hoạt của cột sống
- Áp dụng một số biện pháp nhằm giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống
Người bệnh đau thần kinh tọa nên ăn gì, kiêng gì?
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả nhất, người bệnh cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia các loại thực phẩm nên ăn và cần kiêng.
Dưới đây là các loại thực phẩm mà người bệnh đau thần kinh tọa nên ăn và nên kiêng:
Nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin
- Thực phẩm giàu canxi
- Rau củ quả bổ sung chất xơ tốt cho người đau dây thần kinh tọa.
Cần kiêng:
- Thực phẩm giàu chất đạm (thịt chó, thịt bò, thịt dê, hải sản,...): Nếu người bệnh bổ sung quá nhiều đạm có thể dẫn đến tình trạng co cơ gây chèn ép lên các dây thần kinh và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ: Khiến cho tình trạng lão hóa diễn ra mạnh mẽ hơn.
- Rượu bia, các chất kích thích.
- Đồ ăn mặn, chứa nhiều muối.
Biện pháp phòng tránh đau thần kinh tọa
Để làm giảm cơn đau và cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể áp dụng một số các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tại nhà như:
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao: Người bệnh có thể tập các động tác kéo giãn nhẹ nhàng để tránh các cơn đau dây thần kinh tọa.
- Điều chỉnh lại tư thể ngồi, nằm ngủ phù hợp xoa giúp hạn chế các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn: Có thể lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế; kê gối dưới đầu gối hoặc nằm nghiêng với gối đặt giữa hai đầu gối khi ngủ.
- Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh có thể gây kích ứng ở dây thần kinh tọa: Người bệnh đau thần kinh tọa có thể nghỉ ngơi tại giường trong 1-2 ngày và tránh các hoạt động cần nhiều thể lực để hạn chế các cơn đau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!