Bà Bầu Bị Viêm Xoang Phải Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm xoang không phải là bệnh tai mũi họng nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống và công việc. Trong nhiều trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng khôn lường. Vậy bà bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng tới thai nhi không, phải làm sao để điều trị an toàn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thêm về vấn đề này cùng Nhất Nam Y Viện.
Tổng quan về tình trạng viêm xoang khi mang bầu
Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc ở các xoang bị viêm, sưng và tăng tiết dịch dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy chất nhầy ra khỏi xoang. Từ đó làm ứ đọng chất nhầy, dẫn tới các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, đau tại vị trí xoang bị viêm hoặc vùng lân cận.
Tìm hiểu thêm: Viêm Xoang Nhức Đầu Là Gì?
Bệnh viêm xoang có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và mẹ bầu là một trong số đó. Dưới đây là những nguyên nhân và triệu chứng của mẹ bầu khi bị viêm xoang.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm xoang
Bà bầu bị viêm xoang có thể xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể như sau:
- Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu đáp ứng miễn dịch khá kém nên dễ mắc bệnh lý, đặc biệt là viêm xoang. Chưa kể, ở giai đoạn này, việc dùng thuốc điều trị bị hạn chế để giữ an toàn cho thai nhi nên việc kiểm soát bệnh lại càng trở nên khó khăn.
- Hormone progesterone và estrogen tăng trong lúc mang thai khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Các mạch máu lúc này sẽ sưng lên, gây tắc nghẽn và chảy nước mũi.
- Thai phụ bị mắc bệnh cảm cúm, chấn thương vùng mũi xoang.
- Do khói bụi, môi trường ô nhiễm, nhiễm lạnh, dị ứng phấn hoa,…
- Mẹ bầu có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, bởi khi cơ thể bị dị ứng với tác nhân nào đó sẽ gây phản ứng viêm niêm mạc mũi xoang.
Triệu chứng viêm xoang khi mang bầu
Bà bầu bị viêm xoang thường có những biểu hiện như sau:
- Liên tục hắt hơi, sổ mũi và bị nghẹt mũi.
- Dịch nước mũi có mùi lạ, rất khó chịu, dịch mũi tiết nhiều và dần chuyển sang đặc, có màu xanh hoặc vàng.
- Có dấu hiệu bị sốt.
- Có cảm giác đau nhức ở vùng thái dương, hốc mắt và đau lan lên đỉnh đầu, toàn bộ mặt.
- Đau nhức răng, chân răng trong trường hợp bị viêm xoang hàm.
- Đau ở gáy hoặc dịch tiết mũi ra nhiều khi bị viêm xoang bướm hoặc viêm xoang sàng sau.
Nhìn chung các triệu chứng của viêm xoang khi mang bầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng khác. Vậy nên để chắc chắn hơn, mẹ bầu nên chủ động tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra y tế khi có những dấu hiệu bất thường.
Bà bầu bị viêm xoang có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng tới thai nhi không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Theo các số liệu thống kê thực tế, trong quá trình mang thai, nếu bị viêm xoang, cả mẹ và cả thai nhi có khả năng gặp phải những nguy cơ sau:
Đối với mẹ bầu
Bà bầu bị viêm xoang có sao không? Có bầu bị viêm xoang sẽ khiến các thai phụ phải đối mặt với các vấn đề tiêu cực như:
- Khó chịu, mệt mỏi: Khi bị viêm xoang, mẹ bầu dễ bị khó thở do nghẹt mũi, đau tức vùng mặt. Từ đó làm cho quá trình mang thai càng trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn. Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu có thể bị mất ngủ do tình trạng tắc nghẹt mũi về đêm.
- Nhiễm trùng, viêm nhiễm: Nếu không được tiến hành điều trị viêm xoang kịp thời, vi khuẩn có thể phát triển trong niêm mạc mũi xoang, gây nhiễm trùng nặng hơn. Tình trạng nhiễm trùng nặng có thể lan rộng ra các khu vực khác trong cơ thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.
- Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp: Bệnh viêm xoang có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản, viêm phổi và các vấn đề hô hấp khác. Bởi lúc này sức đề kháng – hệ miễn dịch của mẹ bầu rất kém.
Đối với thai nhi
Bà bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng tới thai nhi không? Phần lớn các trường hợp bị xoang thông thường sẽ không ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Song nếu bị viêm xoang nặng, có hiện tượng nhiễm trùng, bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não và các hệ thống khác của cơ thể.
Theo đó, bầu bị viêm xoang nhức đầu có thể khiến thai nhi phải đối diện với một số vấn đề nghiêm trọng như:
- Ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của thai nhi: Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, sự nhiễm trùng, viêm nhiễm từ bệnh viêm xoang ở mẹ có thể tác động tới hệ thống miễn dịch còn non nớt của trẻ. Từ đó khiến thai nhi dễ bị bệnh, sức đề kháng kém hơn khi chào đời.
- Dễ bị sảy thai, sinh non: Nếu bị nhiễm trùng xoang nặng, cộng thêm tình trạng stress nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức đề kháng của mẹ bầu. Từ đó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở nhiều bè mẹ.
- Nhiễm trùng hô hấp sau sinh: Thai nhi rất dễ bị nhiễm trùng hô hấp sau sinh nếu mẹ bị viêm xoang hoặc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp khi mang thai.
- Ảnh hưởng tới cân nặng, sức khỏe của bé: Mẹ bị nhiễm trùng hoặc viêm xoang khi đang mang thai có thể tác động tới cân nặng, sức khoẻ của bé sau sinh.
Tham khảo: Viêm Xoang Mũi Dị Ứng – Nguyên Nhân, Triệu Chứng
Khi nào bà bầu bị viêm xoang nên thăm khám bác sĩ?
Mẹ bầu khi mắc bệnh viêm xoang có thể tiến hành làm giảm các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, thai phụ cần chủ động tới gặp bác sĩ để thăm khám nếu có rơi vào những trường hợp sau đây:
- Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả tốt, các triệu chứng của bệnh vẫn tiến triển và trở nặng hơn.
- Có dấu hiệu sốt trên 38 độ C, ho, khạc ra đờm có màu vàng hoặc màu xanh lá.
- Viêm xoang tái phát.
- Đau nhức vùng mặt, tầm nhìn hạn chế.
Biến chứng khi bà bầu bị viêm xoang
Ngoài những ảnh hưởng nêu trên, bà bầu bị viêm xoang nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể gặp phải các biến chứng như:
- Viêm thanh quản.
- Viêm amidan mãn tính.
- Viêm dây thần kinh thị giác.
- Viêm túi lệ, viêm mí mắt, nhiễm trùng mắt,…
- Viêm màng não.
- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang,…
Cách điều trị viêm xoang cho bà bầu an toàn
Có bầu bị viêm xoang phải làm sao là vấn đề được nhiều người tìm hiểu khi không may mắc phải tình trạng này. Dưới đây là một số cách điều trị viêm xoang cho bà bầu cho hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Mẹo chữa viêm xoang cho bà bầu tại nhà
Phần lớn trường hợp bị viêm xoang khi mang bầu đều chọn cách áp dụng các mẹo chữa tại nhà để đảm bảo an toàn, tránh gây tác dụng cho mẹ và bé. Theo đó, khi mang bầu bị viêm xoang, các bạn có thể tham khảo các mẹo chữa viêm xoang cho bà bầu tại nhà như sau:
- Xông mũi với tinh dầu
Phương pháp này sẽ giúp lưu thông mũi, hỗ trợ đẩy dịch viêm ra ngoài, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Theo đó, bạn tiến hành đun sôi một nồi nước nóng, thêm vài giọt tinh dầu vào và tiến hành xông hơi trong 15 – 20 phút. Sau khi xông hơi, hãy xì mũi để giúp tống dịch viêm ra ngoài. Cuối cùng vệ sinh lại mũi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
Xem thêm: Gợi Ý 11 Cách Chữa Viêm Xoang Mãn Tính Bằng Thuốc Nam
- Cây giao (cây xương cá)
Loại cây này có vị cay, tính mát, tương đối chua và có tác dụng thúc sứa, khử phong, sát trùng, tiêu viêm, giải độc. Vì thế, cây xương cá còn được dùng để hỗ trợ cải thiện bệnh viêm xoang.
Chuẩn bị khoảng 20 đốt cây giao, rửa sạch, cắt nhỏ và đem đun sôi với nước trong khoảng 10 phút. Lấy khăn sạch trùm đầu và tiến hành xông hơi mũi với nước cây giao trong 15 phút. Mỗi tuần, mẹ bầu nên xông hơi mũi trị viêm xoang 2 – 3 lần.
Lưu ý, mủ cây giao có độc tính rất cao nên các mẹ cần chú ý khi dùng, tránh để nước của cây bắn
- Lá chanh
Đây là cách chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn, tiết kiệm và khá hiệu quả. Lá chanh có vị ngọt cay, tính bình, có khả năng sát khuẩn, tiêu đờm rất tốt. Kèm theo hương thơm dễ chịu, lá chanh có thể diệt khuẩn, chống vi khuẩn, tăng cường miễn dịch cho bà bầu.
Để chữa viêm xoang, thai phụ dùng lá chanh khô đun sôi với nước trong 10 phút. Sau đó chắt lấy nước để súc miệng, xông xoang mũi hàng ngày để thông mũi, thông họng, giảm thiểu chất nhầy ứ đọng.
- Hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc trong Y học cổ truyền có tính tiêu thũng, trừ ứ nên có thể làm giảm sưng viêm ở các xoang mũi. Từ đó chúng có thể khắc phục được tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang gây ra.
Bạn hái hoa, nhánh và ngọn của cây hoa ngũ sắc rồi đem rửa sạch. Sau đó cho tất cả vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt. Cho phần nước này vào lọ thuốc xịt mũi đã dùng hết để nhỏ vào mũi ngày 3 – 4 lần. Giữ nước hoa ngũ sắc trong mũi khoảng vài phút rồi xì mạnh để đẩy các chất nhầy ra ngoài.
- Ngó sen và gừng
Sử dụng ngó sen và gừng trị viêm xoang khá đơn giản. Theo đó, mọi người chuẩn bị 1 nhánh gừng, ít ngó sen xay nhuyễn để đắp lên vùng sống mũi trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại mũi. Do gừng có tính cay nóng nên khi đắp cần tránh làm cay mắt.
Dùng thuốc Tây
Bà bầu bị viêm xoang nên hạn chế sử dụng thuốc Tây và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, mẹ bầu sẽ được dùng thuốc nếu bác sĩ nhận định thai ổn định, loại thuốc sử dụng ít gây ra tác dụng phụ tới thai nhi hoặc có thể kiểm soát được.
Các loại thuốc dùng để điều trị viêm xoang cấp tính cho mẹ bầu gồm có:
- Thuốc xịt mũi: Otrivin 0.05 – 0.1%, Avamys, Flixonase,… là những loại thuốc xịt mũi thường được dùng để hạn chế tối đa tiết dịch mũi. Tuy nhiên, thai phụ không nên dùng thuốc xịt mũi quá 3 ngày.
- Thuốc kháng histamin: Chlorpheniramine, loratadine,… được dùng để đẩy lùi bệnh viêm xoang do dị ứng.
- Thuốc kháng sinh: Cefprozil (Cefzil), amoxicillin-clavulanate.
- Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam: Ở nhóm thuốc này, bà bầu có thể được chỉ định dùng cephalosporin hoặc ampicillin…
- Thuốc chứa Steroid: Thuốc có tác dụng tại chỗ, được sử dụng thông qua việc xịt trực tiếp vào mũi xoang. Các loại thuốc có chứa Steroid sẽ giúp làm thông thoáng đường thở, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Tylenol) cũng là loại thuốc giảm đau khá an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
Ngoài những loại thuốc này, thai phụ có thể được kê thêm một số nhóm thuốc có tác dụng giảm ho, thông mũi, long đờm, giảm phù nề,…
Lưu ý khi chữa viêm xoang cho bà bầu
Trong quá trình điều trị viêm xoang cho bà bầu, để đạt được hiệu quả tích cực, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, thai phụ cần lưu ý những điều sau:
- Cần thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh sớm theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Chỉ dùng thuốc hoặc thảo dược trị viêm xoang cho mẹ bầu khi có chỉ dẫn, đơn kê của bác sĩ.
- Phụ nữ mang bầu bị viêm xoang không nên dùng chất kích thích. Bởi vì chúng không chỉ khiến tình trạng xoang trở nên nghiêm trọng mà còn tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.
- Khi ngủ, mẹ bầu nên kê gối cao hơn để giảm tình trạng khó thở, ngăn chặn chất nhầy tích tụ trong các xoang vào ban đêm.
- Trong trường hợp bị viêm xoang kèm đau họng, mẹ bầu hãy súc miệng bằng nước muối ấm.
- Khi mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy thèm ăn và ăn nhiều. Tuy nhiên khi bị viêm xoang, cảm giác này có thể mất đi, bạn ăn uống không còn ngon miệng. Để giải quyết tình trạng này, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ ngay cả khi không thèm ăn bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn. Đồng thời nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau củ và các loại chất béo, protein lành mạnh khác.
- Trường hợp bị nhức đầu, thai phụ có thể chườm nóng, chườm lạnh lên vai, cổ hoặc trán. Ngoài ra, tắm nước ấm hoặc tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp giảm đau đầu mà không cần dùng thuốc.
- Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe thường xuyên theo định kỳ, nếu thấy bệnh viêm xoang hoặc cơ thể có dấu hiệu bất thường hay nghiêm trọng hơn,… Mẹ bầu hãy tới bệnh viện để được thăm khám, tiến hành điều trị sớm.
Đọc ngay: Viêm Xoang Có Lây Không? Tư Vấn Chi Tiết Từ Chuyên Gia
Biện pháp phòng tránh viêm xoang khi mang thai
Bên cạnh những lưu ý nêu trên, để tránh bị viêm xoang khi mang bầu, các bạn cần:
- Vệ sinh mũi, đường hô hấp: Hãy duy trì việc rửa mũi hàng ngày với nước muối sinh lý để giữ cho niêm mạc mũi sạch, giảm bớt dịch nhầy. Điều này sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm, tắc nghẹt mũi dẫn tới khó thở.
- Giữ môi trường thoáng mát, đủ ẩm: Đảm bảo ngôi nhà, chỗ làm của bạn đủ ẩm, thoáng mát, sạch sẽ. Bởi môi trường hanh khô, nhiều bụi bẩn sẽ khiến viêm xoang dễ tái phát hơn.
- Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Trong trường hợp bạn bị dị ứng với bất cứ tác nhân nào như phấn hoa, hóa chất, thú cưng, bụi, hương liệu,… thì nên tránh tiếp xúc với chúng hoặc phải sử dụng các thiết bị bảo hộ chuyên dụng.
- Không hút thuốc: Các bạn không nên hút thuốc hay ngửi khói thuốc một cách thụ động. Nếu trong gia đình có người hút thuốc, hãy yêu cầu họ hút ở bên ngoài thay vì hút ở trong nhà.
- Uống đủ nước: Để duy trì niêm mạc mũi luôn ẩm, sạch sẽ và giúp các cơ quan hoạt động trơn tru, mỗi ngày bạn nên uống từ 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
- Cải thiện hệ miễn dịch: Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể có thể dễ dàng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường.
- Điều trị bệnh kịp thời: Với những trường hợp đang mắc các bệnh về mũi họng như viêm họng, cảm lạnh thì nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Việc phát hiện, điều trị bệnh sớm sẽ hạn chế nguy cơ tiến triển xấu hoặc gây ra tình trạng viêm xoang về sau.
- Thăm khám định kỳ: Thăm khám sức khỏe định kỳ và ngay khi có dấu hiệu của bệnh tai mũi họng, đặc biệt là viêm xoang là điều cần thiết. Việc làm này sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh lý cũng như giúp quá trình trị bệnh diễn ra suôn sẻ, đạt được kết quả tối ưu nhất.
Bầu bị viêm xoang là tình trạng phổ biến nhưng việc điều trị khá khó khăn. Bởi khi mang thai, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm, việc dùng thuốc có thể ảnh hưởng tới thai nhi và sức khỏe của mẹ. Vì thế, các bạn cần chủ động hơn trong việc phòng tránh cũng như xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!