Khoai Lang Mọc Mầm Có Ăn Được Không, Có Hại Không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Các loại củ mọc mầm thường không được khuyến khích sử dụng vì chúng có thể tác động xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, khoai lang mọc mầm có ăn được không vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Để biết khoai lang nảy mầm ăn được không, có bị ngộ độc không, xử lý mầm khoai như thế nào?… Tham khảo lời giải đáp trong bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức thú vị về vấn đề này. 

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Khoai lang là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và luôn có mặt trong chế độ ăn uống lành mạnh cho những đối tượng có nhu cầu giảm cân. Do nhu cầu sử dụng thường xuyên nên không ít người thường mua với số lượng lớn. Điều này không tránh khỏi hiện tượng khoai lang bị hỏng hoặc nảy mầm. Vậy khoai lang mọc mầm có ăn được không, nếu ăn có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Tham khảo: Thịt Trâu Gác Bếp Bị Mốc Có Ăn Được Không? Cách Xử Lý

Khoai lang mọc mầm có ăn được nhưng còn tùy trường hợp
Khoai lang mọc mầm có ăn được nhưng còn tùy trường hợp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong các loại rau củ, chỉ có khoai tây mọc mầm là có độc. Bởi khoai tây mọc mầm sẽ sinh ra solanine – chất độc có thể ăn mòn dạ dày, gây tán huyết, làm tê liệt trung khu thần kinh. Việc chế biến bình thường không thể loại bỏ được chất độc này, kể cả khi bạn cắt bỏ những chỗ xanh xung quanh mầm khoai tây. 

Xét theo bản chất, khoai lang mọc mầm không chứa độc. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm nấm mốc thì loại củ này sẽ sinh ra chất ipomeamarone – độc tố khiến khoai có vị đắng. Do đó, khoai lang sẽ bị hư hỏng, nên vứt bỏ, không nên sử dụng. 

Thêm vào đó, khoai lang mọc mầm thường không được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Lúc này, củ khoai chứa khá ít vitamin, khoáng chất và mùi vị cũng thay đổi, không còn ngon nữa. 

Mặc dù bản thân củ khoai mọc mầm không độc nhưng nếu để lâu, nhất là trong môi trường ẩm thì phần lớn các củ này đều nhiễm nấm mốc. Củ khoai lúc này sẽ trở thành nơi tích tụ độc tố ipomeamarone gây hại cho sức khỏe.

Vì sao khoai lang lại mọc mầm?

Bên cạnh vấn đề khoai lang mọc mầm có ăn được không, không ít người còn thắc mắc tại sao khoai lang lại mọc mầm. Trên thực tế, sau vài tuần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, khoảng 21 độ C, khoai lang sẽ nảy mầm. Tốc độ này sẽ nhanh hơn nếu chúng được lưu trữ trong nhiệt độ cao. 

Ngược lại, nếu khoai lang được bảo quản trong nhiệt độ từ 12 – 14 độ C, chúng sẽ không mọc mầm. Tuy nhiên, bạn không nên cho khoai lang vào tủ lạnh vì điều này có thể làm mất mùi vị, kết cấu của khoai. 

Trường hợp củ khoai lang bị mọc mầm lâu, phần nấm mốc trên củ khoai biến chất sẽ là nơi tích tụ độc tố dẫn tới nhiều hiểm họa khôn lường cho sức khỏe. Lúc này, các vi nấm mốc trên củ khoai sẽ hình thành nên các đốm đen, nâu trên vỏ. 

Bên cạnh đó, các đốm đen trên còn sản sinh độc tố ipomeamarone. Khi mang đi chế biến, nhiệt độ nóng bình thường sẽ không thể phá hủy được hoạt tính sinh vật của chất độc. Việc dung nạp độc tố vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng nôn mửa, đau bụng dữ dội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chưa kể, khoai lang mọc mầm còn chứa nhiều độc tố, làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Vậy nên khi thấy khoai mọc mầm, bạn không nên bảo quản chúng quá lâu hay cố gắng sử dụng chúng. 

Khoai lang sẽ mọc mầm trong điều kiện lý tưởng
Khoai lang sẽ mọc mầm trong điều kiện lý tưởng

Cách xử lý khi khoai lang mọc mầm

Trong trường hợp bạn không muốn lãng phí những củ khoai lang đã mọc mầm thì cần biết tới các cách sơ chế chúng. Không chỉ có thể ăn được củ khoai mà bạn còn có thể tận dụng mầm cây để chế biến thành món ăn thơm ngon khác. 

Theo đó, bạn cắt mầm non từ củ khoai lang, cắt ngắn rồi trộn chúng với các món salad hoặc xào chung cùng các loại rau củ khác. Nếu mầm khoai lang đã dài, củ khoai sẽ bị hút hết chất dinh dưỡng, đường và nước và củ dần mủn, khô nên không thể ăn được nữa. Lớp mầm phát triển sẽ trở nên cứng, khó nhai. Lúc này, bạn chỉ có thể tận dụng chúng để trang trí trong góc học tập, trên bàn làm việc hoặc bỏ đi. 

Như vậy, “khoai lang mọc mầm có ăn được không” đã được Nhất Nam Y Viện giải đáp chi tiết. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn không nên sử dụng các loại củ đã mọc mầm. Bởi việc chế biến không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị ngộ độc hoặc khiến bạn mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. 

Đọc thêm:

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Mặc dù điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vậy…

Xem chi tiết

Các sản phẩm vitamin tổng hợp cho bà bầu của Nhật được đánh giá cao về chất lượng và rất được tin dùng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự đa dạng trong nhóm…

Xem chi tiết

Đa nhân cách là một dạng bệnh lý về tâm thần với biểu hiện đặc trưng là sự mất nhận thức về bản thân. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh…

Xem chi tiết

Canxi là một trong những chất vô cùng cần thiết đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các mẹ bầu trong và sau khi mang thai phải chịu nhiều thay đổi về thể…

Xem chi tiết

Ốc bươu vàng có ăn được không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, loại ốc này rất phổ biến tại các vùng nông thôn ở Việt Nam, chúng sinh trưởng…

Xem chi tiết

Bị đau răng khôn có nên nhổ không? Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, nhất là những người đang gặp phải tình trạng này. Theo các nha sĩ thì không phải…

Xem chi tiết

Ra mồ hôi tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi cảm thấy nóng bức, hay vận động nhiều. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhất định, đây lại…

Xem chi tiết

Xì hơi là hiện tượng sinh lý khá bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục và quá nhiều lần trong ngày thì có thể đường tiêu hóa…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *