Bài dưỡng sinh giúp giảm lo âu
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNhững bài tập dưỡng sinh giảm tình trạng lo âu là một trong những phương pháp trị liệu giúp giảm căng thẳng, lo lắng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số bài tập đơn giản giúp thư giãn cơ thể lẫn tinh thần, giảm lo âu.
Lo âu là gì?
Lo âu là phản ứng tự nhiên của tâm trí và cơ thể trước những tình huống căng thẳng. Mối đe dọa này có thể là thể chất, tình cảm hoặc tâm lý, khiến bạn có những phản ứng khác nhau.
Lo âu có thể xuất hiện như một phản ứng sinh lý, như thở nặng hoặc đổ mồ hôi; một phản ứng cảm xúc, như tức giận hoặc lo âu; và phản ứng hành vi, chẳng hạn như thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ. Trong hầu hết các trường hợp, sự kiện gây ra lo âu của bạn chỉ là tạm thời và các triệu chứng của bạn giảm dần.
Với sự lo âu quá mức, tâm trí và cơ thể của bạn rơi vào tình trạng quá tải. Lo lắng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đến mức nó có thể biếng ăn, thay đổi các thói quen lối sống, các mối quan hệ, giấc ngủ và hiệu suất công việc của bạn. Nhiều người lo lắng quá nhiều đến mức họ tìm đến các thói quen sinh hoạt có hại như ăn quá nhiều, hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu và ma túy để làm giảm sự lo lắng.
Việc lo âu quá nhiều có thể khiến cho hệ thống thần kinh của cơ thể giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol. Những hormone này làm lượng đường trong máu và chất béo trung tính mà cơ thể dùng như là nhiên liệu tăng cao. Từ đó gây ra một số vấn đề về giấc ngủ như: Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu… cảm giác bồn chồn, không giữ được bình tĩnh, thở nông, thở nhanh hơn so với bình thường (tăng thông khí), nhịp tim nhanh, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… thường xuyên bất an.
Dưỡng sinh là gì?
“Dưỡng Sinh” hiểu đầy đủ chính là hình thức luyện tập để ổn định tâm lý, tăng cường thể lực ngăn ngừa bệnh tập và duy trì sức khỏe khỏe mạnh. Tập dưỡng sinh thường bao gồm 3 khía cạnh: luyện tập, ăn uống và kiểm soát cảm xúc bản thân. Đó chính là lý do tập dưỡng sinh không chỉ dừng lại với đối tượng người cao tuổi mà rất nhiều người trung niên và trẻ cũng tập dưỡng sinh.
Lợi ích của việc tập dưỡng sinh
Tăng cường hệ hô hấp
Lợi ích vô đầu tiên của việc tập dưỡng sinh là tăng cường hệ hô hấp và điều hòa khi huyết cho người tập. Luyện tập các bài tập dưỡng sinh giúp người tập tăng lượng oxy trong máu, giúp khí huyết dễ lưu thông lên não hơn. Đồng thời làm tinh thần con người vui vẻ, phấn chấn hơn trong cuộc sống và minh mẫn hơn trong suy nghĩ.
Tăng cường hệ thần kinh
Việc tập dưỡng sinh khiến tâm hồn thanh tịnh hơn, loại bỏ stress, loại bỏ mệt mỏi về suy nghĩ. Việc luyện tập nhẹ nhàng các bài tập dưỡng sinh hàng ngày giúp con người cảm thấy thư thái đầu óc giảm thiểu tình trạng hay quên ở người già.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ngoài việc hỗ trợ tăng cường trị bệnh, tập thể dục dưỡng sinh tăng lượng khí huyết lưu thông lên não và nội tạng. Tăng cường khả năng chống lão hóa tế bào, ngăn ngừa loãng xương và tăng sức đề kháng.
Bài tập dưỡng sinh giúp giảm lo âu
Bài tập hít thở sâu
Hít thở sâu và làm chủ hơi thở là một vấn đề cơ bản trong việc tập dưỡng sinh. Hít thở đúng cách giúp bạn giảm nguy cơ bị tai biến và cải thiện đáng kể sức khỏe, đặc biệt với những người bị bệnh về hô hấp.
Cách thực hiện: Tư thế nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông (không phải ở thắt lưng), cao thấp tùy sức. Tay trái để trên bụng, tay phải để ở ngực.
– Thời 1: Hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng. Thời gian 4-6 giây (hít ngực bụng nở).
– Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân dao động qua lại, cuối thời hạ chân xuống. Thời gian 4-6 giây (giữ hơi hít thêm).
– Thời 3: Thở ra, tự nhiên, thoải mái, không kiềm thúc. Thời gian 4-6 giây (thở không kiềm thúc).
– Thời 4: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm; chuẩn bị trở lại thời 1. Thời gian 4-6 giây
Bài tập giúp giảm lo âu với tư thế cây
Tư thế đứng “cổ điển” này có thể giúp bạn tập trung, loại bỏ những áp lực, muộn phiền bên ngoài. Bài tập sẽ giúp tác động tới bụng và cổ.
Cách thực hiện:
- Tư thế đứng, trọng lượng toàn cơ thể dồn lên chân phải và từ từ nhấc chân trái lên khỏi mặt đất.
- Từ từ xoay lòng bàn chân trái về phía bên trong, di chuyển lòng bàn chân trái từ mắt cá chân lên bắp chân, lên đùi phải. Tránh ấn chân vào đầu gối.
- Chắp 2 tay ở tư thế cầu nguyện trước trái hoặc chắp tay treo dọc trên đầu.
- Giữ tư thế này trong tối đa 2 phút. Lặp lại ở chân phải.
Đứng về phía trước uốn cong lưng
Cách thực hiện:
- Đứng hai chân rộng bằng hông và hai tay chống hông.
- Thở ra khi gập hông để gập sâu người về phía trước, đầu gối hơi uốn cong.
- Thả tay xuống sàn, Giải phóng căng thẳng ở lưng dưới và hông của bạn.
- Giữ tư thế này trong tối đa 1 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần
Cần làm gì để đối phó với lo lắng, căng thẳng quá mức
Không nên hoảng hốt, mất bình tĩnh một cách quá mức, điều này sẽ không giải quyết được tình trạng hiện tại mà chỉ làm tình hình tệ hơn. Vì vậy, chúng ta cần phải có tâm lý vững vàng, bình tĩnh xử lý các tình huống xảy ra.
Nếu bạn lo lắng về điều gì, cần tìm hiểu nhờ bạn bè và các mối quan hệ uy tín có thể trợ giúp tư vấn. Cần đọc thông tin ở các phương tiện chính thống, không hoang mang bởi những tin đồn, thông tin không chính xác.
Dành thời gian đi bộ, vận động thể dục, đọc sách báo, nghe nhạc, xem một bộ phim hay, điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
Để giảm lo lắng, cần tự chăm sóc bản thân. Ngủ đầy đủ, ăn chế độ ăn cân đối, tập luyện và dành thời gian để thư giãn. Tránh cà phê và thuốc lá vì có thể làm triệu chứng lo âu thêm trầm trọng. Tuyệt đối không sa đà vào rượu và các loại thuốc cấm.
Nếu bạn lo lắng, cần tham gia vào các hoạt động tập thể, tuyệt đối không nên ở một mình. Khi để sự lo âu cách ly bạn khỏi những người thân yêu và những hoạt động bổ ích, sẽ càng khiến bạn lo lắng hơn nữa.
Gần gũi những người khác mang đến cho bạn một sự chuyển hướng lành mạnh. Hãy giữ liên lạc với bạn bè, người thân và thường xuyên trò chuyện với họ. Có thể liên hệ với các trung tâm tư vấn tâm lý từ xa để được hỗ trợ khi cần. Đây là một biện pháp hữu hiệu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!