[BẬT MÍ] Một số những phương pháp chẩn đoán bệnh bằng y học cổ truyền
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTheo Y học hiện đại, hầu hết thường sử dụng phương pháp kiểm tra sức khỏe cho người bệnh bằng nội soi, X-Quang cùng một số biện pháp tiên tiến khác. Nhưng đối với Y học cổ truyền lại có thể chẩn đoán bệnh bằng phương pháp ngoại quan tứ chẩn. Hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp chẩn đoán bệnh trong Đông y qua bài viết dưới đây.
Trong Đông y, tứ chẩn là 4 phương pháp chẩn đoán bệnh dựa trên những triệu chứng lâm sàng của Y học cổ truyền bao gồm:
Vọng chẩn
Đây là một trong những phương pháp giúp người thầy thuốc nhận biết và xác định tình hình bệnh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống cùng một số dấu hiệu nhận biết của người bệnh. Việc quan sát những dấu hiệu bên ngoài sẽ giúp các bác sĩ y học cổ truyền nắm bắt được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài.
Hơn nữa, Y học cổ truyền thường chú trọng đến việc xem xét các bộ phận trên gương mặt, mắt, lưỡi, sắc tố gương mặt,… do những bộ phận này có mối liên hệ trực tiếp với chức năng tạng phủ bên trong cơ thể.
Văn chẩn
Khi sử dụng phương pháp chẩn đoán bệnh này, người bệnh cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin bệnh cho thầy thuốc được biết. Người chẩn đoán bệnh cần tập trung chú ý đến tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên của người bệnh. Từ đó sẽ phát hiện được ra chính xác bệnh và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Vấn chẩn
Phương pháp văn chẩn là dựa trên sự thu thập những câu trả lời của người bệnh về thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tâm sinh lý,…. Việc hỏi người bệnh là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để có thể biết về những thông tin tiền sử bệnh, diễn biến bệnh đang trong giai đoạn từ lúc khởi phát đến lúc thăm khám. Đồng thời để có thể hoàn thiện thông tin đã chẩn đoán của từ trước đó.
Thiết chẩn
Thiết chẩn là phương pháp chẩn đoán bệnh sử dụng những dụng cụ hỗ trợ kèm theo để khám. Bác sĩ sẽ tiến hành bắt mạch, sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân hoặc bụng. Từ đó có thể đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Sau khi chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp như châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt và uống thuốc. Trong đó, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng một trong hai loại thuốc là thuốc Nam và thuốc Bắc. Việc chữa bệnh theo Y học cổ truyền không cần sử dụng thêm bất kỳ một loại thuốc Tây nào khác. Hầu hết, những loại thuốc Đông y đa phần chỉ cần sắc lên lấy nước uống.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm một số bài thuốc Đông y của đơn vị Nhất Nam Y Viện. Đây là một trong những đơn vị SỐ 1 điều trị bệnh bằng YHCT tốt nhất. Đồng thời, Nhất Nam Y Viện còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, trong đó phải kể đến TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – người có hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh theo YHCT. Bên cạnh đó, đơn vị còn sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm như TTƯT, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn; Bác sĩ Vi Văn Thái; Bác sĩ Lê Thị Phương,….
Với những thành công trong suốt chặng đường khám chữa bệnh, Nhất Nam Y Viện còn được vinh dự đoạt giải thưởng cao quý “Top 20 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2020”. Hơn nữa, Nhất Nam Y Viện còn được nhiều các trang báo về sức khỏe đưa tin như báo Dân trí, báo Tiền Phong, báo Gia đình, báo Lao động,…
Nhờ vậy, Nhất Nam Y Viện còn được cấp giấy phép hoạt động của Sở Y tế theo số 189/HNO-GPHĐ. Do đó mọi hoạt động khám chữa bệnh của đơn vị đều được công khai rõ ràng theo đúng quy định của Bộ Y tế đưa ra.
Không dừng lại ở đó, Nhất Nam Y Viện còn là nơi phục dựng và nghiên cứu bài bản nhiều bài thuốc cổ phương từ Thái Y Viện triều Nguyễn như Uy Long Đại Bổ (điều trị các bệnh sinh lý nam), Nhất Nam Định Tâm Khang (điều trị mất ngủ), Nhất Nam Bình Vị Khang (điều trị dạ dày), Nhất Nam Tiêu Thạch Khang (điều trị sỏi),…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bài viết về phương pháp chẩn đoán bệnh bằng YHCT. Song song với việc đó cần kết hợp thêm những chẩn đoán cận lâm sàng của YHHĐ như xét nghiệm máu, hình ảnh chụp các cơ quan trong cơ thể. Sự kết hợp giữa YHCT và YHHĐ ngày càng được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!