Bé Trai Tinh Hoàn Bên To Bên Nhỏ Có Nguy Hiểm Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHiện nay khi mới ra đời, hiện tượng bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ khá phổ biến. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải quan sát con trẻ, bổ sung thêm các kiến thức cần thiết để xử lý khi gặp vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin từ nguyên nhân, dấu hiệu, có nguy hiểm cho sức khỏe, chẩn đoán và cách điều trị khi tinh hoàn bé bên to bên nhỏ, để giúp các phụ huynh hiểu hơn.
Tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ là hiện tượng tinh hoàn – một trong những bộ phận sinh dục ở nam giới có kích thước hai bên không đều nhau. Có thể một bên nhỏ, to hơn bên còn lại hoặc cao, thấp hơn bên kia. Có rất nhiều người từ khi sinh ra tinh hoàn một bên chỉ bằng ⅔ bên còn lại.
Nguyên nhân của tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ của trẻ sơ sinh có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý. Về nguyên nhân sinh lý đó là phản ứng tự nhiên của con người. Rất nhiều trẻ từ khi sinh ra thì hai bên tinh hoàn đã không đều nhau, đó là do bẩm, sinh và nếu không xuất hiện bất kỳ biểu hiện đau nhức nào thì sự khác biệt về kích thước này hoàn toàn không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu bé trai cảm thấy các dấu hiệu bất thường như: Tinh hoàn lệch kèm theo đau nhức, thay đổi hình dạng, tinh hoàn có cục sưng cứng, khi bé ngồi hoặc nằm nhức,… Khi đó, tình trạng bắt đầu có dấu hiệu nguy hiểm và bố mẹ cần đưa bé trai đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời, rất có thể bé trai đang mắc bệnh lý.
Nguyên nhân dẫn đến bé bị tinh hoàn bên to bên nhỏ
Vì sao bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ, cùng tìm hiểu qua các nguyên nhân dưới đây được chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đưa ra:
Nguyên nhân sinh lý
Các nguyên nhân sinh lý được hiểu là do bên trong cơ thể của bé, chứ không phải biểu hiện của bất kỳ bệnh lý nào:
- Tinh hoàn bên to bên nhỏ là do bẩm sinh: Bé có thể bị di truyền từ người bố, hoặc do quá trình phát triển trong bụng mẹ đã xuất hiện tình trạng này. Bắng mắt thường bố mẹ có thể thấy sự khác biệt về kích thước và vị trí treo túi tinh hoàn. Quan sát và kiểm tra thường xuyên để chắc chắn không có biểu hiện nào bất thường.
- Do gặp chấn thương: Trong nhiều trường hợp, bé vận động quá mạnh hoặc va chạm khiến cho tinh hoàn bị tổn thương. Lúc này, tinh hoàn có thể bị chảy máu, đóng cục, khiến cho kích thước bị thu lại.
- Do bị ứ dịch: Hiện tượng bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ thường được xác định là do bị ứ dịch màng tinh hoàn. Và tình trạng này có thể được giải quyết sau khi bé 3 tuổi mà không cần điều trị.
Xem thêm: Tinh Hoàn Bên To Bên Nhỏ Có Sao Không, Điều Trị Thế Nào?
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân sinh lý kể trên, thì tinh hoàn bé trai bên to, bên nhỏ còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Các bậc phụ huynh phải quan sát dấu hiệu của bé để phát triển và kịp thời đưa đến bệnh viện, thăm khám và điều trị sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
- Tinh hoàn ẩn: Đây là mối lo lắng hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tinh hoàn ẩn là khi tinh hoàn không xuống bìu mà nằm trong ổ bụng, gây tổn thương đến chức năng sinh lý và sinh dục của bộ phận này. Rõ ràng nhất là khi sờ thấy tinh hoàn ngoài bìu.
- Thoát vị bẹn: Là khi các tạng trong ổ bụng hay mạc treo xuống vùng bẹn của ống bẹn ở trẻ sơ sinh. Khi bị thoát vị bẹn, các phụ huynh sẽ thấy rõ bìu tinh hoàn bị phồng rộng, cứng và sưng đau. Khi gặp tình trạng này chỉ có một cách giải quyết là phẫu thuật đóng lại ống bẹn để đưa cấu trúc trở lại bình thường.
- Tràn dịch tinh mạc: Là tình trạng ống bẹn không được đóng lại, khiến dịch trong bụng tích tụ dần ở túi bìu. Khi đó tinh hoàn bé trai bị sưng cứng nhưng không có cảm giác đau. Nếu nhẹ tình trạng này sẽ tự biến mất còn không cần phẫu thuật để loại bỏ dịch thừa.
- Viêm mào tinh hoàn: Viêm sưng ở ống cuộn tức mào tinh hoàn, kết nối với ống dẫn tinh. Khi bị viêm bé sẽ thấy bìu bị sưng, ấm lên, đi tiểu có màu hồng, bé bị sốt và đau nhức ở vùng bụng dưới.
- Giãn tính mạch thừng tinh: Đây là bệnh lý khá phổ biến ở nam giới và xuất hiện nhiều nhất là khi bé trong độ tuổi dậy thì. Đa phần sẽ giãn tĩnh mạch ở bên trái nên kích thường sẽ nhỏ hơn so với tinh hoàn bên phải. Nguyên nhân dẫn đến tĩnh mạch là do bé quá cân nặng, ít vận động hoặc do di truyền từ bố.
Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có nguy hiểm không?
Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh quan tâm khi con gặp tình trạng này. Nếu tình trạng chỉ là do nguyên nhân sinh lý, bố mẹ có thể không cần quá lo lắng vì bé sẽ tự khỏi và không ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản về sau.
Tuy nhiên trong trường hợp đó là biểu hiện bệnh lý, bé cần được điều trị sớm. Nếu không, qua thời gian, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây nên:
- Ung thư tinh hoàn: Bệnh này hiếm gặp ở nam giới nhưng không phải là không có khả năng xảy ra khi kích thước tinh hoàn bé trai bị bên to bên nhỏ. Nếu không may những bệnh lý kể trên nặng hơn và hình thành nên khối u, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và bé trai sẽ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh về sau cao hơn. Đây là tình trạng không ai mong muốn.
- Màng tinh hoàn bị tổn thương: Kích thước tinh hoàn không đồng đều có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch màng tinh. Thậm chí là những tổn thương nặng nề cho màng tinh. Khi đó, chất dịch và mủ tích tụ ở bìu khiến chúng trở nên nặng nề và chảy xệ hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt về sau của bé trai.
- Suy giảm chất lượng tinh trùng: Đây là hệ quả mà có thể sau này mới có thể nhìn thấy, nhưng được hình thành từ khi còn nhỏ. Chất lượng và số lượng tinh trùng, không sản sinh. Điều này cũng có thể gây nên vô sinh ở nam giới.
- U nang biểu mô: Một trong những nguyên nhân thường thấy khi bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ. Hầu hết các u nang biểu mô đều sẽ lành tính, không có cảm giác đau và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu xuất hiện biểu mô, kèm theo triệu chứng đau nhức, khó chịu cần phẫu thuật để thực hiện cắt bỏ u nang.
Tìm hiểu thêm: Tinh Hoàn Bên Cao Bên Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Chẩn đoán và điều trị khi tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em
Chẩn đoán sẽ giúp phát hiện đúng tình trạng bé đăng gặp phải và từ đó đưa ra hướng giải pháp phù hợp cho bé. Tham khảo ngay thông tin:
Phương pháp chẩn đoán
Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ và thực hiện các biện pháp chẩn đoán. Đặc biệt là khi thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ khi tinh hoàn bên to bên nhỏ. Thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ biến chính xác tình trạng đang gặp phải của bé và có hướng xử lý phù hợp nhất, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Dưới đây là một số những biện pháp chẩn đoán sẽ được bác sĩ thực hiện với bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ:
- Siêu âm: Đây là phương pháp có giá trị nhất để chẩn đoán và xác định bệnh lý trong tất cả các tình trạng tinh hoàn ẩn. Thông qua hình ảnh trả về, bác sĩ thấy được toàn bộ bên trong có hình thành cục máu đông, có khối u hay sưng cứng gì hay không.
- Chụp MRI – cắt lớp vi tính kết hợp cùng nội soi ổ bụng: Phương pháp được áp dụng cho những trường hợp bác sĩ không sờ được tinh hoàn trong ống bẹn hoặc khi thực hiện siêu âm nhưng không thấy tinh hoàn – tinh hoàn ẩn.
- Xét nghiệm khác: Bên cạnh những kiểm tra trên thì bé trai còn có thể thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể trong trường hợp không xác định được giới tính, xét nghiệm khối u, xét nghiệm nội tiết tố,….
Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị khi bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ thông thường nhất chính là phẫu thuật. Hình thức này sẽ giúp đưa tinh hoàn xuống bìu và cố định tinh hoàn trong bìu. Phương pháp phẫu thuật này khá đơn giản, không để lại biến chứng và tỷ lệ thành công cao.
Thời điểm tốt nhất để các bé thực hiện phẫu thuật chính là từ 6 – 12 tháng tuổi, tức là trong vòng một năm đầu đời. Khi tiến hành trong giai đoạn này sẽ giúp cải thiện được các chức năng hoạt động của tinh hoàn về sau tốt hơn và giảm tỷ lệ ung thư hóa khi trẻ lớn lên.
Ngoài phẫu thuật cũng có phương pháp điều trị nội khoa như sử dụng thuốc, liệu pháp hormone. Tuy nhiên, những phương pháp này không mang lại hiệu quả cao như phẫu thuật và tùy từng trường hợp mới được áp dụng. Nhìn chung phẫu thuật để cân bằng tinh hoàn bên to bên nhỏ của trẻ vẫn là giải pháp được áp dụng nhiều nhất và phòng tránh những biến chứng về sau.
Bài viết hấp dẫn: Kích Thước Tinh Hoàn Bình Thường Là Bao Nhiêu?
Lưu ý cho phụ huynh khi gặp tinh trạng bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ
Một vài những lưu ý cho các bậc phụ huynh khi gặp tình trạng bé trai có tinh hoàn bên nhỏ:
- Bình tĩnh trong mọi trường hợp, quan sát những biểu hiện bất thường của trẻ. Nếu thấy bé đau đớn, khó chịu. tinh hoàn sưng đỏ và nổi cục cần sớm đưa bé đến bệnh viện để thăm khám.
- Trong trường hợp bé vận động mạnh và va đập vào vị trí túi tinh hoàn cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra chấn thương.
- Không tự ý cho bé dùng thuốc uống, thuốc Tây, Đông y hay áp dụng những mẹo dân gian đắp lên vị trí bị thương, sẽ rất nguy hiểm nếu không hiểu rõ tác dụng của những loại thuốc này.
- Khi gặp tình trạng bệnh lý, cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, hạn chế vận động và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà chuyên trang cung cấp cho bạn đọc về vấn đề bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ. Các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng xử lý khi gặp tình trạng này trong quá trình chăm sóc con cái.
Nội dung liên quan:
- Sa Tinh Hoàn Là Gì? Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu, Triệu Chứng
- Xoắn Tinh Hoàn Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!