Bệnh Gút Có Ăn Được Trứng Vịt Lộn Không, Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrứng vịt lộn là món ăn dân giã, rất phổ biến ở Việt Nam vì có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, những người bị bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không, ăn bao nhiêu là đủ? Câu trả lời sẽ được Nhất Nam Y Viện giải đáp chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn
Trước khi giải đáp vấn đề bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không, bạn cần biết giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Trứng vịt lộn thường được người Việt dùng làm bữa ăn sáng bằng cách luộc chín, ăn kèm cùng rau răm, gừng và muối tiêu ớt.
Trong Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng bổ máu, ích trí, tu âm, hỗ trợ cải thiện chứng suy nhược cơ thể, còi cọc, thiếu máu, chóng mặt, người muốn tẩm bổ sức khỏe. Còn theo nghiên cứu khoa học, một quả trứng vịt lộn sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 182 kilo calo.
Tham khảo: Bệnh Gút Có Ăn Được Đậu Phụ Không, Ăn Bao Nhiêu Thì Tốt?
Bên cạnh đó, chúng còn có chứa khoảng 600mg cholesterol, 212g photpho, 12.4g lipit, 13.6g protein, 82mg canxi. Kèm với đó các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin nhóm C, sắt và beta carotene.
Tuy trứng vịt lộn có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Vậy nên tối đa bạn chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần và trẻ em từ 5 tuổi trở lên chỉ ăn 1 quả trứng 1 tuần.
Bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không?
Bệnh gút không nên ăn trứng vịt lộn, bởi trong trứng có chứa hàm lượng protein, cholesterol cao nên không có lợi với người bị bệnh gout. Khi dung nạp vào cơ thể, cá chất này dễ khiến người bệnh bị rối loạn chuyển hóa, tăng tổng hợp axit uric cũng như làm giảm khả năng bài tiết của thận.
Về lâu dài, lượng axit uric tích tụ lâu ngày sẽ gây sưng viêm khớp, làm tái phát các cơn sưng đau khớp. Do đó, người bị bệnh gout cần loại bỏ trứng vịt lộn ra khỏi thực đơn ăn uống ngày ngày để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới việc kiểm soát chỉ số axit uric cũng như ngăn ngừa các đợt gout tái phát. Vì vậy, bệnh nhân bị gout thường được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học như sau:
- Tránh ăn các món ăn chua, giàu axit hoặc có kết tủa muối urat gây sỏi thận như nem chua, canh chua, hoa quả chua, dưa hành muối, kim chi,…
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày tùy theo trọng lượng cơ thể để lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.
- Ưu tiên uống các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch,… Thay vì uống nước ngọt hoặc sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê,…
- Không ăn các loại rau nhiều purin như giá đỗ, nấm, măng tây,…
- Ăn các loại rau xanh có màu xanh đậm, giàu chất xơ như cải bẹ xanh, khoai tây, đậu Hà Lan, bắp cải, rau cần,… để làm chậm quá trình hấp thu đạm và giảm tạo thành axit uric.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đạm, nhiều lượng purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…
- Nên chế biến các món ăn một cách đơn giản như món luộc, hấp, hạn chế sử dụng gia vị, chất bảo quản hoặc các thực phẩm được chế biến sẵn.
Bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không đã được Nhất Nam Y Viện giải đáp chi tiết trong bài viết. Có thể nói, trứng vịt lộn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phù hợp với bệnh nhân bị gout. Để tránh để bệnh trở nặng, người bệnh gout nên lựa chọn cho mình những món ăn giàu dinh dưỡng, chứa ít đạm, purin. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để xây dựng thực đơn ăn uống khoa học hơn.
Tìm hiểu ngay:
- Người Ăn Chay Uống Sữa Được Không?
- Tỏi Mọc Mầm Có Ăn Được Không, Có Độc Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!