GOUT
Bệnh gout là một dạng của viêm khớp, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những cơn đau dữ dội, đi kèm với một số biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa ra sao, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Định nghĩa
Gout là một dạng của viêm khớp khiến người bệnh thường xuyên trong trạng thái đau và sưng khớp. Cảm giác đau nhức hoặc sưng tấy sẽ diễn tiến trong một vài tuần rồi biến mất. Thông thường các vết sưng sẽ bắt đầu từ các ngón chân của bàn chân.
Bệnh Gout sẽ diễn tiến ngày một nặng hơn khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ càng nhiều mà không kiểm soát. Điều này khiến cho các tinh thể hình kim có cơ hội tích tụ và hình thành bao bọc lấy các khớp. Theo thời gian chúng khiến người bệnh bị viêm khớp.
Bệnh gout hoàn toàn có thể được kiểm soát một cách dễ dàng nếu người bệnh được chẩn đoán sớm, thay đổi lối sống sinh hoạt và điều trị đúng phương pháp.
Đối tượng
Với cuộc sống đầy đủ như hiện nay từ chế độ ăn, lối sống, sinh hoạt giải trí thì con người dễ bị mắc nhiều loại bệnh hơn. Một trong số đó có thể kể đến là bệnh gout, vậy những ai là đối tượng bị gout cao nhất, cụ thể:
- Gout thường xảy ra nhiều hơn đối với nam.
- Bệnh thường bắt gặp ở những người bước vào tuổi trung niên.
- Người có tiền sử gia đình từng mắc bệnh gout.
- Người thừa cân, béo phì.
- Nữ giới ở tuổi tiền mãn kinh.
- Người ăn uống không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá,...các chất kích thích.
Triệu chứng
Nhắc đến bệnh gout là nhắc đến triệu chứng đau ở khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt như ngón chân cái. Tình trạng viêm do gout gây ra thường diễn tiến đột ngột nhất là vào ban đêm, khiến người bệnh tỉnh giấc. Chưa kể, khớp có thể bị nóng đỏ, sưng và cứng dần lên.
Khi tình trạng sưng diễn biến ngày càng xấu đi ở một khớp, khả năng cao là do những nguyên nhân sau:
- Một số loại thực phẩm không nên ăn dành cho người bị gout
- Rượu, các chất kích thích
- Lạm dụng một số loại thuốc
- Chấn thương
- Mắc phải một số bệnh lý khác.
Với những vết sưng khớp do gout gây nên có nhiều khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến tim và thận.
Nguyên Nhân
Đối với nam giới: Chỉ số chỉ số acid uric trong máu được đánh giá ở mức bình thường khi duy trì: 210 – 420 umol/L. Riêng với nữ giới, chỉ số này có phần thấp hơn một chút là 150 – 350 umol/L.
Như vậy, khi thận không thể hoạt động đúng cách hoặc do chính cơ thể tạo ra quá nhiều lượng acid khiến cho bệnh gout có cơ hội hình thành. Theo đó các tinh thể urat dư thừa, lâu dần tích tụ ngay trong khớp, cọ xát trực tiếp vào màng hoạt dịch gây ra tình trạng viêm, sưng và đau nhiều.
Acid uric dư thừa nhiều là do cơ thể thu nạp quá nhiều Purin - một chất tồn tại ở hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt ở một nhóm hải sản, thịt, cá,...Khi tiêu thụ purin, cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric.
Nguyên nhân nguyên phát (vô căn)
Nguyên nhân này xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Theo đó, người bị bệnh gout do nguyên nhân này thường có quá trình tổng hợp purin nội sinh khiến acid uric tăng quá mức. Nguyên nhân này thường bắt nguồn ở những đối tượng là nam giới có độ tuổi trên 40, hoặc có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
Nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân này xuất phát từ các bệnh lý hoặc một số nguyên nhân tiền đề khác khiến cho acid uric trong máu tăng cao. Một trong số đó có thể các bệnh như đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương,...
Biến chứng
Dựa trên giai đoạn diễn tiến của bệnh mà gout có thể xảy ra một năm vài lần hoặc vài tháng một lần. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có nguy cơ diễn tiến thường xuyên với mật độ dày đặc ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về sức khỏe:
- Sỏi thận: Theo thống kê có hơn 20% người bị gout là người từng mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân gây ra sỏi thận là do sự tích tụ của các tinh thể urat và calci tạo thành sỏi. Điều này ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bài tiết của thận, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và tắc nghẽn.
- Giảm độ lọc của cầu thận.
- Bệnh gout càng nặng khả năng bị bệnh tim thiếu máu càng cao.
- Nguy cơ bị thoái hóa khớp, hoại tử khớp và tàn phế do các hạt tophi vỡ ra gây loét, tạo cơ hội khiến vi khuẩn tấn công, lâu dần làm hỏng khớp.
- Tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim do hẹp động mạch.
- Dễ bị trầm cảm.
- …
Hầu hết những biến chứng và tổn thương kể trên sẽ được chấm dứt, nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp kết hợp chế độ sống, ăn uống lành mạnh.
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế cho biết, bệnh gout không nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, gout có thể khiến người bệnh luôn trong cảm giác đau đớn, căng thẳng, mất ngủ. Bệnh có thể được không chế nhanh bằng thuốc hoặc bằng cách thay đổi chế độ khẩu phần ăn lành mạnh.
Dựa trên diễn tiến bệnh mà gout được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khi mức axit uric trong máu tăng lên nhưng chưa đi kèm các triệu chứng của bệnh gout thì người bệnh chỉ có thể phát hiện được ngay sau khi bị sỏi thận.
- Giai đoạn 2: Khi mức axit uric lúc này rất cao làm cho các tinh thể hình thành ở ngón chân hay còn được biết đến là nốt tophi. Các nốt tophi hình thành sớm hoặc chậm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, có lúc thì xuất hiện sớm, có lúc lại xuất hiện muộn hơn. Người bệnh dễ dàng phát hiện những nốt tophi này ngay ở sụn vành tai, khuỷu tay, ngón chân cái, gân gót và mu bàn chân.
- Giai đoạn 3: Các triệu chứng của bệnh không giảm đi mà còn diễn tiến theo xu hướng nặng hơn, khi các tinh thể axit uric liên tục tấn công nhiều khớp.
Phần lớn, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là thường xuyên bắt gặp nhất ở những người bị bệnh gout. Riêng với những người bệnh chuyển sang giai đoạn 3 thường rất hiếm có thể là đã được điều trị đúng ở các giai đoạn trước đó.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán được bệnh Gout cụ thể và chính xác nhất, thông thường bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng điển hình của bệnh như: ngón chân cái bị sưng đỏ, viêm và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Thêm vào đó, bác sĩ có thể yêu cầu khám sức khỏe, xem xét bệnh sử và các triệu chứng của bạn:
- Yêu cầu bạn mô tả cảm giác đau ở các khớp
- Tần suất đau khớp
- Bộ phận nào bị đau và có các triệu chứng đỏ hoặc sưng
Tuy nhiên có những lúc bệnh cũng khó chẩn đoán chính xác, vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu Tuy có những triệu chứng đặc hiệu nhưng đôi khi bệnh khó thể chẩn đoán chính xác, để chắc chắn bạn có bị bệnh hay không bác sĩ sẽ khuyến nghị thực hiện một số xét nghiệm gout cần thiết để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm máu
Để hỗ trợ chẩn đoán bệnh gout, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ uric. Tuy nhiên, cách chẩn đoán này sẽ được suy luận xem xét dựa trên các triệu chứng của người bệnh. Bởi nhiều người dù có lượng uric trong máu cao nhưng lại không có dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh gout.
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán bệnh qua hình ảnh bằng cách siêu âm và chụp CT khá hiệu quả trong việc phát hiện những tổn thương trong khớp, ngay cả khi bệnh diễn tiến trong thời gian đầu. Riêng với việc chụp X-quang thường được sử dụng để xác định bệnh xương khớp đã bị tổn thương trước đó trong một thời gian dài.
Kiểm tra dịch khớp
Với cách này, chuyên gia bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch của bạn thông qua một cây kim rồi từ từ đưa vào trong 1 các khớp của bạn. Dịch khớp này sau khi được lấy ra sẽ để dưới kính hiển vi nhằm tìm ra tinh thể urat.
Cách điều trị
Thông qua việc thăm khám và duy trì dùng thuốc từ bác sĩ chỉ định, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, người bệnh hoàn toàn có khả năng kiểm soát được các triệu chứng do gout gây ra:
Điều trị nội khoa
Với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ tập trung sử dụng các loại thuốc Tây có khả năng giảm đau, kiểm soát các triệu chứng, đau nhức sưng viêm nhanh chóng. Một trong số đó có thể kể đến các loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giảm acid uric trong máu,...Liều lượng thuốc sẽ thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào từng giai đoạn diễn tiến của bệnh gout.
Mặt khác, với các loại thuốc này nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động của dạ dày như đau dạ dày,...
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa thường là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định cho các đối tượng người bệnh đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không đạt được kết quả như ý. Theo đó, tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi:
- Gout kèm biến chứng loét
- Bội nhiễm nốt tophi
- Nốt tophi có kích thước lớn khiến các khớp vận động khó khăn.
Để giúp người bệnh hạn chế tình trạng bệnh tái phát, khi phẫu thuật bác sĩ sẽ sử dụng colchicin kết hợp thuốc hạ acid uric máu.
Điều trị bằng Đông Y
Gout là bệnh khó chữa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dàng chuyển sang giai đoạn mãn tính với những cơn đau nhức, sưng viêm khớp khó chịu. Cũng vì lẽ đó mà dân gian gọi bệnh gout là thống phong. Theo nhiều chuyên gia YHCT chia sẻ các bài thuốc Đông Y có công dụng giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh rất tốt.
Cách phòng ngừa
Một trong những lưu ý giúp mọi người chủ động phòng ngừa bệnh gout hiệu quả đó là giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm làm chậm quá trình chuyển biến xấu của bệnh:
- Tuân thủ đúng liều lượng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định.
- Kiểm soát bệnh bằng cách tái khám theo lịch đồng thời xử lý nhanh chóng các triệu chứng bất thường.
- Nếu nguyên nhân gây bệnh gout là do các bệnh lý, bạn nên chủ động chữa trị dứt điểm.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
- Duy trì mức cân nặng phù hợp.
Riêng với bệnh nhân gout nên chú trọng đến khẩu phần, chế độ ăn uống của mình như sau:
- Nói không với các thực phẩm làm từ nội tạng động vật nhất là gan và cá mòi.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều chất đạm hoặc chứa nhiều purin.
- Không nên ăn các loại thịt đỏ hoặc các loại hải sản.
- Hạn chế dùng sản phẩm có ít chất béo hoặc chất béo bão hòa.
- Nên ăn nhiều các thực phẩm có chất xơ gồm có dưa leo, củ sắn, cà chua,...
- Khuyến khích sử dụng đường tự nhiên có trong rau củ quả, ngũ cốc thay cho đường tinh luyện.
- Mỗi ngày uống từ 2.5 - 3 lít nước.
- Không sử dụng đồ uống có cồn hay các sản phẩm có chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga,...
Trên đây là toàn bộ nội dung bàn về bệnh Gout giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị phù hợp. Có thể thấy, bên cạnh tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chủ động kết hợp chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh để giảm nồng độ acid uric trong máu giúp bệnh nhanh đạt hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!