BỆNH VIÊM KHỚP

Viêm khớp là thuật ngữ chung để chỉ hơn 200 căn bệnh liên quan đến tổn thương và lão hóa các khớp. Tình trạng này tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây nhiều phiền toái cho cuộc sống và sinh hoạt của mỗi người. Vậy viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này.

Định nghĩa

Viêm khớp là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các rối loạn liên quan đến cấu trúc và hoạt động của khớp xương trong cơ thể. Trên thực tế thì đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng và độ tuổi. Trong đó phổ biến nhất là ở những phụ nữ trên 65 bị dư thừa cân, béo phì. Tuy nhiên bệnh còn có thể gây ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ vị thanh niên.

Khi bị đau khớp xương, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do sưng, nóng, đỏ đau tại các khớp và cứng các cơ liên quan.

Việc điều trị căn bệnh này, còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Nguyên nhân gây bệnh cũng như các dạng viêm khớp đang gặp. Nhìn chung các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và nâng cao chất lượng của người bệnh.

Bệnh thường gặp

Theo các chuyên gia đầu ngành, các chứng bệnh liên quan đến viêm khớp vô cùng đa dạng trong đó có viêm khớp đơn thuần và viêm khớp ảnh hưởng đến cơ quan khác. Cụ thể:

Viêm khớp thấp

  • Hay còn gọi là thấp khớp, viêm khớp dạng thấp là tình trạng bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô liên kết và gây viêm nhiễm.
  • Nếu không được kiểm soát tốt, thấp khớp kéo dài có thể dẫn tới thoái hóa khớp rất nguy hiểm.
  • Ngoài ra nếu bệnh xảy ra cùng lúc ở nhiều vị trí khớp thì người ta gọi là đa khớp thấp.
  • Theo các chuyên gia, căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất là độ tuổi 40-50, trong đó nữ giới cao gấp 2-3 lần nam giới.

Viêm xương khớp

  • Viêm xương khớp là loại bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay.
  • Vị trí tổn thương của bệnh chủ yếu là sụn khớp, lớp mô bao bọc đầu xương có vai trò giảm ma sát và bảo vệ đầu xương khi vận động mạnh.
  • Viêm xương khớp còn có thể gặp ở những người trẻ sau các chấn thương tại khớp.

Viêm khớp vảy nến

  • Nói đến căn bệnh viêm khớp vảy nến nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy, cùng các vấn đề về móng.
  • Nhưng thực tế, căn bệnh này thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các mô khỏe mạnh tại khớp và da.

Viêm khớp truyền nhiễm

  • Loại bệnh này xảy ra khi virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây viêm nhiễm tại các khớp.
  • Các loại vi khuẩn này có thể lây qua đường máu, đường tình dục hoặc đường ăn uống.
  • Căn bệnh này nếu được điều trị kịp thời bằng kháng sinh có thể loại bỏ nhanh chóng tình trạng nhiễm trùng khớp.

Viêm khớp chuyển hóa

  • Là tình trạng tích tụ và chuyển hóa Axit uric thành những hạt tophi, gây ra những cơn đau khớp đột ngột như bị Gout.
  • Thông thường căn bệnh này thường ảnh hưởng đến tứ chi và hiếm khi ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
  • Nhìn chung bệnh có thể tái phát theo từng đợt, nhưng gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh, thậm chí để lâu ngày còn có thể bị hoại tử, tàn phế.

Các loại viêm khớp phân theo vị trí viêm

Ngoài ra dựa vào vị trí viêm, người ta còn chia căn bệnh này theo nhiều dạng khác nhau như:

  • Viêm khớp gối: Là tình trạng khớp gối bị viêm nhiễm, gây đau buốt và tê nhức tại đây.
  • Viêm khớp thái dương hàm: Hay còn có tên gọi khác là rối loạn khớp thái dương hàm. Nhìn chung khi bị căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong ăn uống. Bởi đây là khớp có tác dụng điều khiển hoạt động của hai hàm trước, sau.
  • Viêm khớp háng: Là tình trạng viêm đau khớp tại vùng háng, đùi và thắt lưng hông. Căn bệnh này chủ yếu xảy ra do sự lão hóa của phần sụn khớp tại các bộ phận trên, gây đau đớn khi đi lại và làm việc.
  • Viêm khớp vùng chậu: Là tình trạng bị sưng, viêm tại một hoặc nhiều khớp ở vùng chậu và cột sống. Bệnh có thể gây ra tác động đến các bộ phận như thắt lưng, vùng hông, chân,...
  • Viêm khớp vai: Là tình trạng bị thoái hóa đĩa đệm cổ, dây chằng hay các bệnh thần kinh như chấn thương sọ não, viêm màng não.
  • Viêm khớp chân: Bệnh có thể xảy ra tại khớp cổ chân, khớp bàn chân và khớp ngón chân cái. Gây đau đớn, sưng nóng hoặc thậm chí mất khả năng đi lại với người bệnh.
  • Viêm khớp tay: Tương tự như tại chân, căn bệnh này có thể xảy ra tại khớp cổ tay, khớp nối ngón tay, khớp nối cổ tay, khớp ngón tay cái,...

Nguyên Nhân

Theo các chuyên gia, bệnh viêm khớp gồm nhiều loại khác nhau. Trong đó, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân gây bệnh riêng. Tuy nhiên, người ta có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính sau:

  • Các nguyên nhân tại khớp: Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra đau khớp do các lớp sụn bị sần sùi, bào mòn, thoái hóa, nhiễm khuẩn hoặc chấn thương. Bởi trên thực tế, sụn là mô liên kết tạo độ vững chắc và linh hoạt tại các khớp. Ngoài việc bảo vệ đầu xương, sụn còn giúp các khớp hoạt động trơn tru, dễ dàng. Vì thế khi sụn bị hao mòn và ảnh hưởng thì các khớp sẽ không thể hoạt động như ban đầu.
  • Các nguyên nhân ngoài khớp: Thường là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, sự bất thường của hệ thống miễn dịch gây tổn thương cho các thành phần trong khớp,...

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì những yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh:

  • Tuổi tác cao: Theo các nhà khoa học, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ tăng theo thời gian. Ở những người cao tuổi nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn người bình thường.
  • Giới tính: Mặc dù không rõ nguyên nhân nhưng các số liệu thống kê mới nhất cho thấy phụ nữ thường có nguy cơ bị đau khớp cao so với đàn ông, trừ bệnh gout.
  • Thừa cân béo phì: Trong lượng cơ thể quá lớn có thể tăng sức ép và áp lực lên các khớp tại hông và gối. Do đó, tình trạng này cũng được liệt kê vào danh sách những nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh khớp.
  • Nhiễm trùng hoặc chấn thương khớp: Đây là yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp. Bởi các chấn thương và vi khuẩn có thể kích hoạt sự phát triển của nhiều dạng bệnh khớp.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Những công việc thường xuyên phải chịu áp lực lên một khớp cụ thể trong thời gian dài có khả năng bị viêm nhiễm cao hơn bình thường.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị bệnh thì khả năng di truyền cho bạn sẽ cao hơn người bình thường khoảng 5 lần.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể tự tấn công vào các mô mềm trong khớp. Từ đó dẫn đến tình trạng phá hủy sụn khớp thậm chí là cả xương.

Triệu chứng

Ở mỗi dạng viêm khớp người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung trong hầu hết các trường hợp người bệnh đều có những triệu chứng sau:

  • Đau khớp: Đây là triệu chứng viêm khớp phổ biến và thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và có thể biến biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh viêm khớp ở đầu gối
Bệnh viêm khớp ở đầu gối

  • Cứng khớp: Bên cạnh đau khớp thì cứng khớp cũng được coi là dấu hiệu viêm khớp thường gặp. Tình trạng này thường diễn ra nghiêm trọng vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc trong thời gian dài không hoạt động các khớp.
  • Sưng khớp: Một số người bệnh sẽ có triệu chứng sưng tấy và căng bóng vùng da ngoài tại các khớp.
  • Mất linh hoạt, khó di chuyển: Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy khó khăn và mất linh hoạt trong việc di chuyển hoặc đứng dậy. Điều này có thể là một trong những biểu hiện của bệnh khớp hoặc các vần liên quan.
 Những triệu chứng trên có thể giữ nguyên hoặc tiến triển nặng hơn qua thời gian. Trong trường hợp bệnh phát triển thành mãn tính, người bệnh có thể sẽ mất khả năng di chuyển và sinh hoạt nặng nề hơn.

Những triệu chứng BỆNH XƯƠNG KHỚP của bạn?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh viêm khớp ngoài việc khai thác triệu chứng và yêu cầu người bệnh thực hiện các chuyển động để kiểm tra sự linh hoạt thì các bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm như:

  • X-quang: Phương pháp này sẽ giúp xác định chính xác tình trạng mất sụn, tổn thương xương hoặc thay đổi kích thước của xương. Mặc dù kết quả chụp X quang không thể xác định được tình trạng viêm khớp nhưng có thể giúp theo dõi tiến triển của bệnh.

Chẩn đoán bệnh viêm khớp
Chẩn đoán bệnh viêm khớp

  • Chụp cắt lớp vi tính: Là phương pháp sử dụng máy quét CT quan sát được nhiều góc độ khác nhau trong bề mặt khớp nhờ tia X tạo mắt cắt bên trong. CT có thể giúp hiển thị tường tận hình ảnh xương và các mô mề xung quanh khớp để kiểm tra mức độ chấn thương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này là việc sử dụng sóng vô tuyến từ trường tạo ra các hình ảnh cắt ngắn ở các mô mềm như sụn, dây chằng, gân,..
  • Siêu âm: Đây là hình thức sử dụng sóng âm thanh tần số cao để ghi lại cấu trúc của mô, sụn, và khớp nhằm nhận biết sự khác biệt.
  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Một số xét nghiệm phổ biến như xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch khớp cũng có thể sử dụng để chẩn đoán căn bệnh này.

Giải pháp điều trị

Có rất nhiều cách điều trị viêm khớp, tuy nhiên lựa chọn phương pháp nào điều trị nào cho hiệu quả còn tùy thuộc vào các dạng của bệnh. Nhìn chung hầu hết các phương pháp này thường tập trung vào việc giảm triệu chứng và cải thiện chức năng của xương khớp. Dưới đây là một số biện pháp chữa viêm khớp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Các cách điều trị viêm khớp tại nhà

Bệnh viêm khớp và cách điều trị tại nhà là điều mà bệnh nhân nào cũng mong muốn. Tuy nhiên nếu không biết cách điều trị phù hợp thì chúng có thể gây phản tác dụng. Dưới đây là 4 cách điều trị viêm khớp đơn giản, dễ làm tại nhà mà ai cũng có thể áp dụng.

Sử dụng nha đam

  • Công dụng: Ngoài tác dụng làm đẹp, dược liệu này còn có thể dùng để chữa các bệnh về xương khớp nhằm làm dịu cơn đau và bớt sưng tấy cho vùng da viêm nhiễm.
  • Cách thực hiện: Người bệnh chỉ cần chọn 1-2 lá nha đam, bóc sạch vỏ ngoài rồi đem xay nhuyễn chắt lấy nước uống hàng ngày.

Sử dụng lá lốt tươi

  • Công dụng: Lá lốt vốn nổi tiếng với công dụng điều trị các bệnh về xương khớp nhất là viêm nhiễm. Bởi một số hoạt chất trong loại cây này có khả năng giảm đau, làm dịu căng đỏ tại vùng da phía trên khớp viêm.
  • Cách làm: Lấy một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch rồi đun với nước sôi để uống hàng ngày. Nên sử dụng vào sau khi ăn cơm tối và liên tục cho đến khi bệnh khỏi.

Trà xanh

Trà xanh chữa viêm khớp
Trà xanh chữa viêm khớp

  • Công dụng: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trà xanh có thể làm giảm sưng, chống viêm ở những người bị viêm khớp. Ngoài ra thảo dược này còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể rất hiệu quả.
  • Cách thực hiện: Người bệnh chỉ cần lấy 1 nắm trà xanh đem rửa sạch rồi hãm với 100ml nước sôi, uống hàng ngày.

Gừng

  • Công dụng: Những hợp chất trong gừng sẽ giúp kháng viêm, giảm hẳn sưng đau do viêm đa khớp hiệu quả.
  • Cách làm: Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 2-3 lát gừng mỏng, cho vào 100 ml nước nóng, ủ khoảng 15 phút, sau đó thêm 1-2 thìa mật ong vào dùng như thường.

Trị bệnh khớp bằng việc sử dụng thuốc

Để điều trị căn bệnh này, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một hoặc một số loại thuốc phối hợp dưới đây.

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau phổ biến nhất để trị viêm khớp là Acetaminophen. Ngoài ra đối với tình trạng nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể kê lên liều nặng hơn với thuốc giảm đau Tramadol hoặc Oxycodone. Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên nếu dùng lâu dài chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, khiến người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào thuốc.

Thuốc giảm đau do viêm khớp
Thuốc giảm đau do viêm khớp

  • Các chất phản ứng: Một số các loại thuốc và kem mỡ có chứa tinh chất bạc hà hoặc chất gây cay như Capsaicin có thể được chỉ định để giảm đau và sưng tấy cho những khu vực bị viêm.
  • Thuốc chống thấp khớp: Thông thường để chữa bệnh viêm khớp các bác sĩ có thể sẽ cân nhắc và chỉ định cho người bệnh dùng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs. Tác dụng của loại thuốc này là ngăn ngừa và làm chậm các phản ứng của hệ miễn dịch, đồng thời tránh gây tổn thương cho khớp hiệu quả.
  • Thuốc sinh học: Là nhóm thuốc trị viêm khớp thường được chỉ định kết hợp với DMARD để nâng cao khả năng miễn dịch và giúp biến đổi gen trong hệ thống miễn dịch nhanh chóng. Một số loại thuốc sinh học phổ biến thường được chỉ định như: Etanercept và Infliximab.
  • Corticosteroid: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch. Thuốc có thể dùng theo đường uống hoặc dạng tiêm để cải thiện trình trạng bệnh nhanh nhất.

Chữa viêm khớp bằng vật lý trị liệu

Thay bằng việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số hình thức trị liệu được khuyên dùng như:

  • Liệu pháp nhiệt: Đây là phương pháp ngâm nước ấm hoặc tập thể dục trong nước ấm để giảm áp lực lên các cơ, đồng thời hỗ trợ giảm đau, sưng tấy tại các cơ, khớp.

Ngâm nước ấm
Ngâm nước ấm

  • Các bài tập hỗ trợ: Các bài tập này không những giúp người bệnh tăng cường cơ bắp quanh khớp mà còn giúp nâng cao tính linh hoạt và mật độ xương nhanh chóng. Một số bài tập giúp điều trị căn bệnh này gồm: tạ đơn, tạ đôi, đòn bẩy, hít đất, squat,... Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên khởi động 5 phút trước khi thực hiện bài tập, giữ thói quen tập luyện hàng ngày đồng thời không nên giữ hơi trong lúc gắng sức.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Liệu pháp này có thể giúp hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và cải thiện sự linh hoạt cho các khớp rất tốt.
  • Vật lý trị liệu nghề nghiệp: Các bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh một số thủ thuật giúp hạn chế tổn thương xương khớp trong công việc hàng ngày. Hoặc đề nghị người bệnh sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để bảo vệ khớp khỏi các tác động bên ngoài.

Cách điều trị bệnh viêm khớp bằng phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị không xâm lấn không mang lại hiệu quả như mong muốn các chuyên gia có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số phẫu thuật để trị liệu căn bệnh này. Một số phẫu thuật phổ biến, thường được áp dụng như:

  • Phẫu thuật thay thế khớp thật bằng một khớp kim loại hoặc nhựa: Hình thức phẫu thuật này thường được chỉ định để điều trị tình trạng thoái hóa khớp hoặc viêm khớp tại hông, háng và đầu gối.

Phẫu thuật bệnh viêm khớp
Phẫu thuật bệnh viêm khớp

  • Phẫu thuật hợp nhất các khớp với nhau: Ở hình thức này, các bác sĩ có thể thực hiện một số thao tác để nối và liên kết các đầu xương với nhau. Hình thức này chủ yếu được áp dụng cho những tình trạng viêm khớp nặng và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngón tay, cổ tay.

Cách trị viêm khớp bằng châm cứu, điện kích qua da

Ngoài phương pháp vật trị liệu thì châm cứu hoặc điện kích thần kinh qua da cũng là những biện pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng khi điều trị căn bệnh này. Cụ thể:

  • Châm cứu: Phương pháp này thường sử dụng các kim châm chuyên dụng để châm vào da nhằm giúp giảm đau và sưng tấy tại các khớp.
  • Điện kích thần kinh: Là phương pháp sử dụng một thiết bị nhỏ tạo xung điện kích thích lên dây thần kinh trên da tại khu vực bị đau của các khớp. Mục đích của cách làm này là gây trở ngại cho việc truyền tín hiệu lên não, đánh lừa cảm giác đau cho người bệnh.

Chữa bệnh khớp bằng các bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức mà còn hỗ trợ bồi bổ lục phủ ngũ tạng, tăng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết. Vì vậy hiện nay rất nhiều các bệnh nhân đã tìm và lựa chọn phương pháp này để cải thiện triệu chứng và nâng cao sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y giúp điều trị hiệu quả căn bệnh viêm khớp này.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị tri mẫu, quế chi, ngạnh mễ, cam thảo, thạch cao cho vào ấm sắc rồi chắt lấy nước dùng. Ngày uống 1 thang, duy trì liên tục cho đến khi các triệu chứng đau nhức khớp được cải thiện.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị tang chi, nhẫn đông đằng, phòng phong, quế chi, tri mẫu, hải đồng bì, bạch thược, sinh địa, xích thược, bột linh dương sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc 3: Lấy cam thảo, đẳng sâm, phòng phòng, độc hoạt, đỗ trọng, xuyên khung, tế tân, bạch linh, đương quy, thục địa, tần giao cho vào ấm sắc kỹ rồi thêm nhục quế vào sắc thêm 15 phút. Sau đó chắt nước dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi hết đau nhức.

Phòng tránh

Cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của viêm khớp là phòng ngừa từ khi còn sớm. Dưới đây là một số lời khuyên cho người bệnh để ngăn chặn căn bệnh này một cách hiệu quả.

  • Duy trì lối sống tích cực: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nói chung và xương khớp nói riêng để duy trì độ dẻo dai, linh hoạt của cơ thể. Có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về chế độ tập luyện tại nhà sao cho phù hợp và không quá sức.
  • Giảm cân: Thừa cân là một trong những yếu tố tăng tải trọng lên các khớp, khiến nguy cơ mắc các bệnh xương khớp tăng lên gấp 4 lần. Do đó, điều chỉnh cân nặng là một trong những cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
  • Tránh tư thế không tốt: Người bệnh nên giữ tư thế thẳng đứng trong học tập cũng như làm việc. Bởi đây được coi là tư thế tốt nhất cho hệ xương khớp, giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa hai khớp đồng thời giảm áp lực lên các sụn.
  • Không mang vác vật nặng quá sức: Việc mang vác đồ nặng sẽ khiến hệ xương khớp bị tổn thương năng, đây ra nhiều đau nhức. Lâu dần có thể dẫn đến thoái hóa, tê liệt các khớp rất nguy hiểm.
  • Đến bệnh viện theo dõi triệu chứng: Trong trường hợp cơ thể có những triệu chứng của bệnh viêm khớp, người bệnh chủ động đi thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Sử dụng các biện pháp hỗ trợ: Trong trường hợp đang điều trị viêm khớp, người bệnh nên tăng cường bảo vệ các khớp xương bằng việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp, băng gán để hạn chế tối đa tổn thương đồng thời tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm

Triệu chứng của bạn?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *