KHÔ KHỚP
Nhắc đến khô khớp nhiều người nghĩ ngay chỉ có người già mới mắc phải bệnh này. Tuy nhiên hiện nay tình trạng trẻ hóa bệnh ngày càng gia tăng do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Vậy bệnh khô khớp là gì, nguyên nhân, triệu chứng bệnh và cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa
Khô khớp là tình trạng dịch khớp bị tiêu giảm khiến các sụn khớp tăng khả năng ma sát với nhau khiến người bệnh đau nhức, khó khăn trong việc co duỗi hoặc vận động. Ngoài ra, khi các khớp bị tổn thương một cách nghiêm trọng người bệnh hoàn có thể nghe được âm thanh lạo xạo phát ra mỗi khi vận động.
Khô khớp thường xảy ra ở các khớp chủ chốt như khớp gối, khớp vai, khớp tay, khớp háng. Tình trạng khô khớp ở các vị trí này được mô tả như sau:
- Khô khớp gối: Là tình trạng khớp gối hay phát ra âm thanh răng rắc hoặc lục cục mỗi khi đi lại kèm theo cảm giác đau nhức sưng đỏ ở vùng gối. Nguyên nhân do dịch bôi trơn quá ít hoặc hầu như không tiết ra khiến các khớp cọ xát mạnh.
- Khô khớp vai: Là tình trạng khớp vai phát ra tiếng lạo xạo mỗi cử động tay hoặc xoay vai.
- Khô khớp tay: Là tình trạng các sụn khớp ở khuỷu tay, cổ tay hoặc ngón tay suy giảm tiết nhờn, lớp sụn bị bào mòn theo thời gian khiến xương tay mất đi lớp màng bảo vệ vốn có ban đầu.
- Khô khớp háng: Là tình trạng khớp háng suy giảm dịch nhờn bôi trơn khiến háng luôn ở trong trạng thái có cứng, khó mở rộng. Khô khớp háng thường xảy ra nhiều ở người lớn do tính chất công việc, chấn thương hoặc thói quen sinh hoạt sai cách.
Nguyên Nhân
Dưới đây đề cập những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khô khớp, mức độ bệnh diễn tiến nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, và có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì khả năng bị thoái hóa khớp càng lớn, đây là quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Cũng vì lẽ đó mà bao khớp không còn đủ khả năng tiết đủ dịch khớp khiến các sụn khớp va chạm, bào mòn dần dần và gây ra tình trạng khô khớp.
- Mất cân bằng chế độ dinh dưỡng: Việc thiếu hụt vitamin và các khoáng chất cần thiết, có thể khiến quá trình sản xuất chất dịch khớp bị cản trở, gia tăng nguy cơ xương khớp bị tổn thương bao gồm tình trạng khô khớp.
- Thói quen sinh hoạt: Việc lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,...tư thế làm việc vận động sai cách,...cũng có thể gia tăng khả năng bị khô khớp.
- Thừa cân béo phì: Các khớp xương sẽ chịu chịu áp lực do trọng lượng cơ thể chèn ép, khiến các ổ khớp mất đi tính ổn định vốn có, tăng khả năng mắc các bệnh về xương khớp bao gồm khô khớp.
Triệu chứng
Khô khớp thường không có các triệu chứng hay biểu hiện một cách rõ ràng, tuy nhiên về lâu dài người bệnh dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu bất thường của các khớp, bao gồm:
- Đau nhức khớp: Mỗi khi thay đổi tư thế ngồi, đứng hay cúi người, di chuyển đột ngột người bệnh cảm nhận cơn đau dữ dội.
- Khớp phát ra âm thanh: Khi vận động các khớp sẽ phát ra tiếng kêu răng rắc do dịch bôi trơn khớp không tiết đủ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu.
Nếu những dấu hiệu này liên tục xảy ra thì khả năng cao bạn đang bị khô khớp giai đoạn mãn tính. Vì vậy để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám.
Khô khớp có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, khô khớp không phải là triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời về lâu về dài sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Cụ thể:
- Hạn chế khả năng vận động, luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
- Đau nhức xương khớp kéo dài.
- Nguy cơ biến dạng khớp như cong vẹo, teo cơ.
- Nguy cơ bị bại liệt do các khớp dần trở nên khô cứng, khó vận động.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán khô khớp, các bác sĩ sẽ sử dụng một số kỹ thuật y tế như sau:
- Kiểm tra lâm sàng: Bằng cách kiểm tra các biểu hiện bên ngoài khớp, người bệnh được yêu cầu thực hiện một số động tác để kiểm tra khả năng vận động của khớp. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ chủ động hỏi một số vấn đề liên quan như tiền sử bệnh, tình trạng đau nhức thế nào, khớp nào hay chịu ảnh hướng, thói quen sinh hoạt và làm việc... để đánh giá mức độ nghiêm trọng.
- Xét nghiệm máu: Để xác định nguyên nhân làm giảm dịch nhầy, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu để kiểm tra vi khuẩn, protein phản ứng C… Từ đó đánh giá khô khớp liệu có phải triệu chứng liên quan đến các bệnh về xương khớp.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) là những phương pháp dùng để kiểm tra những tổn thương của sụn khớp, tình trạng hao mòn hoặc xuất hiện các gai xương cản trở, những dấu hiệu cản trở quá trình tiết dịch khớp.
Giải pháp điều trị
Tùy thuộc vào mức độ diễn tiến bệnh, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo những cách chữa khô khớp sau đây. Lời khuyên bạn nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để các y bác sĩ chẩn đoán bệnh trước khi lựa chọn cách điều trị đúng chuẩn.
Dùng thuốc giảm đau
Thông thường để giảm các cơn đau nhức tạm thời do thiếu dịch nhờn , bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau. Theo đó, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lường được chỉ định, cũng như hạn chế lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây ra một số hệ lụy ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của dạ dày, gan, thận và hệ tim mạch.
Tiêm chất nhờn vào khớp
Tiêm bổ sung chất nhờn Acid Hyaluronic vào khớp cũng là một trong những cách điều trị khô khớp được các bác sĩ chỉ định cho những đối tượng sử dụng thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả.
Với cách này mặc dù giúp tăng chất bôi trơn, giảm ma sát cho các khớp vận động nhưng thời gian hiệu quả chỉ được 1 tuần. Chưa kể đây là phương pháp đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn cao của các bác sĩ giỏi thuộc khoa cơ xương khớp. Việc không tuân thủ điều kiện vô khuẩn hoặc lạm dụng cách này có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, teo cơ, dính khớp, nặng thì bại liệt toàn thân.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thông qua một số thiết bị hỗ trợ như trị liệu laser thế hệ IV hoặc sóng xung kích có công dụng giảm đau và phù nề, tăng tầm vận động của các cơ khớp. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng đủ năng lực tài chính để có thể điều trị bằng những thiết bị vật lý điều trị này.
Thuốc Đông y
Chữa khô khớp bằng Đông Y là phương pháp an toàn, hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ nhờ thành phần thảo dược quý hiếm từ thiên nhiên.
Theo Đông Y, khô khớp xảy ra do hàn thấp nhập vào cơ thể khiến kinh mạch bế tắc, khí huyết tích tụ khiến người bệnh viêm sung, đau nhức. Nguyên tắc điều trị khô khớp là điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, giải quyết triệu chứng từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động.
Bài thuốc Đông Y chữa khô khớp chỉ mang lại hiệu quả, khi người bệnh lựa chọn đúng chuẩn phương pháp điều trị và được chỉ dẫn bởi chuyên gia bác sĩ Y học cổ truyền.
Cách phòng ngừa
Nhiều người vẫn chưa biết cách để cải thiện và phòng tránh khô dịch khớp sao cho hiệu quả, dưới đây đề cập các biện pháp đơn giản dễ thực hiện mà bạn cần lưu tâm:
- Rèn luyện thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng với vitamin và khoáng chất cần thiết để gia tăng chất nhờn cho khớp.
- Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm dầu mỡ hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Thay vào đó nên bổ sung nhiều các món ăn chứa nhiều chất xơ, canxi, vitamin;...
- Thực hiện tập luyện các bài tập thể dục đơn giản vừa sức như đạp xe, yoga, đi bộ... đều đặn, điều này rất có lợi trong việc thúc đẩy quá trình tiết nhờn của khớp.
- Người bệnh hạn chế làm việc quá sức hoặc tập luyện với cường độ cao.
- Rèn luyện tư thế sinh hoạt và làm việc phù hợp như không ngồi xổm, không cúi người nâng vật nặng, không ngồi quá lâu ở 1 tư thế,…
- Không thực hiện các động tác bẻ ngón tay gây ra các âm thanh răng rắc.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng khô khớp, cũng như biết nguyên nhân, triệu chứng và lựa chọn cho mình được các điều trị phù hợp mang lại hiệu quả toàn diện..
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!