SỎI THẬN

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp nhất và có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trong đường tiểu. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì, bệnh có nguy hiểm không và cách phòng tránh như thế nào?

Định nghĩa

Sỏi thận là những tinh thể rắn được hình thành trong thận, bàng quang, hoặc niệu quản. Sỏi thận hình thành do hiện tượng lắng cặn muối, khoáng chất trong thận và nước tiểu. Các sỏi, hoặc hạt sạn trong đường tiết niệu này có nhiều kích thước khác nhau.

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận, bàng quang hoặc niệu quản.

Bệnh lý này rất phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Hầu hết những viên sỏi đều có thể thoát ra ngoài. Trong quá trình sỏi thận di chuyển ra ngoài có thể gây đau đớn cho người bệnh.

Tuy nhiên, sỏi thận là bệnh lý về thận có thể được điều trị nếu phát hiện sớm, không gây ra nhiều biến chứng hoặc tổn thương vĩnh viễn đường tiết niệu ở người bệnh.

Triệu chứng

Thông thường, quá trình hình thành sỏi thận sẽ không gây ra triệu chứng rõ ràng đối với cơ thể người bệnh. Khi sỏi bắt đầu di chuyển hoặc mắc kẹt trong niệu quản, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Đau lưng và đau vùng mạn sườn dữ dội hoặc âm ỉ, đau nhói. Các cơn đau có thể xuất hiện sau lưng và lan ra vùng bụng dưới, mạn sườn tới bắp đùi.
  • Người bệnh có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, khi sỏi di chuyển từ niệu quản đến bàng quang và ngược lại.
  • Xuất hiện các triệu chứng tiểu són, tiểu rắt và đi tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu không nhiều. Thậm chí, người bệnh có thể tiểu ra máu khi sỏi gây ra những tổn thương ở đường tiết niệu.
  • Người bệnh có thể bị nôn hoặc có cảm giác buồn nôn do ảnh hưởng của sỏi đối với đường tiêu hóa.
  • Đôi khi có cảm giác ớn lạnh và sốt khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi thận.
KIỂM TRA SỨC KHỎE CỦA BẠN
Tình trạng SỎI THẬN, SỎI MẬT bạn đang gặp phải?

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Người bệnh có thể gặp phải triệu chứng đau lưng dữ dội

Nguyên nhân

Theo các nghiên cứu, có đến 1/3 dân số bị sỏi thận chứng tỏ đây là bệnh lý rất phổ biến, dễ gặp phải. Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh sỏi thận là:

  • Người bệnh không uống đủ nước mỗi ngày khiến nước tiểu bị cô đặc và tạo cơ hội cho các tinh thể trong nước tiểu kết tủa thành sạn, sỏi trong thận.
  • Sỏi thận do dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu khiến nước tiểu bị tích trữ lâu trong cơ thể không thoát được ra ngoài.
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt, có u xơ hoặc túi thừa trong bàng quang có thể khiến nước tiểu bị đọng lại, gây lắng đọng các tinh thể và khoáng chất.
  • Người phải nằm một chỗ trong thời gian dài, ít vận động có nguy cơ bị sỏi thận.
  • Một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận là tình trạng nhiễm trùng vùng sinh dục lâu dài.
  • Người bệnh có chế độ ăn uống bất hợp lý hoặc sử dụng các loại thuốc quá liều.

Đối tượng

Bên cạnh những nguyên nhân gây ra sỏi thận, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu:

  • Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có người bị sỏi thận hoặc bản thân người bệnh đã bị sỏi thận và từng điều trị sẽ có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn.
  • Những người sống ở vùng khí hậu khô, nóng cũng có nguy cơ sỏi thận cao hơn do thiếu nước hoặc không bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày.
  • Chế độ ăn uống nhiều muối và protein cũng làm tăng nguy cơ sỏi tiết niệu.
  • Người béo phì, có bệnh về đường tiêu hóa hoặc đã trải qua quá trình phẫu thuật dạ dày, đường tiết niệu cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi thận.

Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Trên thực tế, có nhiều người bị sỏi thận nhưng không có triệu chứng bệnh và sỏi có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể mà không gây biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, trong trường hợp sỏi bị kẹt ở đường tiết niệu dẫn tới tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn tới biến chứng gây hại cho cơ thể như sau:

Sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu

Sỏi thường xuất hiện ở vị trí đài thận hoặc bể thận và di chuyển vào niệu quản, niệu đạo qua đường nước tiểu gây ra tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu. Lúc này nước tiểu có thể bị ứ lại tại thận gây ra tình trạng thận ứ nước, niệu quản ứ nước, giãn bể thận, đài thận…

Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể khiến người bệnh gặp phải những cơn đau bụng, đau quặn thận dữ dội, đi tiểu bí rất khó chịu.

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu xuất hiện do những viên sỏi có kích thước lớn cọ xát gây tổn thương niêm mạc của đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn, tổn thương thận, niệu đạo…

Thậm chí, một số trường hợp có thể gây viêm đài bể thận, xơ thận hoặc teo thận rất nguy hiểm. Người bệnh bị viêm đường tiết niệu sẽ có triệu chứng đau bụng dưới, đi tiểu có cảm giác nóng buốt và nước tiểu có màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu.

Suy thận cấp, mãn tính

Thận bị ứ nước nặng đồng thời có hiện tượng nhiễm trùng sẽ hủy hoại các nhu mô thận, suy giảm chức năng thận.

Người bệnh bị sỏi thận lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xuất hiện cơn suy thận cấp tính hoặc mãn tính khiến chức năng thận bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục. Khi đó, người bệnh cần lọc máu nhân tạo thường xuyên hoặc tiến hành ghép thận để duy trì sự sống.

Biến chứng suy thận cấp và mãn tính khiến người bệnh phải lọc máu

Vỡ thận

Vỡ thận tuy không phải là biến chứng hay gặp ở sỏi thận nhưng là biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Chẩn đoán

Khi có các triệu chứng sỏi thận, người bệnh cần đến bệnh viện để được xét nghiệm và chẩn đoán, xác định tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa vào những mô tả lâm sàng về tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh và chỉ định thực hiện những xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể  xác định được nồng độ canxi hoặc axit uric trong máu. Dựa vào kết quả này, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thận, sỏi thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này có thể phản ánh nồng độ các khoáng chất tạo ra tinh thể trong nước tiểu hoặc các chất có tác dụng ức chế hình thành sỏi.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các xét nghiệm bằng chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) có thể phát hiện được những viên sỏi mọi kích thước.

Giải pháp điều trị

Sau khi chẩn đoán sỏi thận và xác định được rõ tình trạng sỏi, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo các phương pháp khác nhau phù hợp với từng người bệnh.

Điều trị sỏi nhỏ ít triệu chứng

Các trường hợp sỏi tiết niệu có kích thước nhỏ và ít triệu chứng nguy hiểm, người bệnh có thể điều trị dễ dàng bằng các phương pháp làm tan sỏi sau đây:

  • Uống nhiều nước: Người bệnh cần uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu, ngăn ngừa quá trình kết tinh tạo sỏi. Thực hiện phương pháp uống nhiều nước cần kiên trì kết hợp với quan sát màu sắc nước tiểu để đánh giá tình trạng bệnh.
  • Sử dụng thuốc trong điều trị nội khoa: Đối với sỏi kích thước nhỏ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc chẹn alpha có khả năng làm giãn cơ niệu quản, làm tan hoặc đẩy sỏi thận ra ngoài.
  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp sỏi thận di chuyển gây đau đớn cho người bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

Điều trị sỏi kích thước lớn

Khi sỏi thận có kích thước quá lớn, không thể tự đào thải ra ngoài và gây ra những biến chứng có hại cho sức khỏe sẽ được điều trị bằng các phương pháp xâm lấn như sau:

Phẫu thuật loại bỏ sỏi thận kích thước lớn

  • Phẫu thuật mở loại bỏ sỏi: Các bác sĩ sẽ xác định vị trí của khối sỏi và rạch một đường trên da, tiếp cận thận và loại bỏ. Trong quá trình mổ sỏi thận, bệnh nhân sẽ được gây mê và cần nằm viện điều trị sau phẫu thuật.
  • Phẫu thuật nội soi: Sử dụng ống nội soi luồn vào niệu đạo, thông qua bàng quang và đến niệu quản tiếp cận sỏi. Lúc này các bác sĩ có thể lấy sỏi ra khỏi cơ thể hoặc phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ. Để giảm sưng niệu quản và đẩy nhanh quá trình điều trị, các bác sĩ có thể đặt stent trong niệu quản.
  • Tán sỏi bằng siêu âm: Đây là phương pháp dùng sóng siêu âm tạo ra các rung động mạnh để phá vỡ các viên sỏi, tán nhỏ sỏi giúp sỏi tự đào thải qua đường nước tiểu một cách dễ dàng.

Mẹo dân gian trị sỏi thận

Một số mẹo dân gian có thể làm tan sỏi tiết niệu một cách hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây để làm tiêu tan sỏi mà không cần dùng thuốc:

  • Râu ngô: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giảm triệu chứng đau khi đi tiểu do sỏi thận. Ngoài ra, râu ngô còn giúp cầm máu hiệu quả. Lấy 10gr râu ngô nấu với 200ml nước và uống từ 3 đến 4 lần mỗi ngày, uống trong 10 ngày liên tiếp.
  • Cỏ nhọ nồi: Lấy cỏ nhọ nồi giã nát và lọc lấy nước uống hàng ngày có thể giúp lợi tiểu, giảm đau rát và tiêu tan sỏi.
  • Đu đủ xanh: Sử dụng đu đủ xanh để trị sỏi thận là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Đu đủ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và bài trừ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Dùng đu đủ còn nhiều nhựa, để nguyên vỏ, rửa sạch và nạo ruột, cho thêm muối vào hấp cách thủy ăn hàng ngày sau bữa ăn chính để trị sỏi thận.
  • Dứa (trái thơm): Dứa là loại quả được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng biết cách trị sỏi thận bằng loại quả này. Dùng dứa hấp cách thủy với phèn chua trong khoảng 3 giờ sau đó ăn cả quả và phần nước. Ăn trong 7 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Điều trị sỏi thận bằng Đông y

Theo Đông y, sỏi hình thành có thể do chứng thấp nhiệt hoặc do thận hư. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có thể điều trị bằng các phương thuốc khác nhau.

  • Với thể thấp nhiệt

Người bệnh có các triệu chứng người uể oải, trì trệ, nước tiểu có màu vàng sẫm hoặc màu đỏ, người bệnh có cảm giác đau nặng và đau từng vùng thắt lưng.

Bài thuốc điều trị chứng bệnh này được làm từ các vị thuốc sau: 30gr kim tiền thảo, 20gr quả dành dành, 20gr hoa và lá mã đề, 8gr xương bồ, 16gr vỏ núc nác, 12gr mộc thông, 30gr tỳ giải, 16gr cam thảo đất, 4gr quế chi, 20gr ý dĩ nhân.

Các nguyên liệu trên thái nhỏ, sao vàng và hạ thổ sau đó cho vào ấm sắc thuốc theo trình tự: Sắc với 4 bát nước lấy 2 bát, lọc lấy nước và sắc tiếp 2 lần, mỗi lần cho 5 bát nước và lấy 1,5 bát. Trộn thuốc của 3 lần sắc và chia thành nhiều phần uống hết trong ngày. Sử dụng phương thuốc này liên tục trong 2 đến 3 tháng.

  • Với chứng thận hư

Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nước tiểu có màu đỏ hoặc vàng, khi đi tiểu có cặn, có sỏi và người luôn mệt mỏi, uể oải, đau lưng, mỏi gối. Ở nam giới có thể xuất hiện tình trạng di tinh, mộng tinh hoặc rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Nguyên liệu chuẩn bị bài thuốc như sau: 30gr hạt dây tơ hồng sao vàng, 20gr thổ phục linh, 30gr hoài sơn sao vàng, 16gr mã đề, 20gr liên nhục, 12gr thạch vĩ, 10gr quy bản.

Cách sắc thuốc giống như bài thuốc chữa thể thấp nhiệt.

Phòng tránh

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, mỗi người cần có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khoa học. Dưới đây là các cách phòng ngừa sỏi thận mọi người có thể áp dụng:

  • Cần uống đủ nước mỗi ngày kể cả khi không khát nước. Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày giúp thận hoạt động tốt hơn.
  • Thiết lập chế độ ăn uống ít muối và ít protein động vật.
  • Nên hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu oxalate như củ dền, rau chân vịt, đậu bắp, trà, đậu đen và đậu nành.
  • Thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi.
  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đạp xe đạp để tăng cường hoạt động của thận.
  • Không nên nhịn tiểu thường xuyên dễ dẫn tới sỏi thận.
  • Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện sớm bệnh nếu có.

Trên đây là những thông tin về bệnh sỏi thận mà bất cứ ai cũng cần phải biết để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Khi có các triệu chứng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bình luận (67)

  1. Đặng Linh says: Trả lời

    Tôi muốn mua thuốc tiêu thạch khang nhưng nghe nói phải khám, tôi ở xa mà giờ dịch không đi tàu xe đến khám được thì có thể mua thuốc được không?

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn! Trường hợp ở xa bạn có thể gọi đến hotline/zalo 0925 42 1102 để được khám qua điện thoại. Sau khi khám bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gửi về địa chỉ nhà bạn mà không cần vất vả đi lại nhé!
      Trân trọng.

  2. Lê Thành Hoàn says: Trả lời

    Điều trị sỏi thận bằng nhất nam tiêu thạch khang ở cuối bài thì có cần kết hợp uống thêm các bài thuốc dân gian nữa không?

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn! Bạn hãy uống thuốc nhất nam tiêu thạch khang theo chỉ định bác sĩ. Kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học, tăng cường nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn đồ cay nóng và dầu mỡ, kiêng các món ăn chứa oxalat, thể dục thể thao mỗi ngày sẽ điều trị sỏi thận tận gốc, ngăn chặn sỏi tái phát. Mọi thông tin cần tư vấn bạn liên hệ theo số hotline: 024 8585 1102.
      Thông tin đến bạn!

    2. Châu Bùi says:

      Thuốc ng ta đã điều chế thàh tug loại để dug và uog rui thì cần phải dug thêm các cáh dân gian làm j nữa, cứ uog thuốc và tuân theo chỉ dân của bs thuj chứ cần gì nhiu đâu

  3. Trần Ngà says: Trả lời

    Em bị sỏi thận 15mm với tình trạng sỏi thận to như của em thì điều trị bằng thuốc tiêu thạch khang này phải bao lâu mới tán sạch hoàn toàn

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn!
      Với bệnh lý sỏi thận sử dụng bài thuốc Nhất nam tiêu thạch khang rất hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp. Thông thường thời gian điều trị từ 2-4 tháng. Mời bạn đến Nhất Nam Y Viện để được bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.
      Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

    2. Đoàn Thánh says:

      Sỏi thận của m cug 13mm đây, chỉ nhỏ hơn của b trên 2mm thuj mà đến khám bs vân anh kê những loại sau là tiêu thạch hoàn đặc trị sỏi tiết niệu, giải độc hoàn và bổ thận hoàn. 3 loại này đc đóg trong 1 hộp lớn với liều lượng cụ thể, mỗi thag 1 hộp với 3 loại này. L.trình của m bs dặn 3 thag vì sỏi tương đối to. Trog time uog thuốc thì m thấy các triệu chứng bệnh của m giảm dần nhất là khoản đau mạn sườn. Hết thuốc khoảng nửa thág sau đó m có đi siêu âm thì đã hết sỏi. Cũg may mắn cho m là sỏi m khá to nhưng mà m uốg trog 3 thag là tan hết. M vào đây đọc reviêw cug có nhiu ng chug niềm vui với m là hết sỏi sau khi kết thúc l.trình thuốc này nhé

    3. Tâm Hiền says:

      Sỏi to này uống thuốc vẫn tan được bạn ơi nhưng sẽ hơi lâu đấy, chắc phải ngoài 3 tháng đấy, khi uống thuốc nên uống nhiều nước và nên ăn nhạt và không nên ăn mấy món là rau muống, trà đặc, cà phê và mấy loại thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn nhé

    4. Lâm AK9 says:

      Thuốc là lấy từng tháng để uống chứ không phải lấy liền lúc tất cả các loại thuốc có đúng vậy hay không nhỉ

    5. Hoàng Thiên Vy says:

      Mua nguyên liệu trình thì bạn được giảm giá, nếu liệu trình thuốc 2 tháng thì giảm 5%, liệu trình 3 tháng thì giảm 10%. Đằng nào cũng uống thì mua cả liệu trình để được giảm giá đi bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *