SỎI TIẾT NIỆU

Sỏi tiết niệu là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 2-12% dân số. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm, suy giảm chức năng thận… Việc nắm rõ các thông tin về bệnh như nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn nếu chẳng may phải đối mặt với căn bệnh này.

Định nghĩa

Sỏi tiết niệu là bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu, xảy ra khi quá trình bài tiết, các tinh thể kết tinh lâu ngày hình thành sỏi. Bệnh lý thường gặp nhất ở nam giới đặc biệt là đối tượng nằm trong độ tuổi trung niên từ 30 – 35 tuổi.

Sỏi tiết niệu gây ảnh hưởng tới quá trình bài tiết của thận, gây ra nhiều cơn đau buốt, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
Sỏi tiết niệu gây ảnh hưởng tới quá trình bài tiết của thận, gây ra nhiều cơn đau buốt, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ

Giải phẫu cơ quan tiết niệu, các bộ phận như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt chúng chịu trách nhiệm lọc máu, bài tiết và đào thải chất độc hại ra bên ngoài. Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC): “Hơn 40% tỷ lệ người bị sỏi tiết niệu đang được điều trị ở khoa Tiết niệu, các chuyên gia chia bệnh lý thành 4 vị trí để dễ dàng điều trị và phân biệt dựa trên triệu chứng.”

Phần lớn sỏi được kết tinh tại thận sau đó di chuyển, rơi xuống các bộ phận khác theo dòng nước tiểu như bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Ở mỗi vị trí chúng sẽ gây ra các dấu hiệu khác nhau, ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe.

Các loại sỏi niệu được cấu tạo từ các thành phần khác nhau, thường gặp nhất là:

  • Sỏi calcium: Chiếm hơn 85% các trường hợp, do sự tăng nồng độ calci trong nước tiểu cùng một số yếu tố khác quyết định kết thành sỏi niệu.
  • Sỏi oxalat: Ở các nước nhiệt đới như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào… tỷ lệ người bệnh mắc phải sỏi oxalat cao hơn. Đặc biệt oxalat còn có thể kết hợp với calci để tạo thành sỏi oxalat calci.
  • Sỏi phosphat: Trường hợp chiếm khoảng 5 – 15% người bệnh, sỏi sẽ có kích to, hình san hô, cản quang. Chúng xảy ra bởi sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc do vi khuẩn proteus gây nên. Loại vi khuẩn này sẽ tạo ra men urease làm phân huỷ thành amoniaque, kiềm hoá nước tiểu, và kết tủa thành sỏi.
  • Sỏi Acid uric: Lượng bài tiết axit uric trong nước tiểu xuất hiện quá nhiều, bị cô đặc khiến cơ thể nóng bức, mất nước. Ngoài ra người bệnh thường xuyên ăn lòng heo, lòng bò, thịt cá khô mắm cũng là nguyên nhân gây ra sỏi đường tiết niệu.
  • Sỏi Cystin: Dị tật ở ống thận sẽ là ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của bàng quang. Tuy nhiên ở nước ta trường hợp này không quá phổ biến.

Nguyên nhân

Sỏi đường tiết niệu đa số được hình thành từ thận sau đó di trú theo dòng nước tiểu tới các vị trí khác. Hiện nay chưa có bất kỳ khẳng định nào về nguyên nhân gây ra sỏi đa phần do chế độ sinh hoạt và ăn uống của người bệnh gây nên. Ngoài ra một số yếu tố khách quan như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh sống ở vùng sỏi… Dưới đây là một nguyên nhân hình thành bệnh sỏi tiết niệu.

Nguyên nhân chủ yếu do quá trình sinh hoạt cơ thể không đào thải hết cẫn bã, dẫn tới tích tụ và hình thành sỏi trong niệu đạo
Nguyên nhân chủ yếu do quá trình sinh hoạt cơ thể không đào thải hết cẫn bã, dẫn tới tích tụ và hình thành sỏi trong niệu đạo
  • Tác dụng của thuốc tây: Người có độ tuổi từ 30 – 35 thường bắt đầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa canxi nhằm tăng sức bền cho xương. Tuy nhiên khi cơ thể không hấp thu hết được lượng canxi trong thuốc, chúng sẽ đào thải qua thận. Điều này khiến cho chức năng của thận phải tích cực hoạt động, dễ gây ra tình trạng sỏi tiết niệu.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều nhưng không thể chuyển hoá hết làm tích tụ chất ở đường tiết niệu. Một số người còn có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước lâu dần tình trạng nước tiểu bị ứ đọng, dẫn tới hình thành sỏi đường tiết niệu.
  • Các bệnh lý đường tiết niệu: Người bị u tiền liệt tuyến hoặc nhiễm khuẩn dễ bị sỏi tiết niệu hơn so với bình thường. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng dần do thức ăn nhiều đạm tạo nên người bệnh sẽ dễ bị sỏi hơn.

Ngoài ra còn có các yếu tố thúc đẩy hình thành sỏi như:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá mặn, nạp nhiều canxi, đạm…
  • Môi trường sống và làm việc nóng bức, căng thẳng…

Sự hình thành của sỏi dựa trên cấu trúc đặc thù gồm chất mucoprotein có tác dụng như một chất kết dính các thụ thể với nhau và tinh thể hoà tan trong nước tiểu như Ca, P, Mg, Urat….

Khi nước tiểu bị cô đặc hoặc độ pH trong chất thải thay đổi thì việc hoà tan hoạt chất trở nên khó khăn hơn, chúng bị ứ đọng, không thể loại trừ dẫn tới kết tụ sỏi. Vấn đề rối loạn tiêu hoá, hormone nội tiết, hoặc dị tật bẩm sinh cũng làm tăng tỷ lệ bệnh lý đường tiết niệu hơn.

Triệu chứng

Người bị sỏi đường tiết niệu có những triệu chứng cơ bản như đau quặn đột ngột ở vùng sau lưng, đi tiểu đau buốt, nước tiểu đổi màu… cụ thể các triệu chứng này như sau:

Cơn đau buốt ở hông sau lưng cùng tình trạng tiểu kém, tiểu buốt, tiểu ra máu kéo dài là biểu hiện của sỏi tiết niệu
Cơn đau buốt ở hông sau lưng cùng tình trạng tiểu kém, tiểu buốt, tiểu ra máu kéo dài là biểu hiện của sỏi tiết niệu
  • Đau cấp tính: Cơn đau quặn ở vùng hông tới lưng theo từng cơn, chúng xảy ra đột ngột và có thể kéo dài, lan ra các vùng xung quanh, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ của người bệnh.
  • Đi tiểu khó khăn: Tình trạng tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, tiểu ra máu, nước tiểu đổi sang màu vàng đậm hoặc nâu sẫm… Nước tiểu đục, có thể ứ mủ bể thận… biểu hiện nghiêm trọng nếu không sớm điều trị sẽ dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt, mất mạng.
  • Đau nhức ở cơ quan sinh dục: Do tình trạng sỏi cọ xát vào niệu đạo, đi kèm với cơn đau âm ỉ ở vùng hông nam giới sẽ cảm thấy đau nhức ở ở dương vật.

Một số triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt, cơ thể nóng bức, cao huyết áp, khó chịu cũng xuất hiện khi sỏi tiết niệu hình thành.

Đối tượng dễ mắc sỏi tiết niệu

Những đối tượng dưới đây dễ có nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu:

  • Gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh sỏi tiết niệu
  • Người bất thường đường tiết niệu bẩm sinh
  • Người từng can thiệp đường tiết niệu
  • Người bị viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần
  • Người ít uống nước
  • Người cao tuổi
  • Người ít vận động, bất động lâu ngày
  • Người mắc bệnh như tăng canxi niệu, chuyển hóa mạn
  • Người thường xuyên uống các thuốc chứa canxi, Viên C sủi
  • Người có thói quen nhịn tiểu
  • Người thường xuyên sống trong môi trường nóng bức
  • Nam giới thường dễ mắc bệnh sỏi tiết niệu hơn nữ giới

Mặc dù những trường hợp trên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, nhưng đối tượng nào cũng có thể gặp phải bệnh lý trên, vì vậy bạn không nên chủ quan. Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kịp thời điều trị.

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi tiết niệu gây tổn thương dựa trên sự tắc nghẽn, cọ xát và nhiễm khuẩn. Người bệnh thường khó nhận biết các triệu chứng khi bệnh mới khởi phát. Vì vậy khi phát hiện bệnh lý đã diễn biến nghiêm trọng biến chứng nguy hiểm như ứ nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Bệnh lý đường tiết niệu này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh lý đường tiết niệu này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh sỏi đường tiết niệu gây ra nhiều biến chứng như:

  • Ứ nước tiểu: Nước tiểu bị ứ đọng do kích thước của sỏi to dần, làm tắc nghẽn ống dẫn tiểu, gây nên các tổn thương ở chức năng của thận.
  • Suy thận: Khi sỏi tiến triển nặng, người bệnh có thể bị suy thận. Sỏi gây tắc nghẽn đường tiết niệu, vô niệu dẫn tới tình trạng suy thận cấp, một số trường hợp sỏi cọ xát làm tế bào thận bị tổn thương gây ra suy thận mãn tính.
  • Viêm đường tiết niệu: Ma sát của sỏi sẽ làm niêm mạc bên trong bị rách, gây chảy máu tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật gây hại khiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm.
  • Giãn đài bể thận và thận ứ niệu: Sỏi gây cản trở sự bài tiết, khiến đường niệu ứ trệ và phình đai. Giãn đài bể thận xảy ra làm suy giảm chức năng, căng giãn và chèn ép nhu mô thận. Nghiêm trọng hơn sẽ làm mất hoàn toàn chức năng lọc và đào thải ở thận.
  • Biến chứng khác: Ngoài ra một số biến chứng như nhiễm trùng, viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, thận ứ mủ, ứ nước, áp xe, phù nề ở thận…

Việc điều trị sỏi đường tiết niệu hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau, người bệnh có thể lựa chọn cách chữa phù hợp với triệu chứng của mình.

Chẩn đoán

Để biết chính xác vị trí sỏi, loại sỏi bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành các bước chẩn đoán trước khi đưa ra phác đồ điều trị. Hiện có 2 phép chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện tại các cơ sở y tế.

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi về các thông tin liên quan đến bệnh như tiền sử, vị trí đau, các triệu chứng người bệnh gặp phải, tiến hành ấn và kiểm tra.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bao gồm nhiều xét nghiệm, chụp chiếu bằng máy móc để quan sát sỏi:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Sẽ thấy được hồng cầu, bạch cầu, tìm ra tinh thể oxalat, vi khuẩn, canxi…
  • Siêu âm đường tiết niệu: Là phương pháp đơn giản nhất giúp quan sát đường tiết niệu.
  • Chụp Xquang: Giúp xác định vị trí, hình dáng của sỏi. Tuy nhiên biện pháp này chỉ được áp dụng khi nghi ngờ sỏi niệu quả hay sỏi thận.
  • Chụp CT: Nhằm xác định sỏi, tình trạng cũng như các rối loạn ở đường tiết niệu.
Chẩn đoán chính xác loại sỏi đường tiết niệu để điều trị dứt điểm
Chẩn đoán chính xác loại sỏi đường tiết niệu để điều trị dứt điểm

Các phương pháp điều trị

Dựa vào các triệu chứng của bệnh lý đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các liệu pháp khác nhau. Mỗi phương pháp điều trị sỏi tiết niệu sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là những cách trị bệnh thường được chỉ định.

Hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu tại nhà

Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ hơn 7mm, bề mặt nhẵn, không ảnh hưởng tới chức năng thận, chưa gây biến chứng thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị:

  • Giãn cơ trơn
  • Vận động nhẹ nhàng
  • Uống nhiều nước hoặc truyền dịch

Phương pháp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí nên thường được bác sĩ khuyến khích khi người bệnh mới ở giai đoạn đầu. Sỏi có kích thước nhỏ sẽ tự đào thải thông qua đường tiểu, ít gây nhiễm trùng và không cần phải can thiệp của phẫu thuật.

Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng các mẹo được lưu truyền trong dân gian để điều trị. Các cách phô biến và cho hiệu quả tốt nhất gồm:

  • Râu ngô: Dùng khoảng 50gr râu ngô, rửa sạch nhiều làn với nước. Để ráo có thể cắt nhỏ rồi cho vào nồi đun với nước. Uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Quả bầu và mật ong: Quả bầu đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, đem ép nước. Đổ phần nước ép này ra cốc thêm mật ong vào khuấy đều uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Cây nhọ nồi: Dùng 1 nắm cây nhọ nồi, bỏ rễ rửa thật sạch với nước, ngâm với muối loãng 15 phút. Vớt ra để ráo rồi đem giã nát vắt lấy nước cốt uống.

Điều trị sỏi bằng thuốc

Trường hợp có biến chứng khi sỏi to hơn 9mm, khi sỏi gây ảnh hưởng tới chức năng của thận, người bệnh mắc phải bệnh lý nền như suy tim, lao phổi, ung thư giai đoạn cuối… không thể thực hiện phẫu thuật. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc. Tuy nhiên cách này không hoàn toàn dứt điểm được các triệu chứng mà chỉ làm dịu cơn đau.

  • Thuốc giảm đau: Được chỉ định cho bệnh nhân bị đau do sỏi gây ra. Một số thuốc trị sỏi tiết niệu loại giảm đau gồm: acetaminophen, codein, morphin hay diclofenac, ibuprofen thuộc nhóm không steroid…
  • Thuốc giãn cơ trơn niệu quản: Tác dụng giảm đau, giúp đào thải sỏi ra ngoài tốt hơn, giảm tiểu buốt. Thuốc thường dùng là drotaverin, papaverine, ức chế alpha – adrenergic và nhóm chẹn kênh canxi…
  • Thuốc làm mòn sỏi: Tác dụng tăng lượng nước tiểu, thay đổi pH nhằm giảm nguy cơ hình thành sỏi cũng như bào mòn sỏi để đưa ra ngoài dễ hơn.
Dùng thuốc là giải pháp tạm thời, kiểm soát triệu chứng bệnh
Dùng thuốc là giải pháp tạm thời, kiểm soát triệu chứng bệnh

Điều trị ngoại khoa

Khi sỏi có kích thước lớn, không thể tự đào thải qua đường tiểu. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ sỏi ra khỏi niệu đạo.

Phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da (PCNL)

Phương pháp ít xâm hại thay thế cho mổ mở để điều trị sỏi tiết niệu có kích thước lớn hơn 15mm. Cách điều trị sỏi tiết niệu này được chỉ định khi các phương pháp tán sỏi ra bên ngoài không còn hiệu quả, sỏi ở trẻ nhỏ hoặc điều trị sỏi san hô phức tạp.

Ưu điểm của phương pháp trên đó là ít gây đau đớn, thời gian phục hồi nhanh chỉ khoảng 7 – 10 ngày. Không để lại sẹo cũng như không để lại sỏi, giảm tối đa tình trạng nhiễm trùng sau mổ và ít tổn hại đến thận. Quy trình thực hiện nhu sau:

  • Bước 1: Gây mê toàn thân hoặc tiền mê giảm đau.
  • Bước 2: Sử dụng kim chọc qua da từ vùng lưng vào trong thận
  • Bước 3: Nong rộng đường hầm cho tới kích thước bằng một chiếc bút, sau đó đưa máy nội soi vào rán sỏi.
  • Bước 4: Tán vụn sỏi và hút ra khỏi thận
  • Bước 5: Đặt ống thận để kiểm tra sau khoảng 2 ngày thì có thể rút ra ngoài.

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt hoặc quặn đau bất thường sau khi mổ thì cần kiểm tra gấp để khắc phục kịp thời.

Phương pháp ESWL – Tán sỏi ngoài cơ thể

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng ESWL, tỷ lệ thành công cao lên tới 60 – 70%. Lúc này người bệnh sẽ nằm lên máu tán sỏi, sử dụng sóng chấn động để truyền qua cơ thể làm sỏi vỡ vụn và bài tiết chúng ra bên ngoài bằng đường tiểu.

Phương pháp điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu ít xâm lân đảm bảo hiệu quả cao, ít gây biến chứng
Phương pháp điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu ít xâm lân đảm bảo hiệu quả cao, ít gây biến chứng

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế có thể thực hiện cách điều trị sỏi tiết niệu trên. Cụ thể quy trình thực hiện diễn ra như sau:

  • Bước 1: Tiến hành gây mê toàn thân hoặc tiền mê giảm đau cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Di chuyển bóng của nguồn sáng sao cho trùng với vị trí của sỏi trong cơ thể.
  • Bước 3: Định vị bằng X-quang, bác sĩ điều chỉnh sóng xung kích hội tụ chính xác vào viên sỏi, mỗi lần tán sỏi khoảng 1 tiếng.

Hiệu quả của phương pháp này phù thuộc vào độ rắn của viên sỏi, khoảng cách của sỏi tới da và sự thông suốt của đường tiết niệu. Trong trường hợp sỏi nằm ở đài dưới thận thì khả năng đào thải diễn ra khó hơn.

Giải pháp điều trị sỏi tiết niệu bằng đông y

Cùng với tân dược nhiều người bệnh hiện có xu hướng tìm đến các bài thuốc cổ truyền. Để dùng thuốc người bệnh cần thăm khám, nắm rõ về loại sỏi, tình trạng để xây dựng phác đồ trị bệnh phù hợp.

Bạn có thể tham khảo những bài thuốc được nhiêu người lưu truyền sau đây:

  • Bài thuốc 1: Các dược liệu thạch vĩ, ngưu tất, hải kim xa, ngưu não thạch, kê nội kim, đông quỳ tử mỗi thứ 10gr; kim tiền thảo 30gr; Giáng hướng, cam thảo tiêu mỗi thứ 3gr. Thực hiện sắc mỗi ngày 1 dùng liên tục 15 thang/đợt.
  • Bài thuốc 2: Kim tiền thảo 30gr; xích linh, hoạt thạch, xa tiền tử mỗi thứ 12gr; vương bất lưu hành 15gr; kê nội kim, sơn giáp mỗi thứ 10gr; cù mạch 8gr kết hợp cùng 6gr mộc thông và 4gr cam thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc chia làm 3 lần uống, dùng liên tục ít nhất 2 tuần.
  • Bài thuốc 3: Hoạt thạch 16gr; xa tiền tử, thạch vĩ, chi tử, xa tiền tử, phục linh, tạng bạch bì mỗi vị 12gr, kết hợp cùng mộc thông, cam thảo mỗi thứ 6gr. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chế độ dinh dưỡng và biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh sỏi tiết niệu không quá nguy hiểm nếu người bệnh biết phòng ngừa kịp thời. Với những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, bạn đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tới 40%. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, vận động cho bạn:

Uống nước và luyện tập thể thao giúp đào thải năng lượng du thừa ra bên ngoài
Uống nước và luyện tập thể thao giúp đào thải năng lượng du thừa ra bên ngoài

Bị sỏi tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị bệnh?

Điều chỉnh nguồn thức ăn, đồ uống dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là cách để cân bằng các hoạt động của cơ thể. Đây cũng là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi hệ tiết niệu hiệu quả.

  • Uống nhiều nước: Thận có chức năng lọc chất thải để đào thải ra ngoài cơ thể, do đó thường xuyên uống nước, uống đủ 2l nước mỗi ngày sẽ giúp thận lọc tốt hơn, người ít uống nước sẽ khiến thận không thể lọc được chất thải, lâu dần các chất này ứ đọng và có thể biến thành sỏi tiết niệu.
  • Bổ sung hoa quả, chất xơ vào thực đơn: Trong cam, chanh, bưởi có chứa nhiều citrat có lợi cho việc ngăn chặn việc hình thành sỏi. Bên cạnh đó bổ sung rau xanh để tăng chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa việc hình thành sỏi.
  • Giảm muối trong khẩu phần ăn: Việc ăn mặn cũng khiến chức năng của thận phải hoạt động quá công suất, điều này dẫn tới tình trạng ứ đọng nước tiểu nhiều lên, hình thành sỏi thận.
  • Hạn chế thực phẩm chứa oxalate: Nên hạn chế các thực phẩm chứa oxalate như coffee socola, rau muống, trà đặc, ngũ cốc…

Thay đổi lối sống

Để hạn chế nguy cơ tái phát, phòng ngừa bệnh bạn cần:

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để tập luyện giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn.
  • Tránh để căng thẳng, stress giữ tinh thần thoải mái.
  • Không nhịn tiểu quá lâu để tránh bị tích tụ cặn.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên: Bệnh sỏi tiết niệu không phải lúc nào cũng có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài do đó một số trường hợp rất khó phát hiện bệnh, hãy giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các yếu tố gây bệnh để có phương án điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc để hiểu rõ hơn về bệnh sỏi tiết niệu. Hy vọng kiến thức trong bài sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh lý đường tiết niệu một cách hiệu quả, phù hợp nhất.

Tham khảo bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang là bài thuốc đặc trị bệnh sỏi tiết niệu được nghiên cứu và phục dựng bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, hiện nay bài thuốc được phân phối độc quyền tại Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang là kết tinh của những bài thuốc đặc trị sỏi tiết niệu của Thái y Viện triều Nguyễn, trong suốt quá trình nghiên cứu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã gia giảm và điều chế với liều lượng phù hợp với cơ địa của người Việt hiện đại.

Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi tiết niệu được chia thành 3 bài thuốc nhỏ:

Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn đặc trị sỏi tiết niệu

  • Thành phần: Kim tiền thảo, Thạch vĩ, Hạt chuối, Chi tử, Chỉ xác, Ô dược, Sa tiền tử, Ngưu tất, Xích thược, Hồng hoa, Râu mèo
  • Tác dụng: Hành khí, hoạt huyết lợi tiểu, bài thạch

Nhất Nam Bổ Thận Hoàn

  • Thành phần: Sinh địa, Hoài sơn, Liên nhục, Kỷ tử, Quy bản, Phá cố chỉ, Thỏ ty tử
  • Tác dụng: Bổ thận, khí hóa bàng quang

 Nhất Nam Giải Độc Hoàn

  • Thành phần: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Khổ sâm, Bán biên liên, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa
  • Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, táo thấp, tiêu viêm, giảm đau

Khác với những bài thuốc nam chữa trị sỏi tiết niệu thông thường khác chỉ có duy nhất 1 bài thuốc chung ứng dụng cho tất cả người bệnh, bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn đặc trị sỏi tiết niệu được chia làm 3 bài thuốc nhỏ. Mỗi bài thuốc sẽ có một công dụng khác nhau nhưng vẫn có tác dụng tương hỗ nhau trong quá trình chữa bệnh.

Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn có tác dụng bài sỏi, tán sỏi thành những bụi mịn, nhỏ để đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên 1 bài thuốc này không thể cùng 1 lúc có tác dụng nhiều trong hàng khí, hoạt huyết, giảm viêm sưng, giảm đau cho người bệnh, cũng không thể có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận cho những người bị sỏi thận nên cần chia nhỏ thành các bài thuốc thành phần để tiện trong việc phối hợp, gia giảm theo thể bệnh cụ thể, theo từng giai đoạn trong quá trình điều trị. Khi bào mòn sỏi, làm mềm sỏi rồi mà không có thuốc tăng cường lợi tiểu, thông niệu, thanh nhiệt, giải độc … thì khó có thể đào thải cặn sỏi ra ngoài được.

Khi bệnh nhân bị sỏi tiết niệu thường có các dấu hiệu như đau quặn bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu lúc này cần kết hợp với bài thuốc Nhất Nam Giải Độc Hoàn để thanh nhiệt, giải độc, táo thấp cho cơ thể.

Sau khi đã tán sỏi và tiêu viêm, giảm đau cho người bệnh, bài thuốc Nhất Nam Bổ Thận Hoàn sẽ đảm nhiệm vai trò bổ thận, khí hóa bàng quang. Vì Theo YHCT thận chủ nhị tiện trong đó có tiểu tiện, thận điều tiết tiểu tiện bằng chức năng khí hóa bàng quang. Khi thận hư thì chức năng khí hóa bàng quang suy giảm, vì vậy phải bổ thận để giúp bàng quang hoạt động bài niệu tốt hơn.

Thông thường những bài thuốc nam sẽ được bào chế dưới dạng thuốc thang, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh và đội ngũ chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc nhận thấy việc để bệnh nhân tự sắc thuốc tại nhà không đúng cách có thể khiến vị thuốc không giữ được dược tính vốn có. Do đó đội ngũ chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế dưới dạng cao và viên hoàn để giúp người bệnh sử dụng bài thuốc tiện lợi hơn nhưng vẫn giúp bài thuốc duy trì được những đặc tính vốn có.

Bình luận (119)

  1. Xuyên Vũ says: Trả lời

    Dùng đi chị hiệu quả lắm em đang dùng được hơn chục ngày rồi các cơn đâu gần như không còn luôn. Tuy nhiên vẫn phải dùng hết thuốc tránh trường hợp bị lại vì dùng thuốc là phải dùng hết liệu trình chứ không kiểu thấy đỡ là dừng

  2. Lê Ngọc Tính says: Trả lời

    Thận yếu cũng ảnh hưởng đến sinh lí đúng không anh em . Từ ngày tán cái sỏi xong vào trận chả tự tin lắm. Tưởng tán xong là xong ai ngờ hôm rồi đi kiểm tra lại có sỏi đang hình thành rồi kt 6mm làm cách nào để chữa dứt điểm nhỉ? dung fnhatas nam tiêu thạch khang có hiệu quả không ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *