VIÊM DA TIẾP XÚC
Viêm da tiếp xúc là tình trạng ban đỏ da dễ gặp khi tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường như: hóa chất, xà phòng, độc do côn trùng cắn,... Bên cạnh những triệu chứng ngứa, đau rát khó chịu, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng khó lường nếu không điều trị và xử lý đúng cách.
Định nghĩa
Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông) đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và điều trị bệnh viêm da cho biết: Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp với các chất cụ thể gây kích ứng hoặc dị ứng da. Bệnh khiến da trở nên ngứa ngáy, ban đỏ, khô và nứt nẻ. Tùy thuộc vào các chất tiếp xúc với da và mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch mà viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Phản ứng da bị viêm do dị ứng với các dị nguyên ngoài môi trường.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Da bị viêm khi tiếp xúc với một số chất và các phản ứng viêm không có sự kích hoạt của dị ứng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng chiếm khoảng 80% trường hợp bị viêm da tiếp xúc. Khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng nhiều lần có thể chuyển thành viêm da tiếp xúc dị ứng.
Nguyên nhân
Viêm da tiếp xúc có thể do nhiều tác nhân tiếp xúc với da khác nhau như:
- Hóa chất: axit, kiềm, dung môi, muối kim loại, thuốc trừ sâu, đồ trang sức,...
- Các loại hóa mỹ phẩm: xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm,...
- Các chất độc trong tự nhiên: phấn hoa, cây thường xuân độc, cây sồi, kiến ba khoang,...
Viêm da tiếp xúc dị ứng thuộc phản ứng quá mẫn chậm, chỉ tiếp xúc với các chất gây dị ứng với nồng độ thấp, sau 24 - 48 giờ cũng có thể khởi phát bệnh. Còn đối với trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng, phải tiếp xúc với nồng độ cao với chất gây kích ứng mới thành bệnh.
Đối tượng bệnh lý
Viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở những người có tiếp xúc nhiều với các chất dị ứng như:
- Sinh sống ở nơi có nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp
- Tiếp xúc và làm việc với các chất gây kích ứng và phải rửa nhiều nước làm tăng sự mất nước của da, ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da: thợ làm tóc, nhân viên y tế, nha sĩ, người cắm hoa, kỹ sư cơ khí,...
- Viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường dễ mắc phải bởi làn da của trẻ còn rất mỏng manh, non nớt và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị kích thích khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Triệu chứng và biến chứng
Bệnh viêm da tiếp xúc diễn tiến theo 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Viêm da tiếp xúc dị ứng
- Cấp tính: Vùng da tổn thương thường ngứa dữ dội, đau hơn khi trợt da hay nhiễm trùng. Da bị đỏ, có ranh giới rõ với vùng da lành xung quanh, phù nề, nổi mụn nước, sẩn và loét da. Với các trường hợp diễn tiến nặng, các bọng nước kết hợp với nhau thành từng mảng lớn, sau khi vỡ thì để lại vết trợt da tiết vảy và đóng vảy tiết.
- Mãn tính: Trên da nổi sẩn, rải rác những mụn nước nhỏ và xuất hiện tình trạng lichen hóa: da dày, nếp da sâu thành đường kẻ song song hoặc hình thoi, trầy xước và rát đỏ. Bệnh cũng gây ngứa nhiều, có cảm giác nhức nhối, đau rát khi bị nặng
Viêm da tiếp xúc kích ứng
- Cấp tính: Tại các vị trí tổn thương, người bệnh cảm thấy đau, châm chích, bỏng rát hơn là ngứa. Trên da thường xuất hiện ban đỏ nhẹ đến xuất huyết, vảy tiết, có rãnh nứt, đóng vảy. Bệnh sẽ lành sau 2 tuần, khi các tác nhân kích ứng được loại bỏ.
- Mãn tính: Vài giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng, da sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh như: nổi sẩn đỏ, mảng, có rãnh nứt, đóng vảy. Người bệnh có thể mất 6 tuần hoặc lâu hơn để lành bệnh.
Viêm da tiếp xúc không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: viêm da tiếp xúc thường có nhiều vết thương hở do cào gãi, viêm loét da nên dễ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm da bị nhiễm trùng.
- Hoại tử da: viêm da tiếp xúc bội nhiễm nếu không được chăm sóc, điều trị sớm, vùng da bị tổn thương dần mất chức năng sinh lý và cần phải cắt bỏ. Vùng ảnh hưởng còn có thể lây lan rộng và có nguy cơ dẫn tới ung thư
Chẩn đoán bệnh học
Viêm da tiếp xúc có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy để xác định chính xác dị nguyên và có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Một số phương pháp để chẩn đoán như:
- Đánh giá lâm sàng: các bác sĩ đưa ra đánh giá dựa vào việc thăm hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, tiền sử điều trị cũng như quan sát, kiểm tra làn da người bệnh
- Thử nghiệm áp da: bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ phản ứng trên da bằng cách cho da tiếp xúc với một số chất nghi ngờ có thể gây kích ứng da và theo dõi phát ban trong 1 - 2 ngày. Nếu da có phản ứng sẽ là cơ sở để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp
Ngoài ra, viêm da tiếp xúc cũng được chẩn đoán dựa vào những tổn thương trên da, các dị nguyên có thể tiếp xúc, tính chất nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, môi trường sinh sống,...
Bệnh có điều trị được không?
Bác sĩ Lê Phương giải đáp: Viêm da tiếp xúc có chữa được không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị. Đối với trường hợp viêm da tiếp xúc cấp tính, nếu người bệnh loại bỏ được chính xác tác nhân và chăm sóc da đúng cách có thể lành bệnh sau khoảng 2 - 3 tuần. Nếu để bệnh diễn tiến mãn tính thì tần suất tái phát nhiều lần, dai dẳng hoặc thời gian lành bệnh lâu hơn.
Giải pháp điều trị
Viêm da tiếp xúc kích ứng cấp tính thường lành bệnh sau 2 tuần khi tác nhân kích ứng được loại bỏ. Với các loại viêm da tiếp xúc khác, người bệnh vẫn cần có một phương pháp điều trị phù hợp để nhanh chóng giải quyết các triệu chứng khó chịu và tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Chữa viêm da tiếp xúc tại nhà bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian chữa viêm da tiếp xúc chỉ thích hợp với các trường hợp viêm cấp nhẹ, tổn thương nhỏ không lan rộng, không có mủ hoặc viêm loét. Các phương pháp chỉ giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm tạm thời.
- Đắp hỗn hợp nha đam và đậu xanh: Trộn gel nha đam và bột đậu xanh theo tỉ lệ 1:1 đắp lên vùng da bị tổn thương có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa, nóng rát, ửng đỏ da hiệu quả. Bởi nha đam và đậu xanh đều có tính mát, giúp cấp ẩm và làm dịu da.
- Tắm nước lá khế: Đun lá khế với nước đến khi sôi, ngâm mình khoảng 20 phút và tắm mỗi ngày một lần để giảm ngứa, giảm sưng, chống viêm, giảm đỏ rát. Bởi trong lá khế có chứa nhiều hoạt chất như alkaloid, flavonoid, steroid, triterpene, đường khử, saponin và tanin kháng viêm, chống nhiễm trùng tốt
- Lá trà xanh: Lấy nước lá trà xanh đã đun sôi để nguội thoa lên vùng da bị viêm giúp làm dịu cảm giác đau rát, làm tan các vết mẩn đỏ do các chất gây dị ứng gây ra
- Lá trầu không: Lấy tinh chất lá trầu không thoa nhẹ lên vùng tổn thương giúp chống nhiễm trùng, tiêu sưng viêm, trừ ngứa, làm lành tổn thương da
Cách chữa viêm da tiếp xúc theo Tây y
Phương pháp tây y là phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất hiện nay bởi chúng giúp giải quyết các triệu chứng viêm da tiếp xúc rất nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, dùng thuốc tây y cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy về tác dụng phụ nếu lạm dụng và sử dụng không đúng cách. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm:
- Thuốc bôi chứa corticoid: thích hợp với trường hợp bị viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ đến trung bình có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục da
- Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus: nhóm thuốc này dành cho những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các loại thuốc thông thường
- Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn: được dùng cho trường hợp có tổn thương da dạng hở, với tác dụng chống nhiễm khuẩn, bội nhiễm trên da.
- Thuốc histamin chống dị ứng dùng cho viêm da tiếp xúc dị ứng: loại thuốc này dùng để giảm ngứa và hạn chế các triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng.
Đông y trị viêm da tiếp xúc
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc là do chính khí suy yếu khiến da nhiễm phong hàn, thấp nhiệt gây ngứa rát, nóng đỏ da, da phù nề và nổi mụn nước. Để điều trị căn bệnh này, Đông y chú trọng vào tiêu trừ tà độc bằng cách trừ phong, hóa thấp, thanh nhiệt giải độc, dưỡng huyết táo, giúp khí huyết lưu thông. Không chỉ vậy, việc tăng cường chức năng tạng phủ (đặc biệt là gan, thận), nâng cao miễn dịch, ổn định cơ địa cũng nằm trong nguyên tắc điều trị của Đông y.
Các bài thuốc Đông y được ưu tiên sử dụng nhờ cơ chế trị bệnh từ gốc đến ngọn, không gây tác dụng phụ nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng và duy trì hiệu quả lâu dài. Một số bài thuốc được nhiều người sử dụng như:
Bài thuốc trị viêm da tiếp xúc thể phong nhiệt
Người bệnh viêm da tiếp xúc thể phong nhiệt có dấu hiệu như da mẩn đỏ, ngứa vùng da bị dị ứng. Vùng da bị tổn thương tạo thành các gờ ngăn cách với vùng da không bị bệnh. Bệnh nhân luôn ở trong tâm trạng bồn chồn, khó chịu, lưỡi vàng và chán ăn.
Nguyên liệu: Cát cánh 6gr, kinh giới 6gr, lá tre 6gr, bạc hà 6gr, ngân hoa 8gr, liên kiều 8gr, đậu cổ 8gr, bạch truật 8gr, ngưu bàng 8gr, cam thảo 5gr, mộc thông 10gr.
Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên trong 600ml nước và chắt lấy nước uống mỗi ngày (1 thang)
Bài thuốc trị viêm da tiếp xúc thể huyết nhiệt
Viêm da tiếp xúc thể huyết nhiệt thường có dấu hiệu vùng da bị viêm nhiễm lan rộng, mụn mọc nhiều như bị phỏng. Da sưng tấy lên và màu đỏ sậm hoặc đỏ tươi. Mụn mọc nhiều nhưng dễ vỡ, bị loét, cơ thể sốt cao, lưỡi thâm đỏ, cảm giác khát nước liên tục.
Nguyên liệu: Hoàng cầm 12gr, liên kiều 12gr, cát cánh 12gr, trúc diệp 12gr, tri mẫu 12gr, đan bì 12gr, hoàng liên 12gr, huyền sâm 16gr, sinh địa 16gr, sơn chi 16gr, cam thảo 4gr, tê giác 4gr.
Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với 700ml nước và chia làm 3 lần uống/ngày
Bài thuốc trị viêm da tiếp xúc Nhất Nam An Bì Thang thích hợp với mọi thể bệnh
Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng độc quyền tại đơn vị chuyên khoa trực thuộc Nhất Nam An Y Viện là Trung tâm da liễu đông y Việt Nam. Đây là bài thuốc chữa viêm da tiếp xúc đặc hiệu, phù hợp với nhiều đối tượng.
Không chỉ bài trừ độc tố, diệt trừ căn nguyên từ bên trong, Nhất Nam An Bì Thang còn giúp dưỡng huyết, nhuận táo, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, tăng cường chức năng tạng phủ, nâng cao hệ miễn dịch.
Liệu trình Nhất Nam An Bì Thang kết hợp Uống - Bôi - Ngâm rửa với cơ chế TIÊU ĐỘC DƯỠNG BÌ - ỔN ĐỊNH MIỄN DỊCH trị viêm da tiếp xúc tận gốc theo 4 mũi nhọn:
- Chống dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn, trừ ngứa mạnh mẽ nhờ thảo dược có đặc tính kháng viêm tự nhiên: kim ngân hoa, tang bạch bì, diệp hạ châu, ké đầu ngựa, bồ công anh, đơn đỏ,...
- Dưỡng ẩm da từ trong ra ngoài, góp phần làm dịu các phản ứng khó chịu trên da, loại bỏ mảng vảy sần sùi: mật ong, bồ công anh, nấm trắng,...
- Thanh lọc cơ thể, làm sạch độc tố và tăng cường chức năng gan, thận như: sài đất, hoàng bá nam, liên kiều, diệp hạ châu,...
- Cân bằng hệ miễn dịch, ổn định cơ địa giúp duy trì hiệu quả điều trị nhờ các thảo dược như: hoàng kỳ, liên kiều, nhân trần, phòng phong,...
Liệu trình điều trị được thực hiện rõ ràng, theo các giai đoạn: Điều trị triệu chứng - Điều trị gốc bệnh - Điều trị dự phòng. Mỗi người bệnh được bác sĩ thăm khám và xây dựng một phác đồ riêng, phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe. Nhất Nam An Bì Thang mang đến hiệu quả toàn diện, tối ưu với từng thể bệnh, từng cơ địa và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh.
Lưu ý điều trị
Viêm da tiếp xúc có thể kiểm soát tốt và tối ưu trong quá trình điều trị nếu người bệnh có thể thực hiện tốt một số lưu ý sau:
Lưu ý trong sử dụng thuốc
- Dùng thuốc steroid theo chỉ dẫn bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu không sử dụng đúng liều lượng
- Thuốc kháng histamin có thể được dùng nếu viêm da tiếp xúc do histamin và ngừng uống khi đã bớt ngứa.
- Dùng lotion trị ngứa nếu cần nhưng tránh dùng trong vòng 1 tiếng đầu sau khi thoa steroid, kem hoặc thuốc mỡ để cho thuốc có thời gian thấm vào trước.
- Không nên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, các chất khử mạnh. Khi tiếp xúc phải đeo đồ bảo hộ
- Đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc hoặc tình trạng viêm da tiếp xúc trở nên nghiêm trọng hơn
Viêm da tiếp xúc ăn gì, kiêng gì?
- Nên ăn: Các loại rau xanh đậm như rau cải bó xôi, súp lơ xanh… Các loại củ, quả chứa nhiều vitamin C, E, A… như cam, bưởi, cà rốt, xoài… Các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch… Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, uống thêm các loại nước ép hoa quả…
- Kiêng ăn: Các loại thực phẩm lạ, đối với các loại dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ nên ăn lượng vừa phải. Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá, đồ ngọt, thịt béo… làm kích hoạt cơ địa dị ứng, tăng cảm giác ngứa, các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Phòng tránh bệnh học
Viêm da tiếp xúc gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, tâm sinh lý và mất thẩm mỹ. Để phòng tránh bệnh, bạn cần biết một số lưu ý sau:
- Tránh tiếp xúc với các chất kích thích và chất gây dị ứng: tránh xa các loại cây và côn trùng có độc, sử dụng trang sức với chất liệu an toàn với da, tránh tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa mạnh, sử dụng mỹ phẩm an toàn, không hương liệu,...
- Luôn vệ sinh sạch sẽ cơ thể và môi trường sống xung quanh để tránh làn da tiếp xúc với các dị nguyên
- Mặc quần áo bảo hộ hoặc đeo gang tay khi bắt buộc phải tiếp xúc với một số chất gây kích ứng, kể cả các chất tẩy rửa
- Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên để da không bị khô, nứt nẻ, dễ bị dị nguyên xâm nhập
- Uống đủ nước và bổ sung nhiều loại hoa quả để cung cấp vitamin, dưỡng ẩm và tăng cường hàng rào bảo vệ da
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!