Cân bằng dinh dưỡng: Yếu tố bình hòa cơ thể, quyết định hiệu quả trị liệu
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCân bằng dinh dưỡng là vấn đề được rất nhiều chuyên gia bác sĩ đặc biệt quan tâm nhằm tư vấn hỗ trợ cho người bệnh trong việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao hiệu quả trị bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát. Bởi chế độ dinh dưỡng có sự cân đối là nền tảng giúp sức khỏe được tăng cường, sức đề kháng và hệ miễn dịch được cải thiện.
Lợi ích cân bằng dinh dưỡng trong điều trị bệnh
Cân bằng dinh dưỡng được thể hiện ngay trên chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách cung cấp các hoạt chất, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Theo y học hiện đại chỉ ra rằng, một chế độ ăn uống cân bằng nên cung cấp 60 – 70% tổng lượng calo từ Carbohydrate, 10 – 12% từ protein và 20 – 25% tổng lượng calo từ chất béo.
Theo y học cổ truyền, một chế độ ăn uống cân bằng về mặt dinh dưỡng được thể hiện ngay trên việc lựa chọn đồ ăn thức uống sao cho cho cơ thể cân bằng về mặt âm dương, quy nạp ngũ vị đúng vào ngũ tạng, từ đó cơ thể mới tiếp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, khí huyết thịnh vượng, tạng phủ bình hòa, cơ thể khỏe mạnh.
Vì vậy, trong quá trình điều trị nếu người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân bằng như trên sẽ đem lại một lợi ích sau:
- Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tạo ra các kháng thể hỗ trợ đẩy lùi nhiều bệnh tật
- Tăng cường hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, làm giảm các biến chứng trong và sau điều trị
- Điều hòa rối loạn chuyển hóa, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động ổn định, hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng góp phần phục hồi sức khỏe trong và sau trị bệnh toàn diện.
- Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, giảm stress, có thể làm giảm các triệu chứng đồng thời kiểm soát tình trạng diễn tiến của bệnh một cách tốt hơn.
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện nhận định:
“Dinh dưỡng là nền tảng căn bản trong điều trị, vì vậy việc cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống thường ngày, người bệnh cần đặc biệt lưu tâm. Bởi theo Đông y, nguyên nhân cốt lõi gây bệnh tật là do cơ thể mất đi sự cân bằng âm dương. Âm thịnh thì dương bị bệnh, dương thịnh thì âm bệnh, âm hư thì nhiệt, dương hư thì hàn.
Để điều trị bệnh, y học cổ truyền sẽ tập trung cân bằng âm dương trong cơ thể với các phương thuốc điều trị kết hợp với cân bằng dinh dưỡng. Nhờ đó mà cơ thể mới dễ dàng tiếp thu đầy đủ dưỡng chất, khí huyết thịnh vượng, tạng phủ bình hòa, cơ thể mới khỏe mạnh, bệnh tật được đẩy lùi tận gốc, ngăn ngừa tình trạng tái phát”.
Ngoài ra, bác sĩ Lê Phương cũng ví dụ về việc cân bằng dinh dưỡng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như thế nào. Bác sĩ cho biết:
“Ví dụ về cân bằng dinh dưỡng trong điều trị sỏi thận bằng Đông Y, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày, giảm vị mặn (muối,…) trong chế độ ăn, bởi nồng độ muối cao hơn trong nước tiểu sẽ thúc đẩy quá trình hình thành sỏi. Theo đó, vị mặn cần thiết cho người bệnh là khoảng 3g/ ngày. Thực phẩm cần cung cấp nhiều hơn là các thực phẩm giàu canxi và vitamin có trong phô mai, các loại hạt, sữa chua, trứng, hải sản có vỏ,…
Song song với đó, người bệnh cũng cần kiêng kỵ các thực phẩm chứa nhiều đạm, kali, oxalat, đường, đồ ngọt, thức ăn dầu mỡ, đồ uống có ga, các loại chất kích thích,… Bởi đây là những thực phẩm gây áp lực lớn đến công năng của tạng thận, dẫn tới sỏi hình thành với kích thước lớn hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh“.
Quan điểm cân bằng dinh dưỡng theo Y học cổ truyền
Bàn về quan điểm cân bằng dinh dưỡng theo y học cổ truyền, đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện cũng chỉ rõ theo các khía cạnh như sau:
Dinh dưỡng trong y học cổ truyền
Dinh dưỡng trong y học cổ truyền khuyên con người tuân thủ “bình hành thiện thực”: tức là nạp những đồ ăn thức uống lành mạnh, vừa đủ, không thừa không thiếu. Mà cân bằng thể hiện số lượng và chất lượng của đồ ăn thức uống gồm ngũ cốc (lương thực), ngũ súc (thịt cá), ngũ thái (các loại rau củ) và ngũ quả (các loại hoa quả); giữa hàn và nhiệt giữa ngũ vị (chua – cay – đắng – mặn – ngọt).
Giải thích về các khái niệm “hàn”, “nhiệt” “cay”, “đắng”,…hiểu đơn giản là các danh từ có ý nghĩa dùng để chỉ các nhóm đặc tính chung của thực phẩm.
Để cân bằng dinh dưỡng, người bệnh cần dựa theo nguyên tắc chỉnh thể “nhân nhân, nhân địa, nhân thời chế nghi”. Nghĩa là khi dung nạp đồ ăn thức uống vào cơ thể cần lựa chọn thực phẩm theo đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng người, tùy theo điều kiện, môi trường sống, tùy theo mùa và thời gian nhất định.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng trong điều trị còn phụ thuộc vào tính chất bệnh lý và chứng trạng cụ thể của từng người, từ đó là cơ sở nền tảng để thiết lập và xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng sao cho phù hợp. Ví dụ, người mắc bệnh tiểu đường cần có lộ trình dinh dưỡng riêng, nhưng muốn hiệu quả tốt nhất cần dựa trên trên thể bệnh mà gia giảm đồ ăn thức uống sao cho hợp lý, để không một yếu tố dinh dưỡng nào gây bổ quá hoặc thiếu hụt quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng của người bệnh.
Đã là cân bằng dinh dưỡng trong điều trị bệnh, bên cạnh đồ ăn thức uống nên ăn theo chất lượng và số lượng chuẩn chỉnh thì cũng đề ra các nhóm thực phẩm cần kiêng kỵ. Đây là một trong những cách vô cùng khôn ngoan để tránh hấp thu những thứ không tốt cho bệnh tình, sức khỏe. Cũng vì lẽ đó mà đồ ăn thức uống cũng được ví như thuốc cần phải hết sức thận trọng nhằm hỗ trợ quá trình dùng các phương thuốc đảm bảo tính an toàn, phát huy hiệu quả tối đa.
Tác động của dinh dưỡng theo thể hàn – nhiệt
Trong Đông Y, khi thực phẩm được dung nạp vào cơ thể sẽ sản sinh ra các tác dụng: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát). Vì vậy mỗi một loại thực phẩm đều có đặc tính riêng. Cân bằng dinh dưỡng trong Đông Y rất quan trọng trong việc quân bình tạng phủ, do đó người có thể chất nhiệt nên ăn các thực phẩm có tính hàn lương, ngược lại người có thể chất hàn nên ăn nhiều thực phẩm có tính ôn nhiệt.
Chưa kể, trong dân gian cũng lưu truyền về các loại thực phẩm tính ôn nhiệt thì thường gây nóng trong, còn thực phẩm tính hàn lương thì gây lạnh bụng. Tuy nhiên tác động của từng loại thực phẩm đối với mỗi người sẽ khác nhau vì còn tùy theo thể chất và cách chế biến nó. Ví dụ: Mì ăn liền nếu theo chiếu với định nghĩa trên tức là được xếp vào loại tính nhiệt, có vị cay, nhưng khi sử dụng ăn liền với rau xanh (thực phẩm có tính hàn) thì có thể cân bằng tính hàn – nhiệt cho món ăn.
Hay một ví dụ khác như trong một mâm cơm với 3 món: 1 món mặn (thịt hoặc cá), 1 món nhạt (rau, củ) và 1 món canh, thì mỗi loại thực phẩm dù mang trong mình tính nhiệt – tính hàn khác nhau, nhưng trải qua quá trình chế biến lại cân bằng về mặt dinh dưỡng.
Như vậy, điều quan trọng ở đây là cách phối hợp các thực phẩm sao cho cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các yếu tố, cân bằng tính hàn nhiệt,cũng như đảm bảo phù hợp với cho từng thể trạng, cơ địa bệnh lý của người đó.
Cân bằng dinh dưỡng phụ thuộc vào sự phối hợp, điều độ của các thực phẩm lại với nhau
Theo Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện cũng nêu ra quan điểm của mình trong việc cân bằng dinh dưỡng cũng phụ thuộc bởi các yếu tố:
“Khi xét thực phẩm theo các khía cạnh về tính hàn, tính nhiệt, ngũ vị trong Đông Y, điều quan trọng của việc cân bằng dinh dưỡng sẽ phụ thuộc vào cách lựa chọn và phối hợp thực phẩm. Bởi không có một loại thực phẩm nào là hoàn hảo, chúng cần được kết hợp lại bổ trợ cho nhau từ điều hòa ngũ vị, giúp tăng cường hiệu quả, giảm tác hại của loại này loại kia khi kết hợp với nhau, không phối các thức ăn kỵ nhau, phối thực phẩm hàn – nhiệt và thuận theo khí hậu mùa giúp cho chế độ dinh dưỡng trở nên đa dạng và tươi ngon nhất.
Bên cạnh đó việc ăn uống cũng cần phải đảm bảo sự điều độ. Điều độ chính là yếu tố quyết định sự cân bằng dinh dưỡng trong điều trị bệnh. Bởi nếu không thực thi đều đặn thì chế độ dinh dưỡng coi như vô bổ, không đem lại tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, chưa kể còn làm gián đoạn quá trình hấp thu thuốc vào trong cơ thể“.
Vì vậy mà cân bằng dinh dưỡng được các chuyên gia y tế đánh giá là yếu tố quan trọng trong việc bình hòa cơ thể, quyết định hiệu quả trị liệu. Hiểu được điều này, đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh Dưỡng Nhất nam Y Viện đã đề ra mục tiêu “Dinh dưỡng là nền tảng căn bản trong điều trị”, từ đó đề ra những định hướng hoạt động phát triển Trung Tâm:
- Nghiên cứu nguyên tắc dinh dưỡng trong y học cổ truyền;
- Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng chuyên sâu cho người bệnh;
- Nghiên cứu giải pháp, lộ trình dinh dưỡng phù hợp với từng đặc điểm cơ địa, tình trạng bệnh lý của từng người bệnh;
- Nghiên cứu đề án sử dụng dược liệu trong điều hòa dinh dưỡng,từ đó đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức về vai trò dinh dưỡng trong điều trị bằng y học cổ truyền cho người bệnh.
Trung tâm Dinh Dưỡng Nhất Nam Y Viện ra đời cam kết mang lại cho khách hàng sự an tâm về lộ trình dinh dưỡng chuyên sâu, góp phần hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị, phòng chống bệnh tái phát, đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa tối ưu và toàn diện nhất. Để được tư vấn chuyên sâu về các vấn đề dinh dưỡng trong điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe từ trong ra ngoài, bạn chủ động liên hệ với Trung tâm qua thông tin sau.
Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!