Cảnh báo triệu chứng bệnh bạch hầu và đường truyền nhiễm

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Vừa qua, theo thông tin từ Bộ Y Tế, huyện Kỳ Sơn thuộc tỉnh Nghệ An ghi nhận một bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và 1 trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với trường hợp tử vong này.

Chia sẻ về bệnh bạch hầu, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện cho biết:

Bạch hầu là bệnh có tỷ lệ tử vong cao chiếm khoảng 20%, trong đó tỷ lệ tử vong cao nhất là đối tượng trẻ nhỏ, trẻ thanh thiếu niên.

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, biểu hiện bệnh chủ yếu thông qua đường hô hấp như bạch hầu mũi, họng, thanh quản,… Giai đoạn đầu bệnh nhân thường có dấu hiệu ho, khàn tiếng, sốt nhẹ, mệt. Sau 2 – 3 ngày họng sẽ xuất hiện giả mạc có màu trắng ngà, xám hoặc đen.

Bệnh dễ dàng lây qua từ người này sang người khác qua đường hô hấp như ho, hắt hơi,.. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây gián tiếp thông qua đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh.”

Mặc dù bệnh bạch hầu ở nước ta có được kiểm soát nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan đặc biệt ở những vùng địa phương có tỷ lệ tiêm vacxin bạch hầu thấp.

Những đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Người lớn trên 40 tuổi.
  • Người bị rối loạn miễn dịch.
  • Người sống trong môi trường không đủ tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Người không tiêm chủng đúng lịch.

Sau thông tin trường hợp tử vong mắc bệnh bạch hầu được ghi nhận tại Nghệ An và Bắc Giang, Bộ Y tế cũng đã đề nghị đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện một số nội dung chủ động tăng cường phòng chống bệnh bạch hầu, kiểm soát bệnh không cho bệnh lây lan rộng.

Vì vậy mỗi cá nhân, người dân khi đọc biết tin này cần phải chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như tiêm phòng vacxin bạch hầu càng sớm càng tốt.

Riêng với người bệnh bạch hầu thì cần lưu ý một số điều sau:

  • Giữ gìn vệ sinh tai mũi họng nghiêm ngặt, cách ly dùng chung đồ ăn thức uống cùng người thân trong gia đình vì bệnh rất dễ lây lan.
  • Tiêm phòng: Dù bệnh nhân đã khỏi bệnh bạch hầu tuy nhiên bệnh có khả năng xảy ra lần nữa vì vậy cần đi tiêm phòng ít nhất là một liều vaccine tăng cường.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Thường thì những bệnh nhân sau khi bị bạch hầu, thể trạng sức khỏe cực kỳ yếu vì vậy cần nhiều thời gian để hồi phục, trường hợp cứ gắng gượng rất có thể ảnh hưởng đến tim.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *