THỰC HƯ CÔNG DỤNG CỦA LÁ BỎNG CHỮA BỎNG VÀ NHỮNG BỆNH LÝ KHÁC
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCây lá bỏng thường được trồng làm cây cảnh nhưng ít ai biết rằng đây là một dược liệu quý, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu một số bài thuốc làm từ lá bỏng giúp cải thiện sức khỏe nhé!
Đặc điểm của cây lá bỏng
Theo nghiên cứu, cây thuốc bỏng còn có tên gọi khác là cây sống đời, diệp sinh căn, trường sinh hay đả bất tử, thuộc giống cây cỏ, sống lâu năm, cao từ 40 đến 60 cm. Thân cây tròn, nhẵn, có đốm tía; lá mọc đối, phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây thuốc bỏng là lá cây. Dược liệu lá thuốc bỏng thu hái quanh năm và thường được dùng tươi. Trong y học cổ truyền, lá thuốc bỏng có công năng kháng khuẩn, cầm máu, tiêu viêm và giảm đau.
Lá thuốc bỏng được dùng chữa bỏng, vết thương, đau mắt đỏ, lở ngứa, mặt sưng đỏ, chảy máu, ngộ độc, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu. Phương thức tiến hành là sắc uống trong hoặc đắp ngoài với liều dùng từ 20 đến 40g, thường dùng tươi.
Tác dụng của cây lá bỏng
Trong lịch sử, tác dụng thần kỳ của cây thuốc bỏng đã được lưu truyền tại rất nhiều quốc gia:
Trong y học Ấn Độ, lá thuốc bỏng sao qua được dùng đắp trị vết thương bầm tím, nhọt và vết cắn của côn trùng độc. Khi dùng để đắp vết thương đụng giập, lá thuốc bỏng có hiệu quả tốt ngăn ngừa các hiện tượng sưng tấy, thâm tím và làm mau liền các chỗ rách. Dạng thuốc đắp và bột rắc có tác dụng chữa vết loét. Lá thuốc bỏng cũng được dùng dưới dạng dịch ép để trị tiêu chảy và bệnh sởi.
Ở Đông Nam Á, công dụng chủ yếu của lá thuốc bỏng là điều trị nhọt, vết thương bỏng, chốc đầu và bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
Ở Indonesia, lá dùng uống làm thuốc lợi tiểu, dùng ngoài trị lở loét, đau lưng, đau chân và đôi khi dùng đắp trị đau mắt hoặc nhức đầu; nước sắc uống trị sốt và phù, cao chiết với nước từ bột lá khô lại có công dụng chữa trĩ. Lá thuốc bỏng sao khô có trong thành phần một số chế phẩm phối hợp nhiều vị được dùng đắp lên vết loét trong bệnh phong và điều trị những rối loạn về vận động, dịch ép của lá thoa lên trán giúp giảm sốt.
Ở Malaysia, người ta thường dùng lá thuốc bỏng vò nát đắp lên trán có công dụng trị nhức đầu, đắp lên ngực lại có công dụng trị ho và đau.
Ở Brunei, người dân cho rằng nước hãm lá uống có công dụng trị sốt.
Ở Philippin, lá thuốc bỏng hay dùng để làm săn da, giúp kháng khuẩn và trị sâu bọ cắn. Lá tươi giã nát thường được đắp để trị vết bỏng và nhọt. Dịch ép lá trị tiêu chảy, lỵ, bệnh dịch tả và lao phổi. Ngoài ra nó cũng được dùng làm thuốc đắp nóng trị sai khớp, chai tay chân.
Một số quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia dùng lá thuốc bỏng tươi dể điều trị bên ngoài cho các vết bỏng, vết thương, chốc đầu, nhọt, bệnh ngoài da, chai tay chân và điều trị viêm mắt, đờm rãi, thấp khớp, đau dây thần kinh.
Nền y học cổ truyền Việt Nam và phương Đông nói chung rất coi trọng vị thuốc Lá bỏng, và các thầy thuốc, bác sĩ và lương y cũng sử dụng vị thuốc lá bỏng rất rộng rãi, đặc biệt từ trong dân gian đến Thái y viện Hoàng cung qua các thời đại.
Theo Đông y, lá bỏng có tác dụng giảm đau, tiêu thũng, sinh cơ, giải độc, cầm máu, hoạt huyết chỉ thống, tiêu viêm. Chủ trị các chứng bỏng do nước sôi hoặc do lửa, bệnh trĩ lòi dom, viêm mũi xoang, giải rượu, đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày, lở ngứa, mụn nhọt…
Bài thuốc lá bỏng để chữa bỏng
Dùng trong: Giã lá tươi chắt lấy nước uống hoặc sắc uống, mỗi ngày dùng 20 – 40g.
Dùng ngoài: Giã lá tươi đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị hoặc bào chế thành thuốc mỡ để bôi.
Lá bỏng không chứa độc. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị dị ứng với thành phần của lá bỏng khiến da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, phát ban.
Những bài thuốc lá bỏng chữa các bệnh lý khác
Lá bỏng được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc với cách tiến hành như sau:
- Chữa viêm loét dạ dày nhẹ: Rửa sạch 40 gram lá cây bỏng bằng nước muối. Tráng lá bằng nước sôi rồi ăn sống trong ngày.
- Chữa viêm đại tràng: Dùng 20 lá cây lá bỏng rửa sạch với nước muối rồi nhai kỹ. Buổi sáng nhai 8 lá, trưa 8 lá và chiều tối 4 lá. Chú ý nhai thật kỹ, nuốt cả nước lẫn bã.
- Trị viêm họng: Dùng 10 lá bỏng tươi rửa sạch với nước muối và nhai. Áp dụng trong 3 – 5 ngày, buổi sáng nhai 4 lá, trưa 2 lá và chiều tối 4 lá. Khi áp dụng cần nhai thật kỹ, ngậm và nuốt bã từ từ.
- Chữa bệnh lỵ: Sử dụng 40g lá cây lá bỏng, 50g lá mơ lông, 16g cam thảo đất và 20g cỏ seo gà. Rửa sạch các nguyên liệu cùng với nước muối rồi sắc với 2 lít nước, để nước sôi trong 10 phút. Tắt bếp, chờ nguội bớt rồi chắt nước uống 1 lần/ngày trong 1 tháng.
- Điều trị bệnh trĩ: Dùng cây Lá bỏng và lá rau sam rửa sạch mỗi thứ 10g. Rửa sạch các nguyên liệu với nước muối, tráng qua nước sôi. Dùng nhai sống hoặc đem sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén. Dùng nước uống trong ngày. uống hoặc nhai sống. Nếu bị trĩ lòi dom, người bệnh cần nấu nước lá bồ kết rửa hậu môn và giã nát 3 – 5 lá bỏng đắp qua đêm.
- Giải độc rượu: Dùng 4 – 5 lá bỏng rửa sạch bằng nước muối rồi tráng qua nước sôi. Nhai sống lá bỏng sẽ giảm say và ngộ độc rượu.
- Trị viêm xoang mũi: Đem 1 – 2 lá bỏng rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước rồi giã nát. Dùng bông gòn thấm nước cốt đặt vào lỗ mũi. Nếu bị viêm cả hai bên lỗ mũi thì mỗi bên làm 1 lần/ngày.
- Điều trị viêm tai giữa: Dùng 3 – 4 lá bỏng rửa sạch với nước muối, chờ cho ráo nước rồi giã nát. Dùng bông thấm nước cốt nhét vào lỗ tai. Áp dụng 2 lần/ngày.
- Trị chảy máu cam: Rửa 1 – 2 lá cây bằng nước muối, để ráo nước rồi giã nát. Dùng bông gòn thấm nước cốt đặt vào lỗ mũi để cầm được máu.
- Chữa mụn nhọt sưng đau (khi mụn chưa có mủ): Rửa sạch bằng nước muối 30g lá cây Lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo, để ráo nước. Giã nát các nguyên liệu rồi đắp vào đốm mụn nhọt 1 – 2 lần/ngày đến khi mụn không còn sưng, đau.
- Trị sốt xuất huyết: Dùng 20 – 30 gram lá bỏng sạch, giã hoặc ép bỏ bã lấy nước cốt. Ngày đầu phát bệnh, uống 100ml nước cốt 3 – 4 lần/ngày. Những ngày sau uống 60ml nước cốt, thực hiện 2 lần/ngày.
- Trị sốt ở trẻ em: Rửa sạch lá bỏng, giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Mỗi ngày cho trẻ uống nước cốt 2 – 3 lần, 30ml/lần.
- Điều trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em: Rửa sạch lá bỏng bằng nước muối, để ráo rồi giã lấy nước cốt. Mỗi ngày cho trẻ uống 60ml nước cốt x 2 lần.
- Điều trị phù thũng: Chuẩn bị 20g lá dược liệu, rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Đem ép lá cây lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 60ml x 2 lần/ngày.
- Điều trị bệnh mất ngủ: Trước khi đi ngủ, dùng 3 – 4 lá bỏng ăn sống. Ngoài ra có thể giã nát lá để lấy nước cốt uống.
- Điều trị đau nhức xương khớp và đau lưng: Lá dược liệu rửa sạch, để ráo nước. Đem hơ nóng lá bỏng, gói vào vải rồi đắp lên vị trí đau. Có thể cố định bằng băng, gạc nếu cần di chuyển.
Trên đây là những thông tin cụ thể về cây lá bỏng và cách sử dụng để cải thiện các vấn đề sức khỏe. Trước khi áp dụng người bệnh cần tìm hiểu rõ, đảm bảo yếu tố vệ sinh, tránh gây nhiễm trùng. Lưu ý, những cách chữa trị bệnh từ lá bỏng chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh không nên lạm dụng nếu bệnh đã trầm trọng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!