Đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong đơn thuốc Đông y gì?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrong quá trình kê đơn thuốc cho người bệnh, thầy thuốc Đông y thường hay đề cập đến khái niệm mô hình “Quân – Thần – Tá – Sứ”. Điều này khiến nhiều người bệnh cảm thấy khó hiểu và đặt ra những câu hỏi nguyên tắc bốc thuốc theo mô hình này là gì? Tại sao lại cần kê đơn theo mô hình này? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây để hiểu đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” là gì?
Trong YHCT, Quân – Thần – Tá – Sứ thường là một thuật ngữ phản ánh 4 thành phần chính để tạo nên một thang thuốc. Các vị dược liệu thường không kết hợp một cách tùy tiện mà đều có chủ địch cũng như nguyên tắc nghiêm ngặt. Trong đó 4 thành phần chủ đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” đảm nhiệm vai trò quan trọng. Cách phối hợp các dược liệu này còn được gọi là “phối ngũ”.
Quân (Quân dược)
Quân hay còn dược gọi là chủ dược – đây là vị thuốc quan trọng thứ nhất trong một phương thuốc. Quân dược thường có tác dụng giúp loại bỏ các triệu chứng chính của mọi loại bệnh. Quân dược thường không thể thiếu trong một thang thuốc bởi chúng có liều lượng cao hơn những loại dược liệu khác. Một thang thuốc nhỏ cần có ít nhất một quân dược.
Sự kết hợp các quân dược cũng rất chặt chẽ sao cho không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà vẫn trị được đúng bệnh.
Thần (Thần dược)
Thần dược hay còn gọi là phụ dược có vai trò bổ trợ cho quân dược và có vai trò hỗ trợ các vị thuốc chính phát huy đầy đủ những tác dụng giúp giải trừ bệnh tận gốc. Một thang thuốc phức tạp có thể có đến một đến vài thần dược còn thang thuốc đơn giản lại có thể không cần có thần dược trong bài thuốc.
Tá (Tá dược)
Đây là vị thuốc có công dụng hỗ trợ quân dược và thần dược trong quá trình điều trị cũng như kiểm chứng hoặc giải trừ một số triệu chứng cá biệt thiết yếu. Đặc biệt, tá dược còn có công dụng tiêu trừ hoặc làm giảm độc tính cũng như tác dụng phụ của một trong hai vị thuốc chính (quân dược và thần dược).
Sứ (Sứ dược)
Đây là một trong những vị thuốc cuối không kém phần quan trọng trong một thang thuốc. Trong Đông y, sứ dược thường là vị thuốc dẫn, đưa thuốc tới trực tiếp ổ bệnh. Một trong những khái niệm quan trọng của Đông y chính là đường kinh lạc hay đường khí huyết trong cơ thể. Tất cả những bệnh lý này đều có nguyên nhân do tắc nghẽn kinh lạc. Việc thông kinh lạc chính là giúp người bệnh lưu thông khí huyết, cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào.
Trên thực tế, sứ dược đóng vai trò dẫn thuốc xuyên suốt đường kinh lạc, điều hòa các vị thuốc trên cơ thể. Cam thảo thường được lựa chọn là vị thuốc dẫn bởi nó dẫn đến 12 kinh, thông hành kinh lạc.
Lưu ý:
- Trong quá trình bốc thuốc, người thầy thuốc sẽ dựa trên các bài thuốc Đông y cổ phương cùng những kinh nghiệm khám chữa bệnh và thể trạng của từng người bệnh để có thể kết hợp cũng như gia giảm liều lượng phù hợp.
- Không nên quá câu nệ vào nguyên tắc bốc thuốc Quân – Thần – Tá – Sứ. Do đó, ngày càng nhiều thầy thuốc cho rằng, nên thay “Quân dược” thành “Chủ dược”, “Thần dược” thành “Phụ dược” chứ không nên dùng những từ “Quần”, “Thần” của khoa học xã hội để gọi tên thành phần dược liệu trong bài thuốc. Chủ yếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn đúng chủ dược cùng với sự kết hợp của các vị thuốc khác nhau để hỗ trợ chủ dược, giảm độc tính và điều hòa các dược liệu.
- Hiện trong nhiều tài liệu về Đông y cho thấy thuật ngữ “Quân – Thần – Tá – Sứ” thường được thay thế bằng “Chủ – Phụ – Tá – Sứ”.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về nguyên tắc bốc thuốc theo mô hình “Quân – Thần – Tá – Sứ”. Chính vì vậy, người bệnh sau quá trình khám chữa bệnh và được các bác sĩ kê đơn thuốc có thể hiểu thêm quá trình lựa chọn những vị dược liệu để phổi kết hợp trong bài thuốc. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng lộ trình điều trị của bác sĩ sẽ giúp bài thuốc đạt hiệu quả cao nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!