Dưa hành “món đưa cơm” ngày Tết nhưng không ít người cần tránh xa
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là những món ăn, vật dụng không thể thiếu trong Tết cổ truyền dân tộc. Trong đó, dưa hành là món ăn quen thuộc được nhiều gia đình bổ sung vào mâm cơm để thêm vị ngon cho bữa ăn. Nhưng nếu bạn thuộc những nhóm người dưới đây, tuyệt đối không nên ăn dưa hành để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì sao dưa hành lại là món ăn được ưa chuộng trong ngày Tết?
Dưa hành là thực phẩm chứa nhiều men probiotics và các loại vi khuẩn có lợi có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kích thích tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch tổng thể và đường ruột. Trên thực tế, việc bổ sung dưa hành vào bữa cơm ngày Tết thường được nhiều người nói với công dụng như chống ngán, giảm đầy bụng do ăn nhiều trong dịp Tết và đặc biệt tốt cho người đang gặp vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón, hội chứng ruột kích thích.
Bên cạnh đó, dưa hành muối còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin như A, C, E, selen, kẽm… đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Hoạt chất enzyme trong món ăn này có tác dụng giảm cảm giác khó chịu, đầy bụng khi ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn khó tiêu và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc Chuyên môn Nhất Nam Y Viện cũng chia sẻ thêm, dưa hành khi ăn có vị chua cay nhẹ khá ngon miệng, hỗ trợ bổ sung các loại lợi khuẩn tốt như acidophilus, lactobacillus và plantarum. Những lợi khuẩn này kích thích sản sinh enzyme chuyển hóa đường và tinh bột thành axit lactic để phân hủy đạm trong thực phẩm, từ đó giúp cơ thể hấp thu các loại thực phẩm dễ hơn.
Ngoài việc cung cấp lợi khuẩn, dưa hành muối còn có công dụng trong việc loại bỏ các gốc tự do có hại và ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Đây là công dụng đặc biệt nổi bật với khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể, từ đó hạn chế tối đa những vấn đề về tim mạch, lão hóa và ung thư.
Vậy những ai không nên ăn dưa hành trong ngày Tết?
Dù là món ăn quen thuộc nhưng Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh nhấn mạnh không phải ai cũng có thể bổ sung món ăn này. Đặc biệt, nếu bạn thuộc nhóm người dưới đây, hãy hạn chế tối đa việc ăn dưa hành trong dịp Tết.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn dưa hành, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Dưa hành có thể chứa nhiều muối, ảnh hưởng đến huyết áp và làm tăng nguy cơ phù nề. Thêm vào đó, hành tươi và các sản phẩm từ hành có thể gây khó tiêu, làm tăng các vấn đề dạ dày cho phụ nữ mang thai.
Người mắc bệnh thận
Dưa hành chứa nhiều muối và có thể gây tác động xấu đến chức năng thận, đặc biệt là ở những người đã có vấn đề về thận. Việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, có thể dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể, làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Người có bụng dạ yếu
Người có bụng dạ yếu hoặc bị vấn đề về tiêu hóa, dạ dày (như viêm loét dạ dày, khó tiêu) không nên ăn dưa hành. Dưa hành có tính chua, cay, và mặn, dễ gây kích ứng dạ dày, làm tăng nguy cơ đau bụng, ợ nóng hoặc khó tiêu. Các thành phần trong dưa hành có thể gây ra sự khó chịu cho những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Người bị đau dạ dày
Dưa hành có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng triệu chứng đau dạ dày như khó tiêu, đầy hơi, và đau bụng. Dưa hành có tính chua và cay, những yếu tố này có thể kích thích dạ dày, gây ra tình trạng viêm loét hoặc làm nặng thêm cơn đau đối với những người đã có vấn đề về dạ dày.
Trẻ em dưới 5 tuổi
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có chức năng thận chưa hoàn chỉnh. Do đó, việc ăn dưa hành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đào thải muối của thận, khiến thận suy yếu và thậm chí còn dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Người bị bệnh tim mạch, huyết áp
Dưa hành có thể chứa một lượng muối khá cao. Muối có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mắc các bệnh tim mạch và huyết áp cao. Khi ăn dưa hành, lượng natri trong muối có thể gây giữ nước, làm tăng gánh nặng cho tim và huyết áp.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh nhấn mạnh, ngoài những nhóm người ở trên, dưa hành vẫn là một món ăn quen thuộc và ai cũng có thể ăn. Nhưng bạn cần nhớ rằng, dưa hành là một món ăn chua nên nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch vị và dẫn đến những cơn đau dạ dày.
Thậm chí, không ít người còn dùng dưa hành để nhắm rượu thì điều này là một sự kết hợp vô cùng có hại. Sự kết hợp của rượu bia và dưa hành sẽ khiến tình trạng nóng ruột trở nên nghiêm trọng hơn, những cơn đau dạ dày cũng dữ dội hơn. Đặc biệt dưa hành còn chứa nhiều loại acid và vị chua dẫn đến viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Nên ăn dưa hành muối như thế nào để duy trì sức khỏe tốt trong dịp Tết?
Vậy phải làm sao để ăn dưa hành mà vẫn duy trì được sức khỏe tốt trong những ngày tết? Theo đó, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Nên ăn dưa hành tự muối
Dưa hành nhà làm sẽ an toàn hơn rất nhiều so với các loại dưa hành được mua bên ngoài không rõ về nguồn gốc. Khi bạn tự làm dưa muối, bạn có thể tự điều chỉnh lượng muối dùng để làm dưa hành, không chứa các chất bảo quản, chất phụ gia, dụng cụ để muối dưa cũng được vệ sinh sạch sẽ nên độ an toàn sẽ cao hơn.
Bảo quản dưa hành muối đúng cách
Khi dưa hành đã đủ vị chua, các bạn nên bảo quản vào ngăn mát trong tủ lạnh để tránh dưa bị chua quá và giữ nguyên được hương vị ngon như ban đầu. Tuyệt đối không ăn dưa hành khi đã có váng mốc hoặc váng đen vì lúc này dưa hành đã biến chất, chứa nhiều nấm bệnh nên dễ gây hại cho sức khỏe.
Ăn dưa hành điều độ
Dù là món ăn bổ trợ trong bữa ăn và giúp bạn có cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều dưa hành muối để tránh tình trạng co thắt dạ dày, thậm chí có thể gây ra tình trạng đau rát, trào ngược và đau dạ dày nghiêm trọng.
Nên rửa dưa hành trước khi ăn
Việc rửa dưa hành trước khi ăn là một cách để giảm bớt độ chua và độ mặn của dưa hành. Và sau khi ăn, nếu dưa muối vẫn còn thừa, bạn tuyệt đối không nên đổ lại vào lọ vì nó có thể làm hỏng dưa hành. Khi gắp dưa hành, bạn cũng nên dùng đũa sạch và sau khi lấy cần đậy nắp kín để bảo quản dưa hành một cách tốt nhất.
Chỉ ăn khi dưa hành đã đủ độ chín
Nhiều người có thói quen ăn dưa hành muối xổi nhưng điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn chỉ nên ăn khi dưa hành đã chua, có màu vàng nhẹ và vị thơm ngon vừa miệng. Tuyệt đối không ăn dưa hành khi đã hỏng hay dưa hành xổi vì lúc này hành chứa nhiều nitrosamine – Hoạt chất gây ung thư có hại cho cơ thể.
Với những thông tin trong bài viết cung cấp, mong rằng các bạn có thể hiểu rõ hơn về những ai có thể ăn và không thể ăn dưa hành trong dịp Tết. Thông quá đó, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để đón năm mới một cách an toàn, khỏe mạnh!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!