Huyết Trắng Màu Đen – Dấu Hiệu Cảnh Báo Nguy Hiểm Phải Biết
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHuyết trắng màu đen không phải là một hiện tượng quá xa lạ. Việc huyết trắng biến đổi màu thường khiến chị em rất lo lắng vì không biết nguyên nhân do đâu và có phải bệnh lý gì không? Trong bài viết này, Nhất Nam Y Viện sẽ giải đáp chi tiết về tình trạng sinh lý này.
Huyết trắng màu đen là sao?
Huyết trắng (hay khí hư) bắt đầu xuất hiện ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn dậy thì, giảm dần khi tiền mãn kinh và mãn kinh. Lượng khí hư ở trên mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nồng độ nội tiết tố và độ tuổi. Chúng đóng vai trò là chất bôi trơn, giữ ẩm và ổn định đường sinh dục nữ, hạn chế vi khuẩn phát triển trong đường âm đạo.
Khí hư bình thường sẽ có màu trắng, không mùi, hơi nhớt. Nhưng trong một vài trường hợp, khí hư sẽ chuyển sang màu hơi bất thường, như màu đen. Khi nhận thấy tình trạng này, nữ giới nên chú ý tới vùng kín của mình mỗi ngày, bởi đó có thể là dấu hiệu cho một trạng thái bất thường nào đó. Những biểu hiện bất thường mà chị em cần chú ý là:
- Khí hư có thể có màu đen, màu nâu hoặc màu nâu sậm cà phê.
- Khí hư có độ nhầy và độ dính cao.
- Khí hư có mùi hôi khó chịu,…
Xem thêm: Huyết trắng màu vàng là gì?
Khi gặp trường hợp trên, chị em nên xác định rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến huyết trắng màu đen
Huyết trắng màu đen có thể bắt nguồn do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong số đó, phổ biến nhất vẫn là:
- Trước hoặc sau khi kết thúc kỳ kinh: Thông thường, lượng kinh nguyệt ở sau chu kỳ kinh nguyệt ra rất chậm. Điều này làm máu ở trong tử cung mất nhiều thời gian hơn để ra ngoài nên chuyển dần thành màu sẫm. Còn giai đoạn trước hành kinh, máu đen cũng có thể là máu còn sót lại từ kỳ kinh nguyệt trước và cơ thể đang tự làm sạch chúng.
- Xuất hiện dị vật lạ trong tử cung: Nếu bạn sử dụng tampon, bao cao su hoặc các loại đồ chơi tình dục, chúng có thể bị kẹt bên trong, gây kích ứng vùng niêm mạc âm đạo và nhiễm trùng, gây chảy máu.
- Mang thai: Mang thai có thể xuất hiện máu báo thai trong quá trình trứng làm tổ (trứng đi vào niêm mạc tử cung khoảng 10-14 ngày sau thụ thai). Lúc này, bạn có thể nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình bị trễ, cơ thể mệt mỏi, ngực căng tức,…
- Sảy thai: Ra huyết đen cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai. Thông thường, khi phôi thai đã ngừng phát triển nhưng chưa được đẩy ra ngoài, bạn sẽ thấy xuất hiện dấu hiệu chảy máu có màu sẫm. Kèm theo đó, nữ giới cũng có thể thấy xuất hiện kèm hiện tượng chuột rút hoặc ngất xỉu,…
- Dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo: Có đến hơn 70% nữ giới hiện nay gặp phải tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Bên cạnh huyết trắng màu đen có mùi hôi, chị em sẽ gặp thêm một số triệu chứng khác như ngứa ngáy, tiểu rát, đau bụng dưới,…
- Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác có thể dẫn đến tình trạng ra huyết trắng màu đen phải kể đến là viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,…
Phải làm gì khi gặp trình trạng này?
Tùy vào từng nguyên nhân gây ra huyết trắng màu đen mà bác sĩ sẽ chỉ định những cách điều trị khác nhau cho phù hợp. Ví dụ:
- Nếu nguyên nhân do xuất hiện các dị vật trong âm đạo, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt để lấy dị vật ra khỏi cơ thể.
- Trường hợp do các bệnh viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Đồng thời bạn cùng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục,… để tránh tái nhiễm.
- Nếu nguyên nhân do sảy thai ngoài ý muốn, sảy thai bị sót nhau thai, người bệnh sẽ cần phải thực hiện một thủ thuật để nong và nạo. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ cho sử dụng một viên thuốc để làm giãn cổ tử cung, sau đó sử dụng các dụng cụ y tế đưa vào trong âm hộ để làm sạch.
- Với những đối tượng mắc các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, người bệnh sẽ cần thực hiện các loại phẫu thuật, xạ trị,… tùy thuộc theo tình hình.
Tham khảo: Biện pháp điều trị hiệu quả khi huyết trắng có lẫn sợi máu
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa tình trạng huyết trắng màu đen, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giữ vệ sinh tốt. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa vấn đề này:
- Vệ sinh cá nhân: Duy trì vệ sinh khu vực âm đạo bằng xà phòng nhẹ hoặc các loại dung dịch vệ sinh chuyên biệt và nước ấm, tránh sử dụng xà phòng chứa hóa chất mạnh. Hãy lau sạch và khô ráo sau khi tắm.
- Tránh sử dụng các sản phẩm nước hoa xịt trực tiếp lên vùng kín: Các chất hóa học trong nước hoa có thể gây kích ứng và thậm chí gây nhiễm trùng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn uống cân đối và giàu chất xơ có thể giúp duy trì cân bằng hormone và giảm nguy cơ các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của âm đạo.
- Thay đổi quần lót thường xuyên: Sử dụng quần lót có chất liệu mềm mịn và thấm hút tốt, thay đổi chúng ít nhất 1 lần mỗi ngày để giảm bớt ẩm và nguy cơ nhiễm trùng.
- Quan hệ tình dục một cách an toàn: Sử dụng biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như bao cao su để ngăn chặn vi khuẩn và virus lẫn vào âm đạo.
- Thực hiện kiểm tra y tế định kỳ: Định kỳ thăm khám y tế với bác sĩ phụ khoa để kiểm tra và xác định các vấn đề y tế sớm.
Mỗi cơ thể có thể đòi hỏi các biện pháp và chăm sóc riêng biệt. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào liên quan đến phụ khoa như huyết trắng màu đen, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ đúng đắn.
Bài viết liên quan:
- Trễ Kinh Ra Huyết Trắng Có Đáng Lo? Làm Sao Xử Lý?
- Huyết Trắng Có Mùi Tanh: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!