Bà Bầu Bị Hắc Lào Phải Làm Sao? Cách Điều Trị Phù Hợp Nhất
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHắc lào là một căn bệnh da liễu thường gặp do vi nấm gây ra. Bệnh có thể không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến cho những người mắc phải cảm thấy ngứa ngáy đau rát và vô cùng khó chịu. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Vậy khi bà bầu bị hắc lào phải làm sao? Điều trị thế nào cho hiệu quả? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất.
Bà bầu bị hắc lào phải làm sao?
Hắc lào là căn bệnh do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là bụng, tay, chân, háng, ngực, mông, nách, má,… Bệnh hắc lào tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu do những cơn ngứa ngáy đau rát gây ra. Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ dễ bị nhiễm trùng, gây tổn thương và để lại sẹo xấu trên da.
Vậy khi bà bầu bị hắc lào phải làm sao? Dưới đây là một số phương pháp điều trị hắc lào cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhất, hãy cùng tham khảo:
Chuối tiêu xanh chữa hắc lào cho mẹ bầu
Trong thành phần của chuối tiêu xanh có chứa chất xơ, vitamin, các vi chất kim loại, pectin, hoạt chất dopamine, serotonin, ore-pinephrin, catecholamin,… Những hoạt chất này đều có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và nấm, giúp chữa lành những tổn thương trên da một cách hiệu quả. Vì thế thai phụ hoàn toàn có thể sử dụng chuối xanh để điều trị bệnh hắc lào hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả chuối tiêu xanh có nhiều nhựa.
- Rửa sạch chuối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giữ nguyên phần vỏ.
- Cắt chuối thành từng lát mỏng và đắp lên vùng da bị hắc lào.
- Sau đó mẹ bầu cứ để phần nhựa chuối khô một cách tự nhiên.
- Thực hiện mỗi ngày từ 5-7 lần, sau khoảng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ được thuyên giảm.
Chữa hắc lào cho thai phụ bằng lá trầu không
Trong thành phần của lá trầu không có chứa rất nhiều dược tính tốt cho người bị bệnh hắc lào như: Vitamin C, carotin, thiamin, chất chống oxy hóa, Betel phenol và chavibetol… Những chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm sạch da, giảm sưng đau, xoa dịu cơn ngứa ngáy, ngăn ngừa bệnh lây lan sang những vùng da bên cạnh và cải thiện sức đề kháng cho làn da. Hơn nữa, lá trầu không còn rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không bánh tẻ, đem rửa sạch với nước.
- Ngâm lá trầu không với nước muối loãng trong vòng 5-7 phút.
- Sau khi vớt ra, bạn dùng tay vò nát rồi cho lá trầu không vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Khi nước sôi bạn vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra thay, cho thêm một chút muối hạt, khuấy đều cho tan hết.
- Đợi nước nguội bớt thì dùng nước này để rửa hoặc ngâm vùng da bị hắc lào.
- Phần bã lá trầu không bạn dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho đến khi bệnh được cải thiện.
Đu đủ xanh điều trị hắc lào cho bà bầu
Phụ nữ mang thai bị hắc lào có thể sử dụng đu đủ xanh để điều trị. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hiệu quả, lành tính và không sợ gặp phải phản ứng phụ gây nguy hiểm tới thai nhi. Cụ thể, trong thành phần của đu đủ có chứa nhiều vitamin A, B, C, canxi, photpho, thiamin, sắt, magie, kẽm, nhựa latex, men tiêu hóa chất đạm Proteaza và papain… Những hoạt chất này có tác dụng giúp giảm viêm, đào thải chất cặn ra khỏi cơ thể, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ngoài da như zona, hắc lào, herpes zoster,….
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ đu đủ xanh, cắt thành nhiều khúc nhỏ.
- Bôi phần nhựa lên vùng da bị hắc lào.
- Sau khoảng 20 phút mẹ bầu rửa lại với nước sạch.
- Mỗi ngày bôi từ 3-5 lần, mỗi lần cách nhau tầm 4 tiếng.
- Áp dụng liên tục trong 7 ngày để loại bỏ các đốm hắc lào trên da.
Công thức từ rau sam và sáp ong
Rau sam là một loại rau không độc, có vị chua, tính hàn. Thường được dùng để điều trị mụn nhọt, hắc lào. Trong khi đó sáp ong lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da, kháng viêm, diệt khuẩn, chữa lành những tổn thương ngoài da hiệu quả. Sự kết hợp giữa rau sam và sáp ong sẽ giúp bạn điều trị các nốt hắc lào dạng mụn nước và ngăn không cho chúng lan rộng sang những vùng da lành khác.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 nắm rau sam, 100ml sáp ong, 1 hũ thủy tinh có nắp đậy.
- Rau sam bạn rửa sạch cắt khúc khoảng 2 đốt ngón tay.
- Giã nát rau sam, chắt lấy nước cốt và bỏ phần bã.
- Cho lên bếp nấu tầm 3 phút rồi cho sáp ong vào.
- Nấu đến khi sáp ong chảy ra thì tắt bếp.
- Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị hắc lào.
- Sau khoảng 20 phút thì vệ sinh lại vùng da bị bệnh.
- Thực hiện mỗi ngày 3 lần, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm.
Húng chanh và long não
Lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu như phenolic, salicylat, thymol, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh hắc lào. Đồng thời ngăn ngừa sự lây lan nhanh chóng của vi khuẩn, virus sang những vùng da lành khác trong cơ thể. Trong khi đó, bột long não có chứa camphernenol, cineol, terpineol, khi bôi lên da sẽ có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hắc lào. Trị hắc lào bằng bột long não và rễ húng chanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và nhiễm trùng đối với bệnh nhân mắc chứng hắc lào.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g rễ húng chanh, 10g bột long não, 1 quả chanh.
- Lá húng chanh rửa sạch, cho vào cối giã nát.
- Trộn đều lá húng chanh với bột long não rồi đắp lên vùng da bị hắc lào.
- Sau khoảng 40 phút bạn rửa lại cho thật sạch, lau khô bằng khăn bông mềm.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần để bệnh nhanh khỏi.
Tỏi giúp trị hắc lào cho bà bầu
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình. Tuy nhiên ít ai biết rằng nguyên liệu này còn có tác dụng chữa bệnh hắc lào cực kỳ hiệu quả. Bởi trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin, hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm, diệt khuẩn và cải thiện các bệnh ngoài ra rất tốt. Thai phụ có thể dùng tỏi để chế biến thành món ăn hàng ngày hoặc dùng nước ép tỏi đắp lên vùng da bị bệnh, cách làm như sau:
Cách thực hiện:
- Dùng 4 tép tỏi, bóc vỏ và đem giã nát.
- Cho thêm một chút dầu oliu vào và trộn đều.
- Thoa đều hỗn hợp này lên toàn bộ vùng da bị hắc lào.
- Dùng băng y tế quấn quanh để tỏi không bị rơi ra ngoài.
- Sau khoảng 1-2 tiếng thì bỏ ra và rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh hắc lào giảm hẳn.
Dùng giấm táo
Y học cũng đã chứng minh, giấm táo có khả năng loại bỏ một số loại nấm da cực kỳ hiệu quả nhờ có chứa thành phần acid lactic. Bên cạnh đó, giấm táo còn giúp kháng viêm, loại bỏ cảm giác ngứa ngáy trên da.
Cách thực hiện:
- Ngâm một miếng bông gòn vào dung dịch giấm táo nguyên chất.
- Rửa sạch rồi lau trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
- Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.
- Áp dụng mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Sử dụng nha đam
Nha đam có chứa nhiều hợp chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn chống nấm. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng dưỡng ẩm, giảm ngứa ngáy, phòng ngừa thâm sẹo sau điều trị. Vì vậy sử dụng nha đam để trị hắc lào cho phụ nữ mang thai là phương pháp được rất nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, gọt vỏ và lấy phần gel bên trong.
- Thoa phần gel này lên vùng da bị bệnh và massage nhẹ nhàng.
- Khi gel nha đam khô lại thì bạn rửa sạch với nước mát.
- Mỗi ngày thực hiện từ 3-4 lần sẽ giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả.
- Áp dụng phương pháp này thường xuyên cho đến khi bệnh được cải thiện.
Dầu dừa cải thiện tình trạng hắc lào hiệu quả
Dầu dừa từ lâu đã nổi tiếng với công dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giúp dưỡng ẩm và làm mềm mịn da. Trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều acid béo cùng các vitamin, có tác dụng giúp phá hủy lớp màng bảo vệ của nấm. Từ đó giúp tiêu diệt tận gốc các tế bào nấm gây bệnh hắc lào.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch vùng da bị hắc lào.
- Bôi dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Để nguyên liệu khô tự nhiên trên da và không cần rửa lại với nước.
- Mỗi ngày bôi từ 3-4 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm.
Bột cam bảo trị hắc lào
Theo Y học cổ truyền, bột cam bảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, các thầy thuốc Đông y còn dùng nguyên liệu này để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm nấm.
Cách thực hiện:
- Bạn trộn 3 bìa bột cam thảo với một lượng nước phù hợp.
- Khuấy đều bột cam thảo để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Đem đun sôi hỗn hợp trên sau đó để nguội.
- Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị nhiễm nấm mỗi ngày 2 lần.
- Sau khoảng 20 phút thai phụ rửa lại với nước sạch.
Sử dụng các loại thuốc trị hắc lào cho bà bầu
Trong trường hợp những mẹo điều trị dân gian không mang lại tác dụng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc trị hắc lào cho phụ nữ có thai. Những loại thuốc này bao gồm thuốc uống và thuốc bôi như: Clotrimazole, terbinafine, ciclopirox, selenium sulfide, miconazol, econazol, griseofulvin, terbinafine,…
Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian và liều lượng trước khi sử dụng, nhất là với những loại thuốc uống. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Lưu ý khi điều trị hắc lào cho phụ nữ mang thai
Hắc lào là một căn bệnh da liễu gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh, nhất là khi bạn mang thai, tình trạng này sẽ càng khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào, thai phụ cần chú ý một vài vấn đề như sau:
- Không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, nhất là với những loại thuốc uống. Bởi những loại thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng thuốc một cách tùy tiện hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Đối với những mẹo điều trị dân gian, bạn chỉ nên áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ. Đồng thời cần kiên trì sử dụng trong vòng 10-14 ngày để bệnh khỏi hẳn.
- Nên loại bỏ các mầm bệnh từ quần áo, đồ lót, chăn màn, gối, ga giường, khăn tắm bằng cách giặt đồ sạch sẽ và phơi ngoài ánh nắng mặt trời cho thật khô.
- Nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa định kỳ, nhất là phòng ngủ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc trong phòng.
- Khi bị hắc lào, thai phụ nên tránh sử dụng các loại thức ăn như hải sản, thịt gà, thịt đỏ, rau muống, trứng sữa, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều đường, rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Cần chú ý không dùng chung đồ cá nhân với người khác bao gồm quần áo, khăn tắm, khăn mặt, chăn đệm,…. để tránh lây nhiễm bệnh sang cho những người xung quanh.
- Không mặc quần áo bó sát sẽ cọ vào vùng da bị bệnh và khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó mẹ bầu nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
- Cần hạn chế gãi ngứa, nếu cảm thấy quá ngứa ngáy khó chịu thì bạn nên đi tắm. Việc tắm rửa hàng ngày sẽ giúp bạn loại bỏ được vi khuẩn gây hại trên da.
- Nên tích cực sử dụng những thực phẩm giàu vitamin A, C, E như bơ, cá hồi, các loại hạt, cam, quýt, dứa, khoai lang, cà chua, cà rốt, các loại rau củ để giúp tăng cường sức đề kháng cho da, ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu bị hắc lào phải làm sao? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được những cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất. Tuy nhiên để tránh tác dụng phụ, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phương pháp chữa bệnh phù hợp.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!