Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? [Tư Vấn Chuyên Gia Da Liễu]
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBệnh tổ đỉa là một bệnh da liễu thường xuyên bắt gặp trên mọi đối tượng, với triệu chứng cơ bản là mọc mụn ở tay hoặc ở chân, gây nứt nẻ trên da và ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh tổ đỉa có lây không, lây qua đường nào, làm sao để phòng tránh bệnh? Để tìm lời giải đáp, bạn đọc không nên bỏ qua bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Tổ đỉa là một dạng bệnh da liễu cơ địa, với biểu hiện đặc trưng là mụn nước mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc trong các kẽ chân. Những mụn này sẽ gây ngứa không ngừng, tạo ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng người bệnh. Tổ đỉa thường bùng phát thành từng đợt khác nhau, mang tính chất chu kỳ. Dựa theo đặc điểm của bệnh, bệnh được chia thành các thể như sau:
- Chàm tổ đỉa thể giản đơn: Bệnh hình thành mụn nhỏ trên da, đầu tiên là ở trên các ngón tay, gây ngứa và có thể lan rộng theo thời gian.
- Chàm tổ đỉa thể khô: Mụn thường mọc thành từng cụm nhưng ở dạng khô, gây ngứa và tróc vảy.
- Chàm tổ đỉa dạng bọng nước: Thường là dạng bệnh do dị ứng hóa chất, kích thước mụn to bằng hạt đậu có chứa dịch nước và dễ vỡ.
- Chàm tổ đỉa nhiễm khuẩn: Biểu hiện bệnh là các nốt mụn to có chứa mủ, có thể lan rộng nếu mủ bên trong mụn tiếp xúc với vùng da khác.
Bệnh tổ đỉa gây nên rất nhiều lo lắng cho người bệnh, đặc biệt là liệu bệnh tổ đỉa có lây không. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh tổ đỉa hoàn toàn không lây nhiễm từ người sang người. Trên thực tế, căn bệnh này là do vấn đề cơ địa của từng cá nhân, có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một cơ thể. Ngay cả khi mụn nước trên cơ thể người bệnh dính sang da của người đối diện thì cũng không làm lây bệnh. Vì thế mà mọi người có thể yên tâm trong quá trình chăm sóc người bệnh mà không sợ bị lây nhiễm.
Tổ đỉa có chữa trị dứt điểm được không?
Dựa vào từng nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa mà có những cách chữa trị khác nhau cho phù hợp. Thông thường, khi bị bệnh thì bạn nên áp dụng một trong những cách dưới đây:
Sử dụng thuốc Tây
Chữa tổ địa bằng thuốc Tây y là cách nhanh nhất để chấm dứt bệnh, nhưng cũng có thể đem lại tác dụng phụ cho người bệnh nếu sử dụng sai cách. Chính vì thế, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên xin tham vấn của các chuyên gia da liễu và sử dụng đúng theo liều lượng. Một số loại thuốc Tây thường xuyên được kê đơn để điều trị bệnh tổ đỉa đó là:
- Thuốc Corticosteroid: Bao gồm các loại thuốc mỡ và kem bôi chứa corticosteroid, tác dụng trong việc ngăn ngừa các mụn nước xuất hiện và lây lan.
- Thuốc chống dị ứng: Ví dụ như thuốc Chlorpheniramine, Loratadine,… có tác dụng đẩy lùi các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh tổ đỉa.
- Nước muối sinh lý: Giúp để làm sạch da bị tổ đỉa mỗi ngày giúp hạn chế lây lan sang các vùng da khác.
- Thuốc tiêm Triamcinolone: Tiêm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, tác động trực tiếp và tân sâu từ bên trong cơ thể.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn: Giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh hoặc gây bội nhiễm, nhất là khi mụn nước bị vỡ ra.
Áp dụng mẹo dân gian
Chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian là phương pháp được áp dụng phổ biến bởi nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện và không gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Một số mẹo dân gian mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Dùng lá trầu không: Trầu không là dược liệu được sử dụng trong rất nhiều mẹo để điều trị đa dạng các loại bệnh lý. Bởi lá trầu không chứa rất nhiều thành phần kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới giúp vết thương mau lành. Bạn hãy chuẩn bị một nắm lá trầu không rửa sạch, sau đó đem đun sôi với khoảng 2 lít nước trong 15 phút. Để nước nguội bớt thì hoà cùng một chút muối và ngâm tay chân (vùng da bị tổ đỉa).
- Dùng củ ráy: Củ ráy có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và kháng khuẩn, bảo vệ vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa viêm nhiễm, làm tiêu mụn nước. Bạn nên chuẩn bị 2 củ ráy tươi, gọt sạch vỏ và rửa với nước muối loãng. Sau đó giã nát củ ráy, đun sôi cùng 2 lít nước và đợi nguội bớt thì lấy nước đi ngâm vùng tay và chân.
- Dùng gừng tươi: Gừng là dược liệu tính ấm sử dụng như một vị thuốc điều trị bệnh lý da liễu, hô hấp và tiêu hóa. Thành phần dược tính của củ gừng như Zingerone và Gingerol có khả năng ức chế hình thành phản ứng viêm, giảm viêm sưng và ngứa ngáy. Bạn hãy chuẩn bị 2 củ gừng tươi, sau đó rửa sạch, giữ nguyên vỏ và thái lát mỏng. Đun sôi gừng cùng 2 lít nước, để nguội thì dùng để ngâm tay, chân.
- Dùng lá đào: Lá đào có vị đắng và tính bình, khả năng chống khuẩn và giảm viêm nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về da liễu. Hơn nữa, nhờ các thành phần như axit tanic, cumarinm, amygdalin,… còn giúp cải thiện làn da, hỗ trợ làm lành tổn thương, giảm ngứa và kiểm soát vùng bệnh. Bạn nên chuẩn bị 1 nắm lá đào rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút sau đó giã nát. Chắt lấy nước để uống thành 2 lần trong ngày đến khi khỏi bệnh.
- Dùng rau dăm: Rau dăm được xem là một loại dược liệu trong Đông y, có vị cay và tính ấm, giúp kháng khuẩn và kháng viêm, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy. Hơn nữa, theo Y học hiện đại thì tinh dầu lá rau răm chứa rất nhiều thành phần làm dịu vùng da bị tổn thương do viêm, rất phù hợp để điều trị bệnh tổ đỉa. Bạn nên nhặt lấy lá rau dăm còn tươi, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn. Sau đó giã nát lá đắp lên vùng da bị tổ đỉa khoảng 30 phút và rửa lại với nước.
Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Để phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát hoặc tiến triển nặng hơn, bạn nên tuân thủ theo một số lưu ý dưới đây:
- Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, đặc biệt là vùng da tay và da chân – bộ phận dễ tiếp xúc với các bụi bẩn và chất gây kích ứng nhất. Có thể sử dụng một số loại phấn giúp thấm hút nếu bị ra nhiều mồ hôi.
- Có thể ngâm tay chân với các loại thảo dược tự nhiên, đồng thời hạn chế sử dụng các loại sữa tắm, nước rửa tay gây kích ứng mạnh.
- Dưỡng ẩm cho da đầy đủ mỗi ngày, điều này sẽ giúp da được tăng độ ẩm và hạn chế nứt nẻ khiến vi khuẩn xâm nhập.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là các loại vitamin như A, C, E,… từ rau củ tươi. Đồng thời bạn nên uống thật nhiều nước hoặc có thể dùng thêm các loại nước trái cây (nước cam, nước chanh).
- Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ, giúp cơ thể thư giãn và tránh căng thẳng, áp lực công việc, cuộc sống kéo dài.
- Tránh tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng da như hoá chất, kim loại nặng, chất tạo mùi hương, xăng dầu,….
- Mặc quần áo mỏng nhẹ, thấm hút tốt và đi giày thông thoáng mồ hôi, tránh bít tắc khi gây nặng cho bệnh.
Trên đây Nhất Nam Y Viện đã giải đáp thắc mắc cho độc giả về vấn đề bệnh tổ đỉa có lây không. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh để đưa ra được những phương pháp phòng ngừa phù hợp với bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!