Bệnh vảy nến có lây không? – Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh vảy nến có lây không là nỗi lo lắng chung của người bệnh và những người thân xung quanh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, hướng điều trị và phòng tránh vảy nếu ra sao? Bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng từ các chuyên gia được đề cập ngay sau đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Thực hư bệnh vảy nến có lây không?

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệmNgười bị bệnh vảy nến thường có da bị ửng đỏ, có nhiều nốt mẩn ngứa. Do vậy, có rất nhiều người cho rằng đây là căn bệnh dễ dàng lây nhiễm qua tiếp xúc. Vậy bệnh vảy nến có lây không?

Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, đây là căn bệnh da liễu có tính miễn, có nghĩa là cơ thể người bệnh có thể tự sinh ra một lượng lớn chất cytokine trong tế bào miễn dịch. Nguyên nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn, virus và nấm.

Do đó, bệnh vảy nến không lây nhiễm qua con đường tiếp xúc trực tiếp, dịch tiết hay quan hệ tình dục. Người bệnh không nên quá lo lắng khi chăm sóc, bắt tay,… những bệnh nhân bị vảy nến.

benh vay nen co lay khong
Bệnh vảy nến có lây không, các chuyên gia cho biết không lây qua tiếp xúc trực tiếp

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng chứng minh được rằng, bệnh vảy nến không lây nhiễm từ vị trí này sang vị trí khác, trừ trường hợp tác động ngoại lực. Điều này tạo điều kiện cho việc kiểm soát và điều trị bệnh.

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Bệnh vảy nến lây qua đường nào?

Như đã đề cập ở trên, bệnh vảy nến không lây qua tiếp xúc trực tiếp, đường máu cũng như quan hệ tình dục. Bệnh xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch, động tổng hợp ADN và phân chia tế bào có vấn đề. Khi đó, lớp thượng bì trên da gặc kích thích làm cho chu kỳ chuyển hóa tế bào dưới lớp sừng diễn ra nhanh gấp 10 lần bình thường.

Bệnh vảy nến có lây không?”, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, con đường lây nhiễm duy nhất của bệnh là qua di truyền. Số liệu thực tế cho thấy, 30% người mắc vảy nến trong gia đình đã có tiền sử bệnh và trên 70% cặp sơ sinh mắc cùng nhau.

Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng di truyền cho con là 10%. Con số này tăng lên 40% nếu cả bố và mẹ bị vảy nến. Đặc biệt, chỉ một thành viên bị bệnh thì những người trong gia đình có nguy cơ lây bệnh gấp 5 lần so với người bình thường.

benh vay nen co lay khong
“Vẩy nến lây qua đường nào?” – Nghiên cứu chỉ ra là do di truyền

Tuy vảy nến không lây từ người này qua người khác, vị trí này qua vị trí khác nhưng các tác động lên da gây trầy xước có thể khiến bệnh lan rộng hơn. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ  có thể kể đến là stress kéo dài, dùng chất kích thích, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất,…

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Bệnh vảy nến có lây không? Chi tiết cách điều trị

Sau khi đã nắm rõ vảy nến có bị lây không, người bệnh rất quan tâm về cách điều trị căn bệnh này. Hiện nay có 3 cách chữa vảy nến gồm Tây y, bài thuốc dân gian và điều trị bằng Đông y. Người bệnh tham khảo chi tiết thông tin về các phương pháp trên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Cách điều trị vảy nến bằng Tây y là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng ngay sau khi thực hiện. Bên cạnh ưu điểm về hiệu quả, thuốc Tây y rất dễ mua, tiện lợi khi sử dụng.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý nhược điểm của cách chữa vảy nến bằng thuốc Tây là có thể gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, mất sắc tố da, viêm nang lông,… Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp nếu sử dụng nhiều có thể gây nhờn thuốc.

Bác sĩ thường kê một số loại thuốc chữa vảy nến như sau:

  • Thuốc Calcipotriol kết hợp với corticoid giúp kháng sinh và chống viêm hiệu quả.
  • Nhóm thuốc bôi Dithranol khôi phục tình trạng sừng hóa nhờ ức chế chuyển hóa enzyme.
  • Thuốc bôi hoặc dầu gội chứa Salicylic acid có công dụng làm bong lớp vảy gàu, loại bỏ tế bào chết, giúp da mịn màng hơn.
  • Kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, giảm khô ráp do bệnh vảy nến gây ra.
benh vay nen co lay khong
Thuốc Tây y chữa vảy nến giúp giảm nhanh triệu chứng trên da

Cách chữa vảy nến tại nhà

Trong trường hợp bệnh vảy nến mới khởi phát, các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị ngay tại nhà. Cách này có ưu điểm là nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ, thuận tiện.

Tuy nhiên, hiệu quả chỉ mang tính tạm thời, không điều trị dứt điểm vảy nến. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần chú ý đảm bảo vệ sinh, tránh trường hợp nhiễm trùng làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Chi tiết cách thực hiện một số bài thuốc dân gian chữa vảy nến phổ biến nhất như sau:

  • Lá trầu không: Người bệnh rửa sạch lá, nên ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ vi khuẩn. Tiếp theo giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Sau khoảng 20 – 30 phút thì rửa lại thật sạch bằng nư. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nấu nước lá trầu không để ngâm rửa vết thương.
  • Lá lốt: Làm sạch lá lốt bằng cách ngâm với nước muối loãng rồi rửa kỹ. Sau đó, bạn giã nát, đắp lên da bị vảy nến, cố định lại bằng gạc trong 30 phút rồi rửa sạch.
  • Dầu dừa: Làm ấm dầu dừa bằng cách đặt vào bát nước nóng, rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến đã làm sạch, massage nhẹ nhàng và rửa sạch lại bằng nước sau khoảng 20 – 30 phút.

Bệnh vảy nến có lây không và biện pháp phòng ngừa

Bệnh vảy nến có lây không, các chuyên gia cho biết chỉ lây qua di truyền. Tuy nhiên, nó gây ra những khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Các phương pháp điều trị hiện nay thường chỉ kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng. Do đó, mỗi người cần nắm rõ và tuân thủ những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Khi thấy có dấu hiệu bất thường trên da, hãy thăm khám sớm để bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp.
  • Thực hiện thăm khám, điều trị một cách nghiêm túc theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chính hãng, có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái nhất, hạn chế stress kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, gọn gàng.
  • Ngủ, nghỉ ngơi đủ và đúng giờ, tạo thói quen tập thể dục thể thao đều đặn hàng tuần để tăng cường đề kháng.
  • Nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, tránh xa sữa tắm có thành phần hóa học cao, mặc quần áo thoải mái để tránh da không bị tổn thương.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, vitamin, omega 3 như cá thu, cá hồi, hoa quả,…
  • Tránh ra thực phẩm gây dị ứng, hạn chế đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, đặc biệt là các chất kích thích.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp người bệnh có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi bệnh vảy nến có lây không. Hãy chủ động phòng tránh cũng như điều trị sớm để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *