Bị Hắc Lào Có Lây Không? Lây Qua Những Đường Nào?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHắc lào là một trong những bệnh da liễu do nhiễm nấm gây nên, khá phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Nhiều người thắc mắc bị hắc lào có lây không, lây qua những đường nào, có thể ngăn ngừa hay không? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi trên của các bạn.
Bị hắc lào có lây không? Có di truyền không?
Bị bệnh hắc lào có lây không? Thực tế, hắc lào không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng rất dễ lây từ người sang người, thậm chí có thể từ động vật sang người. Đa số những người bị hắc lào sẽ thấy dấu hiệu rõ rệt từ 1-2 tuần sau khi cơ thể nhiễm bệnh. Vì thế, ngay trong khoảng thời gian ủ bệnh, bạn cũng có thể vô tình lây cho người khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, khả năng lây của bệnh hắc lào có thể kéo dài cho đến khi các vi nấm gây bệnh được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được khi nào thì vi nấm được tiêu diệt hết.
Ngoài khả năng lây lan, nhiều người còn thắc mắc bệnh hắc lào có tính di truyền hay không? Như đã biết, tác nhân gây bệnh hắc lào là chủng nấm dermatophytes bao gồm các nấm như Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton. Đồng thời, cơ chế sinh bệnh của bệnh hắc lào không liên quan đến gen nên bệnh hoàn toàn không có tính di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc, bố mẹ bị hắc lào thì con sinh ra sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Bị hắc lào lây qua những con đường nào?
Để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho người thân, bạn phải nắm rõ được các con đường lây bệnh. Cụ thể:
Lây từ người sang người
Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh hắc lào. Đặc biệt, trong gia đình có người bị hắc lào thì nguy cơ lây nhiễm cao hơn rất nhiều. Lây từ người sang người qua 2 hình thức sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Trường hợp người khỏe mạnh bắt tay, ôm hôn, ngủ chung,… với người bệnh thì khả năng lây nhiễm khá cao. Bởi nấm men gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh từ vùng da này sang vùng da kia chỉ qua tiếp xúc thông thường. Ngoài ra, bệnh lý này phát triển ở mọi vùng da trên cơ thể, trong đó có bộ phận sinh dục nên bệnh rất dễ lây khi quan hệ tình dục với người bệnh.
- Tiếp xúc gián tiếp với người bệnh: Mặc quần áo hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, chăn ga,… của người bị hắc lào cũng có thể lây nhiễm bệnh. Khi sử dụng các vật dụng này, nấm men gây bệnh sẽ xâm nhập vào da người khỏe mạnh, sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Lây từ động vật sang người
Ngoài lây trực tiếp từ người sang người, bệnh hắc lào còn có nguy cơ lây từ thú nuôi sang cho người. Theo các chuyên gia, trên cơ thể vật nuôi trong nhà có thể tồn tại các loại nấm men gây hắc lào. Nếu bạn tiếp xúc với vật nuôi thông qua ôm ấp, ngủ chung thì nấm gây bệnh sẽ xâm nhập sang cơ thể, từ đó bùng phát các triệu chứng bệnh hắc lào.
Bị hắc lào có tự khỏi không? Cách điều trị
Ngoài vấn đề bị hắc lào có lây không, nhiều người còn quan tâm đến việc bị bệnh có tự khỏi hay không? Bất cứ bệnh lý nào, nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp thì bệnh đều có thể biến mất trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, hắc lào cũng không ngoại lệ.
Đa số các triệu chứng của bệnh hắc lào đều thể hiện ra bên ngoài, không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn gây mất thẩm mỹ. Chính vì thế, nhiều người đã tìm đến các biện pháp điều trị sớm để cải thiện tình trạng bệnh. Theo đó, bệnh có thể được cải thiện, loại bỏ nhờ 3 cách điều trị phổ biến dưới đây:
Chữa trị bằng mẹo dân gian
Với những người mới chớm bị hắc lào, bạn có thể sử dụng một vài mẹo dân gian với các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm như:
- Sử dụng chuối xanh non: Rửa sạch chuối xanh non, ngâm tiệt trùng rồi mang đi cắt lát. Sau đó, chà những lát chuối lên vùng da bị bệnh cho nhựa phủ kín. Để khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm cho đến khi sạch nhựa.
- Sử dụng rau răm: Rửa sạch một nắm rau răm với nước (chọn những lá xanh đủ cả phần cuộng). Sau đó, để ráo nước và mang đi giã nát, lấy bã đắp lên vùng da bị tổn thương. Để khoảng 1 tiếng rồi vệ sinh da thật sạch và lau khô.
- Dùng đu đủ xanh: Rửa sạch một quả đu đủ xanh với nước muối rồi cắt thành lát mỏng. Đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, để khoảng 1 tiếng rồi bỏ ra và rửa sạch da bằng nước.
Điều trị hắc lào bằng Tây y
Cách chữa này phù hợp với những người đang gặp tình trạng bệnh nặng. Một vài loại thuốc nên sử dụng gồm kem Miconazol, kem Ketoconazol, thuốc mỡ Benzosal, thuốc kháng nấm như Itraconazole, Nizoral,…. Việc dùng thuốc trị hắc lào cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo trị đúng bệnh, đúng người. Bệnh nhân lưu ý không nên tự mua thuốc, dùng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác hay quá lạm dụng chúng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh hắc lào
Sau khi giải đáp thắc mắc bị hắc lào có lây không, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn đọc có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh bằng một vài biện pháp dưới đây:
- Không ôm, hôn trực tiếp người bệnh, đặc biệt vùng da bị hắc lào.
- Không mặc chung quần áo, sử dụng khăn tắm hoặc các vật dụng khác của người bị nhiễm bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt sau khi làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc tập thể dục thể thao.
- Hạn chế ôm hôn và cho thú cưng ngủ cùng để tránh nguy cơ lây bệnh.
- Lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, hạn chế mặc đồ chật, bó sát cơ thể, nhất là vùng kín.
- Lau khô cơ thể, đặc biệt những vùng da nhiều nếp gấp như ngón tay, ngón chân, nách,….
- Nên tới bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện vùng da có các dấu hiệu bất bình thường nhằm tránh để bệnh lan rộng và làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
Chắc hẳn với những thông tin trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bị hắc lào có lây không?”. Nếu không may mắc bệnh lý trên thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh bệnh trở nặng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!