Bị vảy nến có nên lập gia đình không? Nghe giải đáp từ chuyên gia
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênVảy nến là bệnh lý về da khiến người bệnh bị tổn thương về da và xuất hiện các vết ửng đỏ và các mảng trắng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vậy, liệu bị vảy nến có nên lập gia đình hay không và bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Người bị vảy nến có nên lập gia đình không?
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Căn bệnh vảy nến gây không ít phiền toái đến sinh hoạt của người bệnh. Những nguyên nhân khiến người bị vảy nến thường ngại lập gia đình có thể kể đến như:
- Mặc cảm ngoại hình: Người bị vảy nến thường thiếu tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, những vùng da bị vảy nến trên cơ thể khiến họ rất ngại tiếp xúc với người khác giới vì tình trạng này rất gây mất thẩm mỹ.
- Tâm lý không thoải mái: Những cơn ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra khiến người bệnh mặc cảm, e ngại vì sợ sẽ mất lịch sự với hành gãi ngứa trước mặt đối phương.
- Sợ di truyền cho con: Tâm lý lo sợ con cái sẽ bị mắc bệnh vảy nến do di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị di truyền sang con cái.
Một số người bệnh lo rằng bệnh vảy nến có thể sẽ lây nhiễm hoặc di truyền sang cho đời con cháu. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh truyền nhiễm, người bị bệnh vẫn quan hệ được bình thường mà không bị ảnh hưởng gì. Khả năng di truyền sang con cái là có nhưng không phải tất cả trường hợp cha mẹ bị thì con cháu đời sau cũng bị.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ cha mẹ di truyền cho con là 8,1%. Điều này chứng tỏ tỉ lệ con cái không bị di truyền từ cha mẹ là rất cao. Chính vì vậy, người mắc bệnh lý này vẫn có thể lập gia đình như bình thường. Tuy nhiên, người bị vảy nến cần kiểm soát được tình trạng bệnh để tránh khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Cách điều trị bệnh vảy nến
Thay vì lo lắng về việc bị vảy nến có nên lập gia đình hay không, người bệnh nên chủ động đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Điều trị theo Tây y
Một trong những phương pháp điều trị vảy nến phổ biến nhất từ trước đến nay là sử dụng các loại thuốc Tây nhằm cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc Tây thường có một số tác dụng phụ, chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định về liều lượng của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như phòng tránh tác dụng phụ.
Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị vảy nến có thể kể đến như:
- Thuốc bong vảy nến: Thuốc bong vảy nến thường được chỉ định với tình trạng người bệnh còn nhẹ, chưa có biểu hiện bội nhiễm. Sản phẩm có chứa từ 2-15% Axit Salicylic, vì vậy, nếu cảm thấy nóng rát hoặc bị ngứa nhiều hơn thì người bệnh nên ngưng sử dụng và báo cho bác sĩ để khắc phục kịp thời.
- Thuốc chứa Corticoid: Thuốc có chứa corticoid như Flucinar, Eumovate, Dermovate, Tempovate, Diprosone… có tác dụng cải thiện tình trạng đau rát, da khô cứng, đồng thời kháng viêm cho da hiệu quả.
- Thuốc Anthralin: Anthralin là thuốc bôi có tác dụng ức chế một số enzyme tái tạo tế bào da, giúp cải thiện tình trạng bong tróc, khô cứng và xoa dịu các cơn ngứa ngáy, đau rát ở người bị vảy nến.
- Thuốc uống: Các loại thuốc uống được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng. Các loại thuốc như Methotrexate, Prednisolone, Cyclosporine… có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào, ức chế miễn dịch và chống viêm, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Áp dụng một số mẹo dân gian chữa vảy nến
Người bệnh cũng có thể chữa vảy nến bằng các mẹo dân gian vô cùng an toàn và hiệu quả mang lại khá cao. Các thảo dược tự nhiên có tác dụng cải thiện và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh vảy nến, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí điều trị. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa vảy nến người bệnh nên tham khảo:
Lá trầu không chữa vảy nến
- Nguyên liệu: Lá trầu không 10g.
- Cách thực hiện: Đem lá trầu không đi rửa sạch rồi đun cùng với 2 lít nước trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp rồi đổ ra chậu cho nguội rồi sử dụng để ngâm và vệ sinh vùng da bị vảy nến. Người bệnh nên kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần và liên tục trong suất 2 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Chữa vảy nến bằng cây vòi voi
- Nguyên liệu: Lá vòi voi 1 nắm, quả ké 1 nắm.
- Cách thực hiện: Đem lá vòi voi và quả ké đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng với lượng nước vừa đủ. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để vệ sinh vùng da bị tổn thương 2 lần mỗi ngày. Bạn nên kiên trì thực hiện trong suốt 2 tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh lưu ý rằng những bài thuốc dân gian này thường mang lại hiệu quả chậm nên việc kiên trì áp dụng trong một thời gian dài là vô cùng cần thiết. Đồng thời, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ nguyên liệu để điều chế các bài thuốc này, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Phòng ngừa bệnh vảy nến cho người chưa lập gia đình
Người bị vảy nến không nên quá bi quan vì rất nhiều người bệnh vẫn kết hôn bình thường. Chính vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Ngoài ra, để cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:
- Suy nghĩ tích cực, lạc quan là điều mà người bệnh luôn cần phải thực hiện.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ cho người bị bệnh giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến, người bệnh nên tránh tiếp xúc với môi trường nhiều ô nhiễm, khói bụi.
- Quần áo mặc phải rộng rãi, thoáng mát để tránh làm tổn thương vùng da bị vảy nến.
- Trán sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích hoặc có thể khiến da dễ bị kích ứng.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, bên cạnh nước lọc thì người bệnh có thể sử dụng các loại nước trái cây thay thế.
- Không được dùng tay gãi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến vì điều này có thể khiến da bị nhiễm trùng.
- Kết hợp sử dụng các loại kem dưỡng có thành phần an toàn, dịu nhẹ để nuôi dưỡng, bảo vệ và giúp da hồi phục nhanh hơn.
Bài viết trên đây đã chia sẻ các thông tin giúp người bệnh hiểu hơn về vấn đề bị vảy nến có nên lập gia đình. Người bệnh nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lập gia đình và sống vui vẻ bình thường vì đây không phải là bệnh lây nhiễm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!