Người bị vảy nến có tắm biển được không? Nghe chuyên gia giải đáp
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênVảy nến là bệnh da liễu thường gặp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Một trong những thắc mắc của bệnh nhân là bị vảy nến có tắm biển được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thông tin này, đồng thời biết được những điều cần lưu ý nến tắm biển khi bị vảy nến.
Bị vảy nến có tắm biển được không và nguyên nhân?
Bị vảy nến có tắm biển được không là một trong những mối quan tâm thường gặp của người bệnh. Bởi khi mắc bệnh vảy nến, bệnh nhân thường xuất hiện các mảng sần ngứa ngáy, sần sùi, bong tróc và dễ chảy máu. Câu trả lời là hoàn toàn có thể tắm biển bình thường khi bị vảy nến. Hơn nữa, việc tắm biển đúng cách còn giúp người bệnh có thể cải thiện tình trạng vảy nến nhanh chóng và tốt hơn.
Trong nước muối có chứa các khoáng chất như canxi, lưu huỳnh, iot, natri… có tác dụng cải thiện các vết thương ngoài da đồng thời làm chậm quá trình hydrat hóa của da. Ngoài ra, trong nước biển còn chứa kẽm và brom, các hoạt chất có khả năng tăng độ ẩm cho da, nuôi dưỡng và bảo vệ làn da của người bệnh tốt hơn.
Chính vì vậy, người bị vảy nến nên tắm biển đúng cách để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Bị vảy nến cần tắm biển như thế nào để an toàn?
Nếu tắm biển đúng cách thì người bệnh sẽ đạt được một số lợi ích sức khỏe nhất định. Vậy, tắm biển khi bị vảy nến như thế nào là đúng cách? Mời bạn tham khảo một số cách tắm biển an toàn sau đây đối với người bị vảy nến:
Lưu ý không nên tắm quá lâu
Người bị vảy nến không nên tắm biển quá lâu bởi nồng độ muối của nước biển cao hơn dịch sinh lý của cơ thể rất nhiều. Do đó, nếu ngâm mình lâu trong nước biển sẽ khiến da của chúng ta trở nên khô, nhăn nheo và dễ dị ứng hơn.
Hiện tượng này có thể khiến người bị vảy nến dễ bị kích ứng, bị tổn thương da lâu hơn. Đặc biệt, đối với trường hợp bị vảy nến nặng, người bị lở loét, chảy máu, xuất hiện vết thương hở nếu tắm biển lâu còn dễ bị nhiễm trùng.
Theo một nghiên cứu gần đây, thời gian tắm biển mỗi ngày tốt nhất cho người bị vảy nến là 15 phút. Nếu thường xuyên đi tắm biển trong vòng 6 tuần liên tiếp, các triệu chứng của bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp
Điều thứ hai người bệnh cần lưu ý là không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mặc dù người bị vảy nến được khuyên nên tắm nắng mỗi ngày khoảng 5-10 phút, nhưng chỉ nên thực hiện từ khoảng 7-9 giờ sáng, khi mà cường độ UV chưa quá cao. Ánh nắng mặt trời ở những khoảng thời gian còn lại có thể khiến da bị yếu đi hoặc là thay đổi các tế bào da.
Do đó, khi tắm biển, người bệnh cần tránh để vùng da bị vảy nến tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để không làm viêm nhiễm, tổn thương da nặng hơn. Người bệnh có thể sử dụng các loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm để giảm thiểu tác động của tia UV.
Tránh để da khô hoặc bị đổ mồ hôi
Da khô là một trong những nguyên nhân khởi phát thường gặp của bệnh vảy nến. Trong khi đó, tắm biển thường khiến da của người bệnh dễ bị khô, do sự chênh lệch nồng độ muối của nước biển khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên. Đồng thời, hiện tượng đổ mồ hôi do nắng nóng có thể khiến làn da của người bệnh dễ bị kích ứng, ngứa ngáy và lâu lành hơn.
Chính vì vậy, người bị vảy nến nên thoa kem dưỡng ẩm trước và sau khi tắm biển, kết hợp với việc hạn chế vận động để không bị đổ mồ hôi.
Lưu ý khi tắm biển trong thời gian điều trị vảy nến
Bên cạnh các cách trị bệnh vảy nến thông thường, người bị vảy nến khi tắm biển cần lưu ý một số điều sau để mang lại lợi ích cho sức khỏe, cải thiện các triệu chứng bệnh đồng thời phòng ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:
- Người bệnh chỉ nên tắm khoảng 15-20 phút mỗi lần, mỗi tuần chỉ nên tắm 2-3 lần. Tắm quá lâu hoặc tắm biển nhiều lần có thể khiến tình trạng vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi đi tắm biển, người bệnh nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 trước khi tắm biển và trước khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi sự tác động của tia UV.
- Sau khi tắm biển, người bệnh nên tắm lại bằng nước sạch ngay để loại bỏ các chất bẩn trong nước biển và muối ra khỏi da.
- Trước và sau khi tắm biển, người bệnh đừng quên thoa kem dưỡng ẩm cho da.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị vảy nến có tắm biển được không. Tắm biển là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số điều để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!