Đau Đầu Khi Mang Thai 3 Tháng Giữa Do Đâu Và Lưu Ý Cần Nhớ
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrên thực tế khá nhiều mẹ bầu đang phải đối mặt với hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa. Vậy tình trạng này khởi phát do đâu, có nguy hiểm hay không và khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin ngay sau đây của Nhất Nam Y Viện để có lời giải đáp chính xác nhất.
Tìm hiểu nguyên nhân đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố sinh lý, tâm lý và bệnh lý.
Đau đầu sinh lý
Bất cứ phụ nữ nào khi mang thai đều có sự thay đổi nồng độ Hormone trong cơ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau đầu.
Các thống kê cho thấy, có tới hơn 80% phụ nữ mang thai bị đau đầu do thay đổi Hormone. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thuyên giảm dần khi cơ thể mẹ bầu bắt đầu có sự thích ứng.
Ngoài ra, hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân sinh lý như:
- Tăng cân đột ngột gây tác động xấu tới hệ thần kinh và làm giảm đáng kể lượng máu lên não dẫn đến các cơn đau đầu.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học như lười uống nước, ăn không đúng bữa và không đủ chất, sử dụng đồ uống có cồn, thức khuya,…
- Môi trường sống ồn ào, căng thẳng cũng khiến thần kinh mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn và dễ gây nên hiện tượng đau đầu.
Đau đầu do yếu tố tâm lý
Theo thống kê, có khoảng 26% các trường hợp đau đầu khi mang thai là do yếu tố tâm lý. Khi bị căng thẳng, Stress, cơ thể bà bầu sẽ đòi hỏi cung cấp năng lượng từ chất béo liên tục và sản sinh một lượng lớn Hormone chống trầm cảm mang tên Cortisol. Chính điều này đã khiến huyết áp, nhịp tim tăng nhanh quá mức cần thiết, từ đó tạo áp lực lên các thành mạnh và gây nên hiện tượng đau đầu.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, hiện tượng đau đầu nếu khởi phát do yếu tố tâm lý sẽ không quá dữ dội, Bên cạnh đó, cơn đau cũng không kéo dài liên tục và sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi mẹ bầu điều chỉnh lại được cảm xúc.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa do bệnh huyết áp cao
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp cao. Tại Mỹ, có tới 6 – 7% bà bầu gặp phải bệnh lý này.
Bệnh huyết áp cao khởi phát khi mang thai còn được gọi là tiền sản giật. Bệnh lý này thường xuất hiện khi bà bầu bước sang tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được kiểm soát tốt, nó thường gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé.
Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng hiện tượng đau đầu khi mang thai cũng có thể khởi phát do một số bệnh lý như:
- Nhiễm khuẩn xoang.
- Hạ huyết áp.
- Huyết khối.
- Các bệnh lý tim mạch.
- Viêm não.
- Viêm màng não.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa sẽ không nguy hiểm nếu như khởi phát do yếu tố sinh lý hoặc tâm lý. Bên cạnh đó, tình trạng này nếu không kèm thêm bất cứ biển hiện nào khác và có thể tự thuyên giảm thì mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, hiện tượng đau đầu vào tháng giữa và cuối thai kỳ cũng có thể khởi phát do tiền sản giật. Đây là bệnh lý nguy hiểm làm tăng nguy cơ đột quỵ, sản giật, sinh non, nhau bong non.
Như vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan khi bị đau đầu khi mang thai vào những tháng giữa của thai kỳ, hãy thăm khám bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường sau:
- Đau nhức đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục tích cực.
- Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột khi đang ngủ.
- Tay, chân và mặt có dấu hiệu phù nề.
- Đau đầu kèm theo hiện tượng loạn thị, sốt cao, đau cứng cổ.
- Đau đầu và đau cả vùng dưới xương sườn hoặc vùng bụng trên.
- Mẹ tăng cân đột ngột nhưng trọng lượng thai nhi vẫn không thay đổi.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa điều trị như thế nào?
Đau đầu khi mang thai đa phần sẽ có thể thuyên giảm nếu mẹ áp dụng các biện pháp điều trị tích cực như sau:
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Do đó, mẹ bầu hãy dành nhiều thời gian hơn để ngủ ngơi, chú ý ngủ đủ giấc và đúng giờ.
- Uống đủ nước: Khi cơ thể bị thiếu nước, cơn đau đầu có thể xuất hiện ngay sau đó. Do đó, để giảm triệu chứng đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu hãy cố gắng uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng là cách cung cấp thêm năng lượng cho bạn bởi cứ mỗi ml nước sẽ tương ứng với 1 kcal.
- Massage da đầu, cổ, vai, gáy: Việc massage da đầu, cổ, vai, gáy sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, từ đó triệu chứng đau đầu cũng được đẩy lùi nhanh chóng.
- Chườm lạnh: Trường hợp đau đầu do mạch máu mở rộng, việc chườm lạnh sẽ mang lại hiệu quả tốt thông qua việc thu nhỏ mô cơ, thắt chặt mạch máu.
- Chườm ấm và tắm nước nóng: Đây là biện pháp giúp các mạch máu được giãn nở, từ đó, máu được lưu thông dễ dàng hơn tới não và giúp thuyên giảm triệu chứng đau đầu rất hiệu quả.
- Xông tinh dầu: Tinh dầu bạc hà, oải hương, hương thảo và khuynh diệp đều đã được chứng minh có công dụng tốt trong việc giảm căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, bà bầu nên xông các loại tinh dầu này nếu cơn đau đầu xuất hiện do yếu tố tâm lý.
- Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp cơn đau đầu vượt quá sức chịu đựng, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc giảm đau Acetaminophen. Đây là loại thuốc an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và thường được bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng Acetaminophen quá mức để tránh nguy cơ tăng men gan.
Chú ý: Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà triệu chứng đau đầu vẫn không thuyên giảm, tốt nhất mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục đúng hướng.
Biện pháp phòng tránh đau đầu khi mang thai
Đau đầu khi mang thai hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mẹ bầu áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Ăn uống đủ bữa và đầy đủ dưỡng chất. Mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để không gây áp lực lên dạ dày mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
- Socola, cà phê, rượu bia,… là những thứ mà bạn nên tránh xa để không bị đau đầu khi mang thai.
- Không thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc theo nhu cầu.
- Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, giải trí để giải tỏa căng thẳng – một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng đau đầu khi mang thai.
- Ngủ nghỉ, sinh hoạt và làm việc ở môi trường yên tĩnh, ít tiếng ồn.
- Hạn chế tới khu vực ô nhiễm, ngột ngạt, nhiều khói bụi hay có mùi hương quá nồng,…
- Thường xuyên luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng trong suốt thời kỳ mang thai. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, hạn chế đau đầu mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn các bài tập phù hợp như Yoga, đi bộ, tập hít thở,….
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa dù khởi phát do nguyên nhân nào cũng cần được khắc phục triệt để. Tốt nhất, mẹ bầu hãy thăm khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé nếu như tình trạng này không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!