Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng không hiếm gặp. Khác với những loại dị ứng thông thường, nổi mề đay do thức ăn nguy hiểm hơn nhiều với hàng loạt biểu hiện như ngứa ngáy, ho khan, tiêu chảy,… thậm chí là nguy cơ sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

di ung thuc an noi me day
Dị ứng thức ăn nổi mề đay là “cơn ác mộng” của nhiều người

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mề đay

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Phương (Phó GĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện), dị ứng thức ăn nổi mề đay là phản ứng của cơ thể trước các thành phần có trong thức ăn, chủ yếu là protein. Khi đi vào cơ thể, các protein này bị hệ miễn dịch “hiểu lầm” là tác nhân có hại, sau đó kích thích bạch cầu sản sinh kháng nguyên, gây dị ứng – nổi mề đay.

Các nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa có thể bao gồm:

Do tuổi tác

Các thống kê y tế cho thấy, trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao hơn người lớn. Lý do là vì cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém. Vì vậy, khi dung nạp những thức ăn chứa thành phần lạ sẽ dễ khiến trẻ bị nổi mề đay, ngứa ngáy, nổi mẩn khắp người.

Những thực phẩm dễ khiến trẻ bị dị ứng gồm:

  • Hải sản có vỏ: Tôm, cua, hàu, nghêu, sò…
  • Các loại đậu: Đậu đỏ, đậu hà lan, đậu nành, đậu phộng.
  • Các loại hạt: Óc chó, hạnh nhân, lạc
  • Thực phẩm khác: Trứng, sữa bò, lúa mì, gluten…

Yếu tố di truyền, cơ địa

Có không ít căn bệnh mang tính di truyền, nhiều thế hệ trong gia đình cùng mắc phải. Trong đó có tình trạng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO đã chỉ ra nếu bố mẹ bị dị ứng với một thực phẩm nào đó thì con cái sinh ra cũng có thể dị ứng cùng loại thức ăn. Tổ chức y tế này cũng đưa ra khả năng di truyền dị ứng thức ăn nổi mề đay với tỷ lệ lên đến 80%.

Trong các trường hợp khác, khi gia đình có người có tiền sử bị nổi mề đay dị ứng thức ăn nhưng bố mẹ không mắc thì tỷ lệ con cái gặp phải là 50%. Ngoài ra, những người sinh đôi cùng trứng có thể cùng bị dị ứng với tỷ lệ 77%. Ở các cặp sinh đôi khác trứng là 15%.

di ung thuc an noi me day
Mề đay dị ứng có tỷ lệ do di truyền

Tác động của môi trường sống

Một người bình thường không mắc bệnh lý nền, không có yếu tố tiền sử gia đình bị dị ứng nhưng nếu sinh sống trong khu vực ô nhiễm, ổ dịch truyền nhiễm,… thì nguy cơ dị ứng thức ăn cũng cao hơn. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng dị ứng thức ăn nổi mề đay.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa. Do vậy, mỗi người cần xây dựng lối sống khoa học và một chế độ ăn uống hợp lý, tránh nguy cơ bị mề đay.

Triệu chứng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa thường gặp

Rất dễ phát hiện tình trạng nổi mề đay dị ứng thức ăn, bởi các triệu chứng đầu tiên đều bộc phát qua da. Ngay sau khi thức ăn được đưa vào cơ thể, triệu chứng lâm sàng sẽ bắt đầu xuất hiện sau vài phút, lâu hơn là 3-4h.

Trước tiên, vùng da cánh tay, bả vai sẽ bị đỏ ửng rồi dần dần lan rộng ra khắp cơ thể. Để nhận biết bị dị ứng thức ăn, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Các mảng da với đủ kích thước bị sần đỏ, ngứa ngáy, và ít nhiều đã bị tổn thương.
  • Những vùng da mẩn ngứa, tổn thương một cách đột ngột, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp cơ thể.
  • Da nổi đầy các vết mẩn đỏ. Chúng có thể bị sưng như muỗi đốt nhưng lớn hơn nhiều và ngày càng lan rộng hơn.
  • Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa kèm phù nề, viêm đỏ và cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Thậm chí những bệnh nhân dị ứng nặng còn bị sưng mặt, phù nề mắt…
  • Các triệu chứng đi kèm: Tiêu chảy, buồn nôn, khó thở, đau bụng…
di ung thuc an noi me day
Dị ứng thức ăn nổi mề đay gây sần ngứa trên da

Thường thì những triệu chứng kể trên sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài giờ nếu dị ứng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch phản ứng quá mức có thể gây ra sốc phản vệ với các triệu chứng như:

  • Liên tục gia tăng các nốt mề đay mới, lan rộng nhanh chóng.
  • Môi, mí mắt phù nề nghiêm trọng.
  • Lưỡi, cổ họng sưng tấy.
  • Nôn mửa liên tục, tiêu chảy.
  • Choáng váng, tụt huyết áp, ngất xỉu.

Theo các bác sĩ, tình trạng sốc phản vệ do dị ứng thức ăn nổi mề đay có thể gây co thắt phế quản dẫn đến tử vong. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, cần kịp thời liên hệ với cán bộ y tế để được hỗ trợ.

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Bị dị ứng thức ăn nổi mề đay có nguy hiểm không?

Thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết, dị ứng thông thường ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này thường chỉ gây nóng rát, tổn thương nhẹ ở da sau đó tự biến mất sau khoảng vài giờ nghỉ ngơi, chưa cần đến các can thiệp y tế.

Tuy nhiên, hiện tượng dị ứng thức ăn nổi mề đay lại nguy hiểm hơn, tồn tại nhiều biến chứng đối với sức khỏe người bệnh. Ở những bệnh nhân nhẹ, các triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm sau 3-4h nghỉ ngơi. Khi tình trạng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa ở mức độ nặng, biểu hiện phù nề ngứa ngáy không thuyên giảm thì người bệnh có thể bị sốc phản vệ, đối mặt với nguy cơ suy hô hấp và tử vong.

di ung thuc an noi me day
Dị ứng thức ăn nổi mề đay có thể gây suy hô hấp và tử vong

Do vậy, nếu nhận thấy tình trạng dị ứng không thuyên giảm mà càng ngày càng nặng hơn thì người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện. Đừng vì một phút lơ là chủ quan mà gây nguy hại tới sức khỏe.

Bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa phải làm sao?

Cần khẳng định rằng, dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng nghiêm trọng, không được chủ quan. Do vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân nên kịp thời có biện pháp can thiệp, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Áp dụng các biện pháp xử lý tạm thời

Ngay sau khi dung nạp thức ăn gây dị ứng, các cơ quan trong cơ thể sẽ lập tức có phản ứng (chỉ sau vài phút). Khi đó, mỗi người có thể can thiệp tại chỗ bằng một số biện pháp sau:

  • Móc họng nhằm kích thích nôn: Điều này giúp đẩy hết lượng thức ăn gây dị ứng ra ngoài. Nếu người bệnh nôn được hết ra ngoài, mức độ dị ứng sẽ thuyên giảm, ngăn chặn kịp thời nguy cơ sốc phản vệ.
  • Súc miệng với nước ấm pha muối: Ngay sau khi nôn, hãy pha chút nước muối ấm để súc miệng. Cách làm này giúp loại bỏ các dị nguyên tồn tại trong khoang miệng, làm dịu cổ họng, giảm bớt tình trạng ngứa ngáy và phù nề.
  • Uống nước ấm: Nhằm ổn định lại dạ dày và cảm giác khó chịu ở khoang miệng.
di ung thuc an noi me day
di ung thuc an noi me day

Trong trường hợp các dấu hiệu dị ứng không thuyên giảm, vết mẩn đỏ tiếp tục lan rộng cần chủ động đến bệnh viện. Bởi đây chỉ là những biện pháp xử lý tạm thời, không có tác dụng thay thế phác đồ xử lý bệnh (nếu bệnh ở mức độ nghiêm trọng, có nguy cơ gây sốc phản vệ).

Sử dụng thuốc trị dị ứng thức ăn nổi mề đay

Trong trường hợp bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, các loại thuốc Tây là giải pháp hiệu quả, nhanh chóng. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng hay nhẹ, độ tuổi, tình trạng bệnh lý,… bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân dị ứng thức ăn nổi mề đay:

  • Thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, được sử dụng dưới dạng khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch ở bệnh nhân bị dị ứng thể nặng. Thuốc được chỉ định trong trường hợp khó thở, cổ họng nghẹn, lưỡi phù nề,…
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng đối kháng lại hoạt động của thụ thể histamin trong cơ thể. Nói cách khác, loại thuốc này giúp ức chế quá trình giải phóng histamin (là chất gây viêm, mẩn đỏ trên da) của tế bào, từ đó nhanh chóng làm giảm triệu chứng dị ứng.
  • Khi bị dị ứng thức ăn nổi mề đay, vùng da mắt và môi của bệnh nhân sẽ bị phù nề, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng corticoid liều thấp. Thông qua cơ chế ức chế miễn dịch, corticoid giúp giảm phản ứng của bạch cầu, nhanh chóng “tiêu diệt” các dấu hiệu nổi mề đay khắp người.
  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Nhóm thuốc này có tác dụng giữ ẩm, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy
di ung thuc an noi me day
Các loại thuốc bôi có tác dụng làm dịu da, làm giảm triệu chứng dị ứng

Lưu ý: Các loại thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Khi bị dị ứng do thức ăn tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà để tránh làm mức độ dị ứng thêm trầm trọng và gây nguy hiểm tới tính mạng.

Bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì?

Đối với người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay việc lựa chọn các loại thực phẩm là vô cùng cần thiết. Điều này có ý nghĩa quyết định hiệu quả xử lý dị ứng cũng như hạn chế phát sinh các triệu chứng mới. Bệnh nhân nên tăng cường và hạn chế các nhóm thực phẩm dưới đây:

Người nổi mề đay dị ứng thức ăn nên ăn gì?

Trước, trong và sau khi xử lý tình trạng dị ứng, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Thường có nhiều trong ổi, rau cải và các loại trái cây có múi. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, phòng tránh nguy cơ tái phát dị ứng.
  • Trà xanh: Ngoài hoạt chất EGCG, trà xanh còn chứa nhiều tinh chất giúp giảm triệu chứng dị ứng, đem lại hiệu quả tốt đối với sức khỏe.
  • Nước chanh: Thường xuyên sử dụng nước chanh sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường chức năng miễn dịch. Do vậy mà nước chanh chính là gợi ý tuyệt vời cho những người hay bị dị ứng thức ăn nổi mề đay.
  • Gừng: Có tính ấm, giàu hoạt chất chống viêm và ức chế hoạt động của vi khuẩn. Nhờ vậy mà các triệu chứng dị ứng nhanh chóng thuyên giảm, cơn ngứa ngáy khó chịu cũng được cải thiện.
  • Nước ép cà rốt, dưa chuột: Đây không chỉ là thức uống “thần thánh” cho làn da mà còn là thứ “vàng mười” cho sức khỏe người bị dị ứng thức ăn. Do vậy, người bị dị ứng nên thường xuyên sử dụng hai loại nước ép này nhằm giảm cảm giác khó chịu cũng như ổn định hoạt động của dạ dày.
di ung thuc an noi me day
Bệnh nhân bị dị ứng thức ăn nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C

Người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay kiêng gì?

Bên cạnh nhóm các thực phẩm nên tăng cường, bệnh nhân dị ứng thức ăn cũng nên hạn chế:

  • Đồ ăn chứa chất gây kích ứng: Rượu bia, các loại đồ ăn cay nóng, cà phê, thuốc lá và đồ đóng hộp,…
  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt bò, tôm, cua, trứng, sữa bò, đồ ăn chế biến sẵn…
  • Hạn chế những món nhiều nước: Cháo, các món canh, súp,…
  • Món ăn nhiều đường và muối: Vì đây là những nguyên liệu làm tăng tình trạng dị ứng. Đồng thời có tác động vào hệ thần kinh ngoại biên, ngăn chặn quá trình lành bệnh.

Biện pháp phòng tránh dị ứng thức ăn nổi mề đay

Dị ứng thức ăn nổi mề đay có bản chất là những phản ứng của cơ thể với protein. Tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng ở những lần tái phát tiếp theo. Để tránh gặp phải hiện tượng này, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Đảm bảo ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc.
  • Tăng cường bổ sung nước và vitamin từ rau xanh, trái cây để cơ thể vừa đủ dinh dưỡng, vừa củng cố sức khỏe hệ miễn dịch.
  • KHÔNG chà xát mạnh vào vùng da đã mẩn ngứa. Khi có biểu hiện ngứa ngáy cần thực hiện một số biện pháp can thiệp tại nhà, đồng thời thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Loại bỏ những thực phẩm bị dị ứng ra khỏi thực đơn, tráng nguy cơ dị ứng lặp lại.
  • Luôn kiểm tra kỹ mục thành phần trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm đóng gói nào.
  • Cẩn trọng với các loại thức ăn chế biến sẵn không có tem nhãn. Tốt nhất nên kiểm tra nguồn gốc cũng như tham khảo thông tin sản phẩm từ người bán trước khi mua và sử dụng.
  • Tránh xa thực phẩm ôi thiu, hết hạn,… Luôn ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh trong chế biến các món ăn. Trong trường hợp phải đi ra ngoài, không tiện nấu ăn thì nên chuẩn bị sẵn thức ăn để mang theo.
  • Đối với trẻ nhỏ, nên kiểm soát các loại thực phẩm trước khi sử dụng, nhất là những thực phẩm trẻ chưa từng ăn trước đó.

Dị ứng thức ăn nổi mề đay sẽ chưa gây nguy hiểm nếu kịp thời có biện pháp can thiệp. Ngược lại, nếu người bệnh có tâm lý chủ quan, xem nhẹ tình trạng dị ứng có thể dẫn đến suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Do vậy, mỗi người nên chủ động phòng tránh, cẩn trọng với những thức ăn lạ và chủ động tìm gặp bác sĩ khi cơ thể có những triệu chứng bất thường. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn miễn phí:

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay

Triệu chứng của bạn?