Khí Hư Khi Mang Bầu Có Sao Không, Khi Nào Cần Đi Khám?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênÂm đạo tiết dịch hay còn gọi là khí hư là hiện tượng sinh lý bình thường trong và sau quá trình dậy thì. Tuy nhiên, khí hư khi mang bầu thì sao? Có nguy hiểm không và khi nào cần đi khám phụ khoa? Để giải đáp những vấn đề khúc mắc này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện.
Mới có thai thì có ra khí hư không?
Khí hư (huyết trắng) được tiết ra từ vùng âm đạo ở dạng dịch nhầy. Chúng sẽ xuất hiện và kéo dài từ tuổi dậy thì cho tới khi mãn kinh. Khí hư vào những ngày bình thường sẽ tiết ra khá ít, tuy nhiên khi quan hệ, thời điểm rụng trứng hay khi đang có thai sẽ tiết ra nhiều hơn.
Được biết, vào những tuần đầu thai kỳ, khí hư vẫn có thể tiết ra bình thường nhưng không ổn định. Bởi nếu thai nhi hình thành, phát triển thì lúc này hormone trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi từng ngày. Vậy nên khi mới mang thai, khí hư sẽ có thời điểm ra nhiều hoặc ít. Vì thế, chị em cũng không cần quá lo lắng khi ra khí hư trong 3 tháng đầu mang thai hay ra nhiều khí hư khi mang thai 3 tháng cuối.
Khí hư khi mang thai màu gì?
Như đã chia sẻ trước đó, khí hư được tiết ra từ âm đạo sẽ có màu trắng trong, nhưng từng thời điểm sẽ ngả qua sắc vàng hoặc hơi đục. Màu sắc và số lượng khí hư cũng sẽ thay đổi tùy theo thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài chức năng giữ ẩm cho âm đạo, khí hư còn giúp cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung vào thời điểm trứng rụng để thụ tinh dễ dàng.
Trên thực tế, khí hư trong suốt giai đoạn mang thai vẫn xuất hiện ở âm đạo. Khí hư khi mang bầu là dấu hiệu bình thường và sẽ có những đặc điểm như sau:
- Trường hợp khí hư có dạng dịch nhầy như nhầy mũi, tức tử cung và âm đạo của bạn vẫn khỏe mạnh, không bị mắc bệnh phụ khoa.
- Trường hợp khí hư tiết ra ở âm đạo với số lượng không quá nhiều, cộng thêm phần khí hư tiết ra mỗi ngày và số lượng ít dần.
- Số lượng, màu sắc khí hư ở từng giai đoạn sẽ tùy thuộc vào nồng độ hormone của người mẹ.
Muốn nhận biết tình trạng khí hư khi có bầu bình thường hay bất thường, chị em có thể căn cứ vào đặc điểm khí hư khi vừa mới mang thai. Nếu khí hư không có màu sắc khác lạ, mùi hôi khó chịu thì thai phụ có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Tại sao khí hư ra nhiều khi mang thai?
Khí hư ra nhiều khi mang thai là do những thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang trong mình “sự sống” khác. Điều này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng khí hư ra nhiều. Ngoài ra, có khí hư khi mang thai và khí hư ra nhiều còn do những nguyên nhân sau:
- Nội tiết tố, hormone thay đổi khiến cơ thể không kịp tiếp nhận, thích nghi khiến khí hư ra nhiều hơn bình thường.
- Thai nhi hình thành và ngày càng phát triển, tăng kích thước đồng nghĩa với tử cung, cổ tử cung và các bộ phận khác cũng có những thay đổi để thích ứng với quá trình phát triển của thai nhi. Từ đó khiến khí hư tiết ra nhiều hơn để điều hòa sự giãn nở của vùng kín và âm đạo.
- Khi mang thai, nhu cầu sinh lý tăng khiến khí hư tiết ra nhiều nhằm mục đích điều hòa, giải quyết vấn đề sinh lý.
- Khí hư khi mang thai 3 tháng cuối có thể là do phần đầu của bé chèn vào vùng xương chậu, dẫn tới ra nhiều khí hư. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có pha lẫn chất nhầy và máu để báo hiệu chuyển dạ.
Cách nhận biết có thai nhờ khí hư
Khi tinh trùng xâm nhập vào tử cung sẽ dẫn tới hiện tượng thụ tinh. Đây cũng là thời điểm âm đạo nữ giới sẽ có sự thay đổi bất thường nhằm báo hiệu bạn đã có thai. Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất chính là dịch nhầy có tia máu ít hoặc có màu hồng nhạt tại vùng kín.
Khí hư báo thai có màu hồng nhạt
Phần lớn chị em đều cho rằng nếu khí hư tiết ra và có màu sắc bất thường thì đây có thể là dấu hiệu cho một đợt chu kỳ kinh nguyệt mới. Điều này không sai, tuy nhiên nếu dịch âm đạo có dịch nhầy màu hồng thì có thể là dấu hiệu của máu báo thai. Theo đó, khí hư báo thai sẽ có những đặc điểm cụ thể như sau:
- Số lượng khí hư tiết ra nhiều hơn một cách bất thường khiến âm đạo thường xuyên bị ẩm ướt. Được biết, đây là do sự thay đổi bên trong của cơ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, sự thay đổi này cũng sẽ bảo vệ cho cổ tử cung, buồng trứng, vùng xương chậu trong trường hợp có hiện tượng giãn nở vì sự lớn lên của thai nhi.
- Khí hư có màu sắc bình thường hoặc có sự thay đổi nhẹ – hơi ngả vàng vì nội tiết tố thay đổi nhằm thích ứng nhanh với việc thai nhi được tạo tổ trong tử cung.
Khí hư khi mang bầu có màu hơi vàng
Bắt đầu mang thai, khí hư trong cơ thể chị em không chỉ tiết ra nhiều hơn mà chúng còn loãng, dễ bị dính hơn so với trước đó. Cũng chính sự thay đổi này khiến chị em cảm thấy khó chịu, tuy nhiên khí hư khi mang bầu thường không có mùi hoặc chỉ bị hăng nhẹ. Nếu như không có cảm giác ngứa ngáy, màu sắc khí hư khác lạ thì đây không phải vấn đề đáng lo ngại.
Khí hư khi mang bầu khi nào cần đi khám phụ khoa?
Trong suốt quá trình thai nghén, mang bầu, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều thay đổi. Khí hư ra nhiều là một trong những dấu hiệu bình thường khi có thai, nhưng nếu ra huyết trắng ra xuyên suốt thì bạn nên theo dõi và tới bệnh viện thăm khám. Đặc biệt là khi có những dấu hiệu bất thường sau đây:
- Khí hư có màu sắc khác thường, có mùi hôi, vùng kín bị sưng đỏ kèm cảm giác đau rát.
- Khí hư khi mang bầu vào những tuần cuối thai kỳ nếu có chất nhầy kèm theo các vệt hồng, đỏ sẫm là dấu hiệu chuyển dạ hoặc bị viêm cổ tử cung.
- Màu khí hư khác lạ, có màu xanh, vàng, bị sủi bọt, có mùi chua,… thì bạn nên đi khám ngay vì đây có thể là biểu hiện của tình trạng viêm âm đạo, thậm chí là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Bà bầu nên làm gì khi ra nhiều khí hư?
Để quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, mẹ tròn con vuông, bà bầu cần biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân, phòng ngừa khí hư ra nhiều để tránh các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng những loại dung dịch phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nên thay quần lót ngày 2 lần, ưu tiên dùng loại quần có chất vải thoáng mát, thấm hút tốt.
- Cần giặt đồ lót ngay sau khi thay ra, phơi ở những chỗ có ánh nắng để diệt khuẩn, vi nấm (nếu có).
- Không mặc đồ lót, quần áo quá chật, bức bối vì dễ tạo môi trường cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển.
- Khi vệ sinh vùng kín cần tránh thụt rửa âm đạo quá sâu, bởi điều này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh để bản thân bị stress, áp lực quá mức.
- Trước và sau khi đi vệ sinh cần lau sạch vùng kín, tắm xong nên thấm khô vùng kín mới nên mặc đồ.
- Không sử dụng xà phòng thơm, những loại dịch dịch vệ sinh có mùi thơm nồng hoặc khăn ướt có mùi hương lên vùng kín.
- Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ quá cay nóng, các chất kích thích, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt có ga,..
- Trong thời kỳ mang thai các cặp đôi vẫn có thể giao hợp theo từng giai đoạn cụ thể nhưng cần vệ sinh sạch sẽ sau đó.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ, nhất là khi thấy có những dấu hiệu bất thường như khí hư dạng bột khi mang thai, có mùi hôi, màu sắc khác thường,… để điều trị sớm, tránh biến chứng hay làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Nhìn chung, khí hư khi mang bầu là hiện tượng sinh lý bình thường nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất mẹ bầu nên theo dõi tình trạng sức khỏe, dấu hiệu sinh lý của bản thân để sớm phát hiện những điều bất thường. Việc điều trị, dùng thuốc hay bất kỳ biện pháp điều trị nào khác đều phải có sự đồng ý, chỉ định từ những bác sĩ có chuyên môn. Bà bầu tuyệt đối không tự ý điều trị, dùng thuốc tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!