Kinh Nguyệt Kéo Dài Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênKinh nguyệt kéo dài là vấn đề dễ gặp ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản, gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các chị em. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm cho sức khỏe hay không? Cách chẩn đoán và điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm câu trả lời chi tiết.
Kinh nguyệt kéo dài là gì? Bao lâu là bất thường?
Kinh nguyệt kéo dài là chu kỳ “đèn đỏ” diễn ra bất thường, nhiều ngày hơn so với những tháng khác. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt cách nhau khoảng 28-32 ngày và thời gian hành kinh trung bình từ 2-7 ngày.
Vậy kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không? Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài và không kèm theo dấu hiệu nào thì không đáng lo ngại. Còn nếu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong suốt 3 chu kỳ liên tiếp trở lên cùng các dấu hiệu sau thì chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay:
- Thời gian hành kinh kéo dài nhiều hơn 10 ngày.
- Lượng máu kinh trong chu kỳ nhiều hơn bình thường.
- Máu xuất hiện bất thường tại âm đạo.
- Bụng và lưng đau dữ dội.
Những tác nhân dẫn đến kinh nguyệt kéo dài
Kinh nguyệt kéo dài lâu dần dẫn đến thiếu máu nặng kèm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở,…. Nhiều chị em không xác định được nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài, nghĩ đơn giản do chế độ ăn uống nên đã trì hoãn điều trị khiến bệnh ngày càng tiến triển nhanh. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng hành kinh kéo dài phải kể đến như:
Do thay đổi nội tiết tố
Kinh nguyệt kéo dài 20 ngày do tác nhân nào gây ra? Nguyên nhân phổ biến nhất chính là do thay đổi nội tiết tố hoặc những vấn đề liên quan tới buồng trứng. Bạn có thể bị mất cân bằng nội tiết tố do sức khỏe gặp vấn đề như mắc bệnh lý về tuyến giáp hoặc bị đa nang buồng trứng. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị ảnh hưởng, thay đổi về thời gian diễn ra.
Ngoài ra, nội tiết tố bất thường hoặc không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt cũng khiến niêm mạc tử cung dày lên làm bong lớp lót tử cung. Vì thế, ngày hành kinh có thể kéo dài đến 15-20 ngày.
Do thuốc tránh thai
Nhiều chị em sức khỏe yếu không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, lạm dụng thuốc tránh thai đặc biệt thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ dễ bị rong kinh kèm theo một số biểu hiện như buồn nôn, đau đầu,…. Ngoài ra, thuốc đông máu, thuốc chống viêm không steroid, aspirin,… cũng ảnh hưởng đến thời gian hành kinh của nữ giới.
Rối loạn hoạt động tuyến giáp
Tuyến giáp của chị em hoạt động kém hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt dài bất thường. Bởi tuyến giáp là nơi kiểm soát hormone cơ thể nên khi bị bộ phận này gặp vấn đề, hormone sẽ thay đổi dẫn đến rối loạn kỳ kinh nguyệt.
Viêm phụ khoa
Nguy cơ nữ giới mắc các bệnh lý phụ khoa như đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung,… khá cao. Đây cũng là lý do khiến chức năng và hoạt động của buồng trứng bị suy giảm làm chu kỳ kinh kéo dài bất thường.
Ung thư
Rong kinh nhiều ngày có thể là lời cảnh báo bạn đang bị ung thư tử cung hoặc cổ tử cung. Trong một vài trường hợp, kinh nguyệt dài bất thường chính là dấu hiệu nhận biết nữ giới mắc 2 loại ung thư trên sớm.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, kinh nguyệt kéo dài còn do một vài nguyên nhân khác như sinh hoạt không điều độ, sử dụng chất kích thích, thức ăn không lành mạnh, thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ sau sinh cũng có nguy cơ mắc tình trạng trên. Đặc biệt, rong kinh cũng là hậu quả của nạo phá thai hoặc sử dụng các thủ thuật phụ khoa kém an toàn.
Cách chẩn đoán nguyên nhân gây kinh nguyệt kéo dài
Chị em không nên chủ quan nếu kỳ kinh của mình kéo dài bất thường, cần liên hệ cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bị rối loạn kinh nguyệt phổ biến tại các bệnh viện gồm:
- Siêu âm.
- Soi ổ bụng.
- Chụp và soi tử cung.
- Sinh thiết nội mạc tử cung.
- Nong cổ và nạo lòng tử cung.
- Thăm khám vùng chậu và đo cc chỉ số sinh hiệu.
Ngoài ra, trước khi thăm khám, bác sĩ thường hỏi một số câu hỏi sau, bạn nên trả lời thành thật:
- Thời gian bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt là khi nào?
- Bạn đã sử dụng bao nhiêu băng vệ sinh trong ngày kinh cuối cùng?
- Tần suất làm “chuyện ấy” như thế nào?
- Xuất hiện những triệu chứng nào kèm theo?
- Bản thân hoặc người thân có tiền sử mắc bệnh gì?
Các biến chứng xảy ra nếu trì hoãn điều trị
Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày có sao không? Có thể thấy qua các thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, rong kinh sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị sớm. Trường hợp người bệnh chủ quan, trì hoãn điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Rong kinh kéo dài dẫn đến thiếu máu, cơ thể xanh xao, suy nhược luôn trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, chân tay rã rời,….
- Về mặt tâm lý, kỳ kinh kéo dài gây cảm giác khó chịu, sinh hoạt đảo lộn ảnh hưởng đến “chuyện yêu” của vợ chồng.
- Kinh rong liên tục khiến cổ tử cung luôn mở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vùng kiến gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm niệu đạo,….
- Thời gian rụng trứng bị thay đổi, trứng khó gặp tinh trùng làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới, lâu dần dẫn đến vô sinh.
Các điều trị kỳ kinh nguyệt kéo dài
Kinh nguyệt kéo dài 1 tháng không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy vào từng đối tượng, nguyên nhân và mức độ rong kinh, chị em sẽ áp dụng các cách điều trị kinh nguyệt kéo dài khác nhau.
Chăm sóc và điều trị tại nhà
Những người bị rong kinh do căng thẳng hoặc lối sống thay đổi đột ngột có thể tự chữa trị tại nhà bằng cách cân bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống. Cụ thể:
- Ăn đủ bữa, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể như trái cây, rau củ, thịt đỏ,….
- Nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và làm việc quá sức.
- Tránh ăn thực phẩm cay nóng, đồ có sẵn, đồ ăn có vị chua và các chất kích thích.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian kinh bị kéo dài, tránh nguy cơ gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ “cô bé” khô thoáng và thay bằng vệ sinh 4 tiếng/lần trong kỳ kinh.
- Bổ sung các sản phẩm viên sắt hữu cơ chứa thành phần vitamin B12, vitamin E, sắt và kẽm để chống thiếu máu, táo bón khi bị rong kinh.
Áp dụng điều trị chuyên sâu
Những chị em bị rong kinh do mắc các bệnh lý nguy hiểm sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các biện pháp chuyên sâu phù hợp, mang lại hiệu quả cao và an toàn như:
- Sử dụng thuốc Tây: Tùy vào cơ địa từng người, nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp để điều trị kinh nguyệt kéo dài. Thông thường, nữ giới sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc progesterone, tiêm thuốc tăng cường nội tiết,… Khi dùng thuốc, chị em nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống đủ liều và không tự ý dừng thuốc, tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Phương pháp tiểu phẫu: Đây là cách điều trị được bác sĩ chỉ định dành cho những trường hợp rong kinh do mắc các bệnh lý phụ khoa. Chị em có thể được chỉ định nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung để làm mỏng nội mạc tử cung giúp giảm lượng máu trong chu kỳ.
Có thể thấy, kinh nguyệt kéo dài làm đảo lộn sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, cũng là dấu hiệu cảnh báo mắc các bệnh lý phụ khoa cần chữa trị sớm. Vì thế, chị em không nên chủ quan, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị đúng cách, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!