Lang Ben Trên Mặt Và Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả Tức Thì
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênLang ben trên mặt có thể xuất hiện với các vệt da có màu nâu, hồng hoặc trắng. Mặc dù không gây đau rát và chỉ ngứa khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc khi tăng tiết nhiều mô hôi. Nhưng bệnh lại khiến khuôn mặt trở nên kém thẩm mỹ, trở nên thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Vậy đâu là nguyên nhân, làm sao để giải quyết vấn đề này một cách triệt để? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để được cung cấp thêm những thông tin hữu ích.
Lang ben trên mặt là gì, có nguy hiểm không?
Lang ben là bệnh da liễu hình thành do nhiễm nấm Malassezia furfur hay Pityrosporum ovale. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo ghi nhận, đây là bệnh lý có tính lây nhiễm cao thông qua các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn, chăn màn,…
Lang ben trên mặt cũng có các biểu hiện tương tự như những vùng da khác trên cơ thể. Tuy nhiên, vị trí này gây khó khăn cho việc điều trị và chăm sóc do da mặt khá nhạy cảm. Cộng thêm việc thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng, mỹ phẩm, bụi bẩn và ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử,…
Mặc dù là bệnh lý không đe dọa tới tính mạng nhưng chúng gây tổn thương da, khiến sắc tố da bị thay đổi không đều màu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ, ngoại hình và công việc của người bệnh. Đây cũng là lý do khiến bệnh nhân ngại giao tiếp, trở nên tự ti và tác động xấu tới chất lượng công việc.
Chưa kể, bệnh lý này còn có nguy cơ lây nhiễm cao, kể cả trực tiếp hay gián tiếp. Trường hợp không được điều trị sớm, tổn thương do bệnh gây ra có thể lan rộng qua vùng da khỏe mạnh khác hoặc làm người khác nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây lang ben trên mặt
Như đã đề cập, vi nấm chính là nguyên nhân hình thành nên bệnh lang ben ở mặt nói riêng và lang ben nói chung. Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị lang ben trên mặt như:
- Thời tiết ẩm nóng: Bị lang ben ở mặt còn có thể xuất hiện do sinh sống trong môi trường nóng ẩm khiến tuyến dầu, bã nhờn hoạt động quá mức. Cộng thêm việc không làm sạch da cẩn thận khiến vi khuẩn, vi nấm tích tụ và gây bệnh.
- Tăng tiết mồ hôi quá mức: Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp vi nấm hấp thu lipid, phát triển mạnh. Từ đó chuyển sang hình dạng sợi, gây tổn thương tầng thượng bì trên da nhất là ở người bị bệnh cường giáp, tiểu đường hoặc thừa cân, béo phì.
- Vệ sinh da mặt kém: Thói quen vệ sinh da không đúng cách khiến dầu thừa ứ đọng gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó kích thích vi khuẩn, nấm Malassezia phát triển và làm tăng nguy cơ hình thành dị ứng, mụn trứng cá, mụn ẩn và các bệnh lý da liễu khác như viêm lỗ chân lông.
- Sử dụng mỹ phẩm sai cách: Chúng ta không thể phủ nhận tác dụng của các loại mỹ phẩm trong việc chăm sóc và cải thiện làn da. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng mỹ phẩm hay dùng mỹ phẩm sai sách đều có thể gây ra vô số tác dụng phụ đáng tiếc. Đơn cử như việc sử dụng những sản phẩm có kết cấu dạng mỡ, dầu lên da mặt rất dễ kích thích bài tiết dầu thừa và khiến vi nấm phát triển, gây bệnh.
Theo các số liệu thống kê, bệnh lang ben hình thành ở mặt xuất hiện phổ biến ở nhóm đối tượng có làn da dầu, hay trang điểm, thừa cân, béo phù. Những người từ 13 – 37 tuổi, trường hợp hay ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, chất phụ gia, có vấn đề về tuyến giáp hay có nội tiết tố bất ổn đều là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu của bệnh lang ben thường rất điển hình, tuy nhiên những biểu hiện lâm sàng này sẽ có một chút khác biệt ở người lớn và trẻ em. Để biết bạn có bị lang ben ở mặt hay không, các bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau đây:
Triệu chứng ở người lớn
Khi bị lang ben trên mặt ở người lớn, bệnh nhân thường có các dấu hiệu sau:
- Da mặt xuất hiện những vùng da có màu nâu, trắng, hồng có hình dạng oval, hình tròn, hình đa cung,… với những kích thước lớn nhỏ khác nhau hoặc có thể lan rộng khắp mặt.
- Các mảng, nốt đốm khác màu này sẽ có xu hướng liên kết với nhau tạo thành những mảng lớn và lan rộng xuống lưng, cổ, ngực,…
- Vùng da bị lang ben có thể đổi sang màu khác dựa theo sắc tố da hoặc do quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Sau vài ngày, bề mặt vùng da bị tổn thương sẽ có dấu hiệu bong tróc, xuất hiện vảy mịn, khi cào gãi sẽ có hiện tượng tua tủa như phấn bay.
- Lang ben ở mặt sẽ không gây đau rát nhưng có ngứa nhẹ, nhất là khi đi ra ngoài nắng hoặc do toát mồ hôi nhiều.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ
Với những trẻ bị lang ben ở mặt, vùng da mặt của các bé sẽ có những biểu hiện như:
- Trên da mặt của bé có các chấm, da đỏ, khô và đóng vảy.
- Vùng da bị lang ben sẽ gồ lên so với những da khỏe mạnh còn lại.
- Trẻ bị ngứa, khó chịu nên hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc,…
- Một số bé có thể bị sốt nhẹ do vi khuẩn tấn công qua da và xâm nhập vào bên trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy giảm.
- Các đốm lang ben ở mặt lúc này có hiện tượng liên kết rồi tạo thành các mảng lớn và lan rộng ra những vùng da khác tương tự như lang ben ở người lớn.
Cách điều trị lang ben trên mặt
Không như những vùng da khác, việc điều trị lang ben ở mặt cần tiến hành cẩn trọng, tỉ mỉ. Bởi đây là vùng da nhạy cảm, hơn nữa nếu điều trị sai cách, để lại biến chứng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Do đó, chỉ tiến hành điều trị lang ben trên mặt khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tham khảo những biện pháp dưới đây để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn.
Dùng mẹo chữa bệnh
Nếu các tổn thương trên da mặt không quá nghiêm trọng, không gây ngứa ngáy thì bạn có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà để khắc phục bệnh. Các biện pháp này khá an toàn, lành tính, hạn chế được nguy cơ gây dị ứng, kích ứng và có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau. Chi tiết như sau:
Mẹo dùng tinh dầu tràm trà và dầu dừa
Dân gian thường dùng tinh dầu trầm trà để làm dịu da, giảm ngứa ngáy và chống viêm. Trong một số trường hợp, do khả năng chống nấm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tốt mà dầu dừa còn được tận dụng để chữa bệnh ngoài da như lang ben.
Để làm tăng hiệu quả, bạn có thể dùng tinh dầu tràm trà kết hợp với dầu dừa để dưỡng ẩm, giúp hạn chế và chữa lành các tổn thương trên da. Nếu sử dụng đúng cách và kiên trì thì công thức này còn góp phần làm giảm cảm ngứa ngứa ngáy, giúp da đều màu và trắng sáng hơn.
- Dùng 7 giọt tinh dầu tràm trà trộn với 1 thìa cà phê dầu dừa.
- Vệ sinh, lau khô da sạch sẽ và apply hỗn hợp trên lên da một cách nhẹ nhàng, kết hợp cùng các động tác massage trong 3 phút.
- Để da khô tự nhiên trong 20 phút, cuối cùng dùng nước ấm vệ sinh lại da là được.
- Áp dụng cách trị lang ben trên mặt bằng dầu dừa và tinh dầu tràm trà 3 – 4 lần/tuần.
Loại bỏ lang ben bằng tỏi tươi
Dùng tỏi chữa lang ben là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng do chúng hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên. Với thành phần có chứa hoạt chất allicin, tỏi có khả năng kiểm soát và ức chế hoạt động của vi khuẩn và bào tử nấm một cách hiệu quả. Chưa kể, nguyên liệu này còn có chứa thành phần chống oxy hóa, từ đó làm tăng khả năng giảm ngứa, thúc đẩy quá trình tự làm lành các tổn thương ở vùng da bị lang ben.
- Bạn chuẩn bị 3 – 5 tép tỏi tươi, bỏ vỏ rồi ép lấy nước cốt.
- Sau khi vệ sinh và lau khô ra mặt, bạn thoa nước cốt tỏi lên vùng da bị lang ben.
- Để chúng khô tự nhiên trong 15 phút rồi rửa lại với nước.
- Tuần thực hiện 3 – 4 lần vì tỏi có tính nóng nên nếu thực hiện quá nhiều hoặc để trên da quá lâu có thể khiến da bị bỏng.
Trị lang ben ở mặt với củ riềng tươi
Nếu bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu tự nhiên, an toàn để trị lang ben thì không thể bỏ qua riềng tươi. Không chỉ được ghi nhận là lành tính, ít gây kích ứng mà riềng tươi còn có chứa lượng tinh dầu lớn như flavonoid, metylxinnamat và diarylheptanoid. Vậy nên, riềng có khả năng làm sạch da, kháng nấm, chống oxy hóa và trị lang ben hữu hiệu.
- Lấy 1 củ riềng tươi, rửa sạch rồi thái từng lát mỏng.
- Đắp từng lát riềng lên vùng da cần điều trị sau khi đã vệ sinh da mặt sạch sẽ.
- Để trong khoảng 15 – 20 phút thì gỡ ra, dùng nước mát rửa lại mặt.
- Thực hiện đều đặn tuần 3 – 4 lần cho tới khi tình trạng lang ben được cải thiện tuyệt đối.
Dùng giấm táo
Với lượng axit acetic dồi dào có trong giấm táo, nguyên liệu này có đủ khả năng để loại bỏ và làm sạch dầu thừa trên da. Đồng thời giúp ức chế nấm men, vi khuẩn có hại và hạn chế lang ben lan rộng qua vùng da khỏe mạnh khác.
- Để tận dụng tốt ưu điểm này của giấm táo, bạn cần hòa giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1.
- Sau khi đã rửa sạch da, bạn thoa hỗn hợp giấm táo lên vùng da mặt đang bị lang ben trong khoảng 5 phút rồi rửa lại ngay với nước. Do giấm táo có tính axit tự nhiên cao nên không nên để trên da quá lâu, nhất là với làn da quá nhạy cảm.
- Thực hiện cách chữa lang ben ở mặt với giấm táo tuần 3 lần.
Sử dụng nghệ chữa lang ben
Nghệ là nguyên liệu làm đẹp, dưỡng trắng và làm mịn da hiệu quả nhờ hàm lượng curcumin vô cùng dồi dào. Bên cạnh đó, curcumin cũng có khả năng tiêu diệt vi nấm, kích thích các tế bào mới phát triển để da trở nên đều màu hơn.
- Tiến hành chuẩn bị 2 thìa cà phê bột nghệ nguyên chất với một ít nước lọc để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
- Rửa mặt sạch, dùng khăn mềm thấm khô nước rồi thoa hỗn hợp nghệ lên da, để trong khoảng 20 phút thì dùng nước ấm rửa lại mặt.
- Áp dụng đều đặn ngày 2 lần để giúp loại bỏ lang ben và giúp da đẹp hơn.
Thuốc Tây trị lang ben trên mặt
Nếu các mẹo chữa tự nhiên nêu trên không thể kiểm soát bệnh lang ben trên mặt khiến lang ben lan rộng và gây ngứa ngáy dữ dội thì bạn có thể kết với với thuốc điều trị. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc trị lang ben, các bạn cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám. Chỉ dùng thuốc được kê đơn từ bác sĩ có chuyên môn, không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc theo đơn của người bệnh khác.
Các loại thuốc trị lang ben ở mặt thường được chỉ định trong trường hợp này gồm có: Thuốc mỡ Clotrimazole, kem – gel Terbinafine, Miconazole, Ciclopirox, Selenium Sulfide, Ketoconazole,… Ngoài các loại thuốc bôi ngoài da, còn có thuốc kháng nấm đường uống như Fluconazole, Itraconazole, Ketoconazole,…
Hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa bệnh lang ben ở mặt
Phần lớn các trường hợp bị lang ben ở mặt hoặc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều sẽ thuyên giảm hoặc biến mất sau 7 – 14 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu bệnh có xu hướng phát triển thành thể mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, chúng sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của bạn. Do đó, để hạn chế những điều này, các bạn cần chủ động chăm sóc da và phòng tránh bệnh theo những lưu ý sau:
- Rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày với các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ có chứa thành phần lành tính, an toàn với da. Tốt nhất nên tránh những sản phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng khi có chứa thành phần như Zinc, Glycolic acid, Acid salic,…
- Sau mỗi lần trang điểm, các bạn cần làm sạch da với nước tẩy trang, sữa rửa mặt. Tẩy da chết chỉ nên áp dụng tuần 2 – 3 lần và nên dùng những sản phẩm có tính tẩy rửa nhẹ dịu, chiết xuất từ các thành phần tự nhiên là tốt nhất.
- Hạn chế trang điểm, nên ưu tiên những sản phẩm có kết cấu lỏng, thẩm thấu nhanh và có chứa các thành phần “thân thiện” với da.
- Nếu tuyến dầu nhờn hoạt động quá mạnh, các bạn có thể dùng giấy thấm dầu để giảm nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông. Tránh để vi khuẩn, vi nấm có điều kiện sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
- Các loại thảo dược như gừng tươi, vỏ bưởi, vỏ cam, sả,… có thể dùng để xông hơi nhằm cung cấp các tinh dầu tự nhiên hỗ trợ quá trình làm sạch, ngăn ngừa bệnh lý. Đồng thời giúp tinh thần thư giãn, phấn chấn, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, phòng tránh cảm cúm, bệnh vặt.
- Nói không với việc dùng chung đồ cá nhân với người khác, nhất là những người có tiền sử bị bệnh ngoài da.
- Giặt giũ quần áo, chăn, ga, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm thường xuyên. Sau khi giặt xong, bạn nên phơi đồ ở những nơi có nắng chiếu vào để giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm hiệu quả.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, phòng ngủ, tránh đóng cửa phòng suốt ngày.
- Ngay khi thấy những dấu hiệu – triệu chứng đầu tiên của bệnh lang ben, hãy tới gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, điều trị đúng cách và kịp thời.
- Để cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể thì bạn cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, ăn uống và tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày.
Lang ben trên mặt nhìn chung không đáng ngại, bệnh có thể được kiểm soát nếu chăm sóc và điều trị sớm. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách “nâng cấp” đời sống sinh hoạt, chế độ ăn uống một cách quy củ và khoa học hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!