Phụ Nữ Mãn Kinh Có Thụ Tinh Nhân Tạo Được Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMãn kinh là giai đoạn buồng trứng đã ngừng hoạt động, đồng nghĩa với việc chị em không còn khả năng mang thai tự nhiên. Vậy phụ nữ mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không, quy trình thực hiện diễn ra như thế nào, những rủi ro có thể gặp phải là gì? Hãy cùng Nhất Nam Y Viện tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức hữu ích.
Phụ nữ mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không?
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng cách đưa tinh trùng trực tiếp đến cổ tử cung hoặc tử cung để hình thành bào thai. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi với những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc mong muốn có thai nhưng không thể thụ thai tự nhiên.
Với những trường hợp này, các cặp đôi có thể lựa chọn biện pháp thụ tinh nhân tạo là thụ tinh trong lòng tử cung hoặc thụ tinh nội sọ. Ngoài ra trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thêm thuốc để kích thích sự phát triển của các nang noãn nhằm tăng cơ hội thụ thai.
Được biết, giai đoạn mãn kinh thường xuất hiện trong khi phụ nữ bước qua tuổi 45. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mãn kinh sớm ở tuổi 30 hoặc mãn kinh muộn sau tuổi 55. Vậy phụ nữ mãn kinh có thai được không? Phụ nữ mãn kinh có thụ thai nhân tạo được không?
Theo các bác sĩ phụ sản, phụ nữ mãn kinh vẫn có khả năng mang thai nhưng việc mang thai tự nhiên là điều cực kỳ khó. Bởi lúc này buồng trứng đã suy yếu, không còn kinh nguyệt, chất lượng trứng giảm đáng kể, quá trình rụng trứng cũng kết thúc. Trong trường hợp cắt bỏ buồng trứng và có điều kiện sức khỏe tốt, phụ nữ mãn kinh vẫn có thể mang thai bằng cách thụ tinh nhân tạo – thụ tinh qua ống nghiệm.
Với phụ nữ mãn kinh tầm 1 – 2 năm, các bác sĩ có thể áp dụng biện pháp kích thích các nang noãn để chúng phát triển trở lại. Song tỷ lệ một bào thai hình thành thành công từ phương pháp này là khá thấp, tính an toàn cũng không cao. Do nang trứng phát triển ở thời kỳ mãn kinh thường ẩn chứa nhiều bất thường về nhiễm sắc thể, đứa bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao.
Nhờ sự phát triển của Y học, không ít chị em đã chọn cách đông lạnh trứng trong độ tuổi sinh sản. Việc đông lạnh sẽ giúp bảo quản trứng trong nhiều năm, đến khi muốn mang thai, chị em có thể sử dụng trứng này để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Với những đối tượng không có trứng dự trữ, bạn có thể xin trứng của người hiến tặng.
Trường hợp phụ nữ ngoài 50 tuổi mang thai và sinh con thành công không hiếm, kể cả ở Việt Nam hay các nước trên thế giới. Tuy nhiên để có một thai kỳ khỏe mạnh, cũng như đảm bảo các yếu tố cần thiết cho việc hành trình “tìm con”, các bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng và tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ.
Quy trình thụ tinh nhân tạo cho phụ nữ đã mãn kinh đúng chuẩn
Sau khi đã có được lời giải đáp cho vấn đề mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không, nhiều người còn thắc mắc về quy trình thực hiện. Theo đó, quy trình thụ tinh nhân tạo cho phụ nữ ở tuổi mãn kinh diễn ra theo những bước sau:
- Bước 1 – Kích trứng: Bước vào giai đoạn mãn kinh, nang trứng không phát triển nữa nên rất khó để trứng rụng và thụ thai. Vì thế, biện pháp kích thích nang trứng lớn lên trong vòng 10 – 12 ngày bằng biện pháp tiêm hormone có thể được tiến hành. Loại hormone này khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp kích thích trứng phát triển, tăng cơ hội thụ thai. Ngoài ra, để tăng độ dày của niêm mạc tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định chị em dùng thêm thuốc có chứa progesterone.
- Bước 2 – Chọc hút trứng, lấy tinh trùng: Việc lấy trứng sẽ được thực hiện thông qua một cây kim và thiết bị hút trứng. Sau khi lấy được trứng, chúng sẽ được đặt trong môi trường nuôi cấy và ủ. Khi đủ điều kiện, trứng sẽ được trộn với tinh trùng để tạo phôi thai.
- Bước 3 – Tạo phôi thai: Bác sĩ sẽ chọn những cá thể tinh trùng khỏe mạnh, chất lượng trộn với trứng trưởng thành và ủ trong khoảng thời gian nhất định. Nếu chất lượng tinh trùng không đủ điều kiện hoặc quá ít, bác sĩ sẽ tiêm tinh trùng vào thẳng trứng để tăng xác suất thành công.
- Bước 4 – Chọn phôi thai để cấy ghép thai: Phôi sau khi thụ tinh sẽ được nuôi cấy 2 – 5 ngày trong phòng thí nghiệm. Lúc này, bác sĩ sẽ biết được số lượng phôi có thể sử dụng để bàn bạc với khách hàng muốn giữ lại để trữ đông hay không.
- Bước 5 – Chuyển phôi: Bác sĩ dùng một ống tiêm gắn vào một đầu ống thông dài có chứa vài phôi kết hợp với một lượng nhỏ dung dịch. Sau đó dẫn vào sâu bên trong tử cung của bệnh nhân và theo dõi sát sao tình hình nên chị em cần nằm viện.
- Bước 6 – Thử thai: Khoảng 2 tuần sau khi chuyển phôi, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ hCG nhằm xác định thụ tinh nhân tạo có thành công hay không. Trong trường hợp thành công, chị em sẽ được ra viện dưỡng thai, tự chăm sóc tại nhà. Đồng thời tái khám định kỳ theo hướng dẫn – chỉ định của bác sĩ để quá trình mang thai diễn ra theo đúng kế hoạch, hạn chế rủi ro.
Những rủi ro khi thụ tinh trong ống nghiệm ở tuổi đã mãn kinh
Mặc dù biện pháp thụ tinh nhân tạo có thể giúp chị em khó có thai tự nhiên hoặc phụ nữ mãn kinh có thai. Tuy nhiên, chị em mãn kinh muốn có thai trong độ tuổi này cần suy nghĩ kỹ. Bởi độ tuổi 45 trở đi là giai đoạn sức khỏe đã giảm sút, cộng thêm các yếu tố bất lợi khiến chị em có nguy cơ cao mắc phải biến chứng, dễ gặp nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ
Thụ tinh nhân tạo trong độ tuổi mãn kinh có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ như sau:
- Làm tăng nguy cơ sinh non, bé nhẹ cân và có khả năng sinh khó, phải mổ lấy con ra.
- Dễ bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai hoặc bị huyết áp cơ, tiền sản giật.
- Chị em có thể được yêu cầu phải nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại và dùng thuốc để tránh rủi ro.
- Có thể gặp biến chứng nhau tiền đạo gây chảy máu nghiêm trọng và cần dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới tính mạng.
- Sảy thai, thai chết lưu.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Mang thai và sinh con khi quá 35 tuổi có thể khiến trẻ sinh ra phải đối diện với những vấn đề như:
- Trẻ sinh non, nhẹ cân.
- Có nguy cơ mắc Hội chứng Down, dễ bị bệnh tim mạch hoặc dị tật xương.
- Trẻ chậm phát triển, dễ bị tử kỷ hay có vấn đề về nhận thức.
Lưu ý cho chị em mãn kinh muốn thụ tinh nhân tạo
Nếu chị em đang có ý định hoặc mong muốn mang con bằng cách thụ tinh nhân tạo khi đã bước đến tuổi mãn kinh thì cần lưu ý những điều sau đây:
- Trước khi quyết định sinh con, chị em cần kiểm tra sức khỏe, trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Đồng thời cần đảm bảo tình trạng sức khỏe để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Sàng lọc sức khỏe trước thai kỳ để xem có nguy cơ bị huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,… để hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải khi mang thai ở tuổi mãn kinh.
- Chị em không nên quan hệ tình dục trước khi chuyển phôi vì điều này có thể tác động xấu tới tử cung. Thậm chí ngay cả khi chuyển phôi, các cặp đôi vẫn không nên quan hệ, đồng thời cần tránh hoạt động hay có những tác động làm ảnh hưởng tới phôi thai.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bằng cách bổ sung đầy đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu. Mọi người nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, đậu và các sản phẩm sữa ít béo, thực phẩm chứa nhiều axit folic, canxi và sắt.
- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tránh để bản thân rơi vào trạng thái thừa hoặc thiếu cân.
- Rèn luyện thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa đảm bảo cân nặng cũng như giúp thai nhi phát triển ổn định hơn.
- Không hút thuốc, uống rượu hay sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Tránh vận động mạnh và nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không, quy trình thụ tinh nhân tạo và những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình mang thai đều đã được chúng tôi giải đáp. Mặc dù chuyện có con là một điều trân quý, tuy nhiên các bạn cần xem xét cẩn trọng để không phải hối hận.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!