Mãn Kinh Muộn Là Gì, Có Tốt Cho Phụ Nữ Không? Giải Đáp
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBất cứ người phụ nữ trung niên nào cũng đều trải qua giai đoạn mãn kinh. Đây là thời kỳ chức năng sinh sản ở nữ suy giảm, kéo theo những thay đổi làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý. Tuy nhiên, mãn kinh muộn là gì, có tốt không? Vấn đề này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Thế nào là mãn kinh muộn?
Mãn kinh là hiện tượng phụ nữ không hành kinh liên tiếp trong 12 tháng, mất khả năng sinh sản. Mãn kinh tự nhiên thường diễn ra trong khoảng từ 45 – 55 tuổi, trường hợp ngừng kinh sau 55 tuổi sẽ được liệt kê vào nhóm đối tượng mãn kinh muộn.
Hết kinh là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là bệnh lý nên bạn không cần quá lo lắng. Hơn nữa, hết kinh muộn hơn so với tuổi trung bình là điều mà nhiều phụ nữ mong muốn. Bởi điều này có thể kéo dài tuổi xuân, hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe.
Nguyên nhân gây mãn kinh muộn
Cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào đưa ra kết luận chính xác về hiện tượng mãn kinh muộn ở nữ giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố có ảnh hưởng tới thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ như:
- Suy giảm nội tiết tố: Sau 30 tuổi, lượng estrogen trong cơ thể sẽ suy giảm dần cho tới khi mãn kinh.
- Yếu tố di truyền: Trường hợp thế hệ trước trong gia đình bạn có người mãn kinh muộn thì khả năng cao thế hệ sau cũng bị hết kinh sau 55 tuổi.
- Hoạt động của buồng trứng: Sự bất thường của buồng trứng có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm tiêu hao số lượng trứng vốn có. Tuy nhiên nếu buồng trứng hoạt động ổn định và kéo dài thì phụ nữ sẽ mãn kinh muộn.
- Suy buồng trứng: Buồng trứng chính là nơi sản xuất và nuôi dưỡng trứng, đảm bảo cho chu kỳ kinh nguyệt và quá trình thụ thai. Bộ phận này bắt đầu hoạt động khi người phụ nữ tới tuổi dậy thì và lão hóa khi bước tới giai đoạn mãn kinh.
- Môi trường sống: Người có thói quen sống lành mạnh, không hút thuốc, uống rượu bia sẽ có khả năng mãn kinh muộn hơn so với những phụ nữ khác. Mặt khác, những người ít căng thẳng, stress cũng có khả năng duy trì nồng độ estrogen trong cơ thể tốt hơn phần còn lại.
Triệu chứng mãn kinh muộn
Mãn kinh muộn có thể nhận biết thông qua nhiều triệu chứng khác nhau, kể cả dấu hiệu về tâm lý, thể chất. Những hiện tượng này xảy ra tương tự như người mãn kinh tự nhiên, chỉ khác ở chỗ chúng xuất hiện khi phụ nữ đã bước qua tuổi 55. Được biết các triệu chứng này sẽ diễn ra trong nhiều năm trước khi phụ nữ hoàn toàn mất khả năng sinh sản. Cụ thể như sau:
- Mệt mỏi, uể oải, hay đổ mồ hôi về đêm.
- 60% phụ nữ gặp tình trạng bốc hỏa, hay đỏ mặt, nóng trong.
- Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, khi tiểu có cảm giác bị buốt, tiểu rắt rất khó chịu.
- Đau, nhức đầu, chóng mặt, khớp – xương yếu, dễ đay, gãy.
- Đau ngực, dễ bị bệnh tim mạch, tăng cân, vòng 2 phì ra còn vòng 1 thì chảy xệ.
- Da nhăn nheo, lão hóa, nổi nhiều tàn nhang, vết nám.
- Tính tình thay đổi, dễ bực tức, nóng giận, thường xuyên có cảm giác lo âu, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là trầm cảm.
- Mất tự tin.
- Mất ngủ, khó ngủ, không tập trung làm việc.
- Khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, nhiều trường hợp khi quan hệ còn bị chảy máu.
- Kích thước cổ tử cung, vòi tử cung teo nhỏ, giảm ham muốn và tăng nguy cơ bị ung thư sinh dục.
Mãn kinh muộn có tốt không?
Việc mãn kinh muộn sau tuổi 55 khiến chị em gặp không ít phiền toái, tuy nhiên chúng cũng mang đến nhiều ưu điểm. Trên thực tế, việc mãn kinh muộn có thể giúp:
- Duy trì đời sống tình dục: Khi bước qua tuổi 40, mỗi năm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ sẽ giảm từ 1 – 2% theo nghiên cứu. Bước tới tuổi 55, nồng độ hormone này chỉ còn khoảng 10%. Tuy nhiên cũng ở độ tuổi này nhưng nội tiết tố nam chỉ giảm 1 – 5% mỗi năm khiến nhu cầu – ham muốn tình dục của nhiều cặp đôi bị lệch. Vậy nên những người mãn kinh chậm hơn sẽ có lượng estrogen dồi dào hơn. Từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu sinh lý của cánh mày râu.
- Tăng thời gian sinh sản: Chúng ta đều biết rằng, mãn kinh đồng nghĩa với việc chấm dứt khả năng sinh con tự nhiên ở phái nữ. Chưa kể, các cặp đôi hiện nay có xu hướng kết hôn muộn, nếu mãn kinh sớm, mong muốn có thêm con sẽ rất khó thực hiện. Song việc sinh con khi tuổi đã cao không được khuyến khích vì điều này có thể làm tăng nguy cơ sinh non, lưu thai, sảy thai hoặc con sinh ra bị dị tật, mắc bệnh bẩm sinh.
- Giúp ổn định sức khỏe: Hệ tim mạch, xương khớp có chịu ảnh hưởng từ nồng độ estrogen trong cơ thể. Vậy nên khi bước tới thời kỳ mãn kinh, chị em dễ bị loãng xương, gãy xương hoặc mắc bệnh tim mạch do hàm lượng nội tiết tố suy giảm. Hiện tượng mãn kinh đến chậm thì khả năng mắc phải những bệnh lý trên cũng sẽ muộn hơn.
- Níu giữ tuổi xuân: Hàm lượng estrogen ảnh hưởng rất nhiều tới sức đẹp của nữ giới. Nếu hormone này ổn định sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường và giúp chị em trông trẻ hơn. Ngược lại, nếu estrogen giảm sẽ kéo theo quá trình lão hóa nhanh chóng.
- Tăng tuổi thọ: Theo các nghiên cứu được thực hiện gần đầy, phụ nữ chậm mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh xương khớp, tim mạch muộn hơn và sống thọ hơn người bình thường. Nguyên nhân là bởi hormone estrogen trong cơ thể được duy trì ổn định, từ đó giúp tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại tốt.
So với những phiền toái mà chị em gặp phải như ra kinh nguyệt hàng tháng thì việc mãn kinh kết thúc muộn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Do đó, nếu có thể chị em nên sống khoa học, ăn uống lành mạnh để giúp kéo dài tuổi xuân, giữ gìn sức khỏe tốt.
Làm thế nào để mãn kinh muộn?
Để hạn chế nguy cơ mãn kinh sớm, níu giữ thanh xuân hiệu quả, chị em có thể tham khảo áp dụng một số cách làm chậm thời gian mãn kinh dưới đây:
- Thường xuyên thư giãn cơ thể, bởi stress – căng thẳng quá mức là yếu tố ảnh hưởng lớn tới nội tiết tố. Trường hợp bị stress lâu ngày, hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị rối loạn và gây ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng.
- Không sử dụng nước ngọt có ga, rượu, bia, thuốc lá, cà phê nhiều.
- Hàm lượng estrogen sẽ được lưu giữ trong cơ thể nhờ mô mỡ nên chỉ số cơ thể cũng có ảnh hưởng tới thời điểm mãn kinh. Do đó bạn cần duy trì cân nặng hợp lý, không để bản thân rơi vào tình trạng quá gầy hoặc quá thừa cân.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày với những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp như yoga, đi bộ, chạy bộ. Những bài tập nhẹ nhàng này không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh mà còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, thanh thải độc tố hiệu quả.
- Lựa chọn mỹ phẩm đảm bảo chất lượng, bởi một số thành phần có trong mỹ phẩm có khả năng làm rối loạn nội tiết tố như chất dẻo và phthalate. Vậy nên chị em cần lưu ý khi mua, tốt nhất hãy dùng mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng.
- Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng nội tiết tố có chứa estrogen thảo dược – EstroG-100 và tiền nội tố Pregnenolone theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Thăm khám sức khỏe sinh sản thường xuyên theo khuyến cáo hoặc ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Việc khám sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản sẽ giúp chị em biết rõ tình trạng hoạt động của các cơ quan. Từ đó can thiệp kịp thời nếu phát hiện có bệnh lý hoặc những thay đổi gây bất lợi cho sức khỏe.
- Lên kế hoạch ăn uống khoa học, lành mạnh để kéo dài tuổi xuân, hạn chế nguy cơ mãn kinh sớm. Theo đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất,… Hạn chế dung nạp thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, đồ cay nóng,…
- Uống nhiều nước, duy trì thói quen ngày uống 2 – 2.5 lít nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như giải độc cơ thể.
- Đồng thời nên tăng cường hoạt động của não bộ để tránh bị suy giảm trí nhớ.
Trên đây là những thông tin về tình trạng mãn kinh muộn và một số vấn đề liên quan. Trên thực tế, mãn kinh muộn rất có lợi cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên mọi người không nên can thiệp quá sâu vào quá trình thay đổi tự nhiên của cơ thể để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!