Mãn Kinh Rồi Có Lại Có Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMãn kinh rồi có lại là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp điều trị sớm. Vậy khi gặp phải tình trạng mãn kinh 2 năm có kinh lại hay các dấu hiệu bất thường khác cần phải làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Mãn kinh rồi có lại do đâu?
Mãn kinh là bước ngoặt kết thúc thời kỳ sinh sản mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải đối mặt. Độ tuổi trung bình của người phụ nữ Việt rơi vào khoảng 50 – 55 tuổi, tuy nhiên sẽ có những trường hợp tới sớm hoặc muộn hơn.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, tình trạng mãn kinh rồi có lại sau 1 – 2 năm có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
Phụ nữ chưa thực sự mãn kinh
Như đã chia sẻ, mãn kinh là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt cũng như khả năng sinh sản. Phụ nữ được coi là mãn kinh tự nhiên khi không có kinh nguyệt trong liên tục 12 tháng mà không vì bất kỳ nguyên nhân nào.
Trường hợp chị em thấy kinh nguyệt không đều, tháng có, tháng không hoặc kinh nguyệt biến mất trong vài tháng rồi quay lại có thể cho thấy bạn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh. Thời điểm này, buồng trứng vẫn hoạt động, tuy nhiên hiệu quả không còn được như trước nên việc rụng trứng không diễn ra thường xuyên. Vậy nên nhiều chị em thường nhầm tưởng đây là dấu hiệu mãn kinh.
Phụ nữ đã mãn kinh nhưng bị tái phát
Trường hợp phụ nữ mãn kinh 2 năm có kinh lại thì đây không không phải là dấu hiệu sinh lý bình thường. Chị em phụ nữ lúc này có thể đang gặp những vấn đề như:
- Viêm nhiễm vùng kín: Ở tuổi mãn kinh, chị em rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín do mất cân bằng pH âm đạo, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh. Một số bệnh viêm nhiễm thường gặp trong trường hợp này là viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo,… Bệnh có khả năng gây xuất huyết âm đạo trong một vài trường hợp bị viêm nhiễm nặng.
- Rối loạn nội tiết tố: Buồng trứng sẽ dùng tiết estrogen sau mãn kinh nên sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung mỏng dần, âm đạo khô hơn. Khi có quan hệ tình dục, chị em sẽ khó tránh khỏi tình trạng đau rát, chảy máu nên nhiều người nhầm tưởng đó là máu kinh.
- Mắc bệnh phụ khoa: Mãn kinh là giai đoạn phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp,… làm chảy máu âm đạo.
Mãn kinh rồi có lại có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, tình trạng mãn kinh rồi có lại có thực sự nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, các bạn không nên chủ quan dù đó là nguyên nhân gì. Bởi tình trạng có lại kinh sau mãn kinh có thể dẫn tới những vấn đề như sau:
- Máu kinh ra nhiều, kéo dài có thể gây thiếu máu với các biểu hiện như da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, khó thở, giảm khả năng tập trung cũng như làm giảm năng suất làm việc.
- Trong một số trường hợp kinh nguyệt kéo dài xuất phát từ sự mất cân bằng nội tiết tố. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa hoặc làm giảm chất lượng “cuộc yêu”,… Từ đó tác động trực tiếp tới mối quan hệ vợ chồng, hạnh phúc hôn nhân.
- Với những trường hợp là do mắc bệnh lý nguy hiểm như ung thư thì việc điều trị lại càng cấp thiết, bởi bệnh có thể gây tử vong.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân gặp phải những triệu chứng dưới đây thì cần tới bệnh viện thăm khám ngay:
- Có cảm giác đau bụng dưới, nhất là vào những ngày “đèn đỏ”.
- Phụ nữ bị xuất huyết âm đạo một cách bất thường.
- Ngứa rát, khó chịu âm đạo.
- Ra nhiều khí hư, có sự thay đổi màu sắc kèm mùi hôi khó chịu.
Kinh nguyệt trở lại sau khi mãn kinh là do bệnh gì?
Kinh nguyệt quay lại sau khi đã mãn kinh thường không phải là dấu hiệu sinh lý bình thường. Trong phần lớn trường hợp, hiện tượng chảy máu bất thường có thể do chị em đang mắc phải các bệnh lý như:
- Viêm cổ tử cung: Ngoài hiện tượng chảy máu 2 – 3 ngày thì hết, viêm nhiễm cổ tử cung còn gây ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, có màu bất thường cùng mùi hôi vô cùng khó chịu.
- Teo màng niêm mạc tử cung, mô âm đạo: Suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể khiến màng niêm mạc tử cung – mô âm đạo teo lại, gây ra hiện tượng chảy máu.
- Polyp tử cung: Là hiện tượng xuất hiện những khối u dính vào thành – niêm mạc tử cung. Khi phát triển tới kích thước lớn, chúng có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo.
- U nang buồng trứng: Các khối u nang buồng trứng phát triển đến một kích thước nào đó sẽ vỡ ra và xuất hiện tình trạng chảy máu tương tự như khi tới kỳ kinh nguyệt.
- Ung thư: Sự phát triển của các khối u nhưng ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung,… có thể gây chảy máu bất thường cùng những cảm giác đau lưng, đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy nhược.
Làm gì khi mãn kinh nhưng có kinh trở lại?
Ngoài vấn đề mãn kinh rồi có lại do đâu, làm gì khi mãn kinh nhưng có kinh trở lại cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Theo đó, để có thể điều trị hoặc khắc phục tình trạng này hiệu quả, các bạn cần tới bệnh viện kiểm tra.
Sau khi biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ dựa theo đó để lên phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như:
- Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc sẽ được kê đơn dựa theo tình trạng của bệnh nhân, chẳng hạn như bổ sung sắt, thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, liệu pháp hormone, thuốc cầm máu hay thuốc chống tiêu sợi huyết,…
- Phẫu thuật: Biện pháp này sẽ được tiến hành nếu bệnh nhân bị mắc bệnh lý phụ khoa. Các phương pháp thường được áp dụng trong trường hợp này là nội soi cắt polyp buồng tử cung, cắt tử cung, nạo niêm mạc tử cung,…
Song song với đó, các bạn cũng cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giúp tăng cường sức đề kháng. Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng theo độ tuổi để tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ quá trình lưu thông máu. Đồng thời đừng quên ngủ nghỉ đúng giờ, cân bằng thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý để giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt.
Cách phòng tránh mãn kinh rồi lại có
Để hạn chế tình trạng có kinh lại sau khi mãn kinh cũng như những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh như sau:
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là vào những ngày ra hành kinh. Theo đó, bạn nên thay vệ sinh sinh sau 3 – 4 giờ và nên dùng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp.
- Nên chọn mua và mặc những bộ đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc đồ quá bó sát gây bí bách vùng kín, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh.
- Quần lót nên thay hàng ngày, khi thay ra nên giặt luôn và hãy phơi ở nơi có nắng để tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn hiệu quả.
- Cần nghỉ ngơi hợp lý, tập thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya. hay làm việc quá sức.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế ăn thịt, đồ ăn giàu chất béo, dầu mỡ. Thay vào đó nên ăn nhiều trái cây, chất béo an toàn từ thực vật và nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Kiểm tra sức khỏe đều đặn 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện những dấu hiệu sinh lý bất thường.
- Nên quan hệ tình dục nhẹ nhàng, tốt nhất nên sử dụng bao cao su hoặc gel bôi trơn để giảm tình trạng khô hạn cũng như giúp “cuộc yêu” diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.
- Ổn định tâm trạng, tránh để bản thân rơi vào trạng thái stress hay căng thẳng quá độ.
- Có thể bổ sung thêm viên uống nội tiết tố nữ estrogen theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thông qua việc ăn uống như ăn súp lơ, hạt lanh, hạt đậu nành,…
Nhìn chung, khi phát hiện tình trạng mãn kinh rồi có lại, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện kiểm tra, thăm khám sớm nhất có thể. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ, các bạn đã nhận thức đúng đắn về tình trạng này. Đồng thời nắm được cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các biến chứng đáng tiếc khác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!