Mụn Nội Tiết Ở Nữ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMụn nội tiết ở nữ là tình trạng mụn khá phổ biến và rất khó để phòng ngừa hay điều trị dứt điểm. Bởi cho dù bạn đã ăn uống, dùng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp nhưng mụn vẫn có khả năng hình thành và tái phát. Vậy nguyên nhân hình thành mụn nội tiết là do đâu, cách điều trị thế nào mới cho hiệu quả tốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp thỏa đáng cho các thắc mắc trên.
Mụn nội tiết ở nữ là gì?
Mụn nội tiết ở nữ là loại mụn hình thành do sự rối loạn nội tiết bên trong cơ thể, khiến lượng bã nhờn sản sinh quá mức và gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây mụn nội tiết.
Mụn nội tiết có thể xuất hiện ở dạng mụn mủ, mụn đầu trắng hay mụn nang, mụn bọc tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Theo các chuyên gia, mụn nội tiết nữ xuất hiện chủ yếu ở các đối tượng đang trong độ tuổi dậy thì. Bởi đây là giai đoạn hormone nữ có những thay đổi lớn, tuy nhiên các nghiên cứu mới cũng cho thấy, có tới 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi cũng xuất hiện loại mụn này.
Mụn nội tiết có thể xuất hiện sau tuổi dậy thì và nếu không được điều trị sớm hay có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, mụn nội tiết có thể dần trở nên nghiêm trọng cũng như rất khó để điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết ở nữ giới
Mụn nội tiết tố ở nữ hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất phải kể đến như:
- Căng thẳng, mệt mỏi: Cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn cortisol nếu tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến bã nhờn hoạt động quá mức trên da, lâu dần làm tích tụ tế bào chết, vi khuẩn và hình thành mụn nội tiết.
- Bước vào giai đoạn dậy thì: Khi bước vào độ tuổi này, nồng độ hormone androgen trong máu sẽ tăng cao và khiến cơ thể có những sự thay đổi nhất định về giọng nói, mùi cơ thể, bộ phận sinh dục,… Sự gia tăng của loại hormone này cũng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn tới sự xuất hiện của nhiều loại mụn, bao gồm cả mụn nội tiết.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng Hormone Progesterone gia tăng kéo theo lượng dầu thừa, bã nhờn hoạt động quá mức gây ứ đọng và gây mụn. Điều này thường xảy ra phổ biến trước và trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Mãn kinh: Tương tự như giai đoạn dậy thì hay khi tới ngày “đèn đỏ”, do lượng hormone có sự thay đổi nên dễ thúc đẩy việc hình thành mụn.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Người bị đa nang buồng trứng sẽ bị giảm nồng độ estrogen, progesterone và tăng lượng testosterone. Hệ quả này làm cản trở quá trình rụng trứng và gây mụn nội tiết, kèm theo hiện tượng rụng tóc.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có khả năng bị mụn nội tiết cao. Bởi đây là giai đoạn cơ thể có sự thay đổi lớn về hormone androgen, progesterone và estrogen. Lúc này, cơ địa của người mẹ khá nhạy cảm nên việc điều trị mụn cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi các loại thuốc uống hay thuốc bôi ngoài ra đều có chứa những thành phần có ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vậy nên để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ sản phẩm trị mụn nào.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, mụn nội tiết hình thành còn có thể xuất phát từ việc lạm dụng các loại thuốc tránh thai gây rối loạn hormone cơ thể. Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, hút thuốc, uống rượu hay việc mắc bệnh lý da liễu cũng làm tăng nguy cơ hình thành mụn nội tiết.
Dấu hiệu nhận biết chị em bị mụn nội tiết
Để nhận biết mụn nội tiết với các loại mụn khác, chị em có thể chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu sau đây:
- Mụn mọc nhiều ở vùng trán, cằm và 2 bên cánh mũi, bởi đây là nơi tập trung chủ yếu của các tuyến dầu. Khi bị mất cân bằng nội tiết, tuyến dầu ở những vùng da này sẽ hoạt động mạnh và dẫn tới sự xuất hiện những nốt mụn ở vùng da như trên.
- Tần suất xuất hiện của mụn nội tiết ở nữ mang tính chu kỳ. Cụ thể là trước kỳ kinh nguyệt, mụn sẽ xuất hiện 1 lần/tháng và sau khi bước vào giai đoạn mãn kinh, hiện tượng này vẫn lặp lại tương tự và chúng sẽ chỉ nổi lên tại xung quanh vùng da đó.
- Nếu đã qua tuổi dậy thì mà bạn vẫn thấy mụn mọc nhiều thì đây rất có thể là do mụn nội tiết. Bởi nội tiết trong cơ thể giai đoạn 20 – 30 tuổi có nhiều thay đổi nên lứa tuổi này vẫn có khả năng bị mụn nội tiết.
- Trên da xuất hiện mụn nang, mụn bọc với kích thước lớn và những loại mụn này thường mọc tại một vị trí, tái phát nhiều lần dù đã tiến hành điều trị.
Hướng dẫn cách điều trị mụn nội tiết nữ
Dựa theo tình trạng mụn nội tiết ở nữ cụ thể mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, mụn nội tiết thường là mụn nang, mụn bọc, mụn viêm nên rất khó để điều trị bằng các phương pháp thông thường. Cách tốt nhất là chị em nên tới gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị mụn an toàn, tránh để lại mụn thâm, sẹo rỗ.
Trị mụn nội tiết cho nữ bằng mẹo dân gian
Trị mụn nội tiết ở nữ bằng mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì phần lớn các phương pháp đều sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, có độ an toàn cao. Từ đó, hạn chế tình trạng gây kích ứng và tổn thương cho da. Để có làn da sạch mụn, chị em có thể tham khảo một số mẹo điều trị tại nhà siêu tiết kiệm dưới đây:
- Trị mụn nội tiết nữ bằng mật ong
Nhắc tới mật ong, người ta sẽ nghĩ ngay tới hiệu quả kháng viêm, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại cho da. Mật ong chứa các hợp chất tốt cho da, đặc biệt là các loại vitamin có khả năng ngăn ngừa nám, tàn nhang, mụn thâm. Việc sử dụng mật ong thường xuyên sẽ thúc đẩy tốt cho quá trình phục hồi da sau mụn, để chị em sớm có được làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Cách thực hiện như sau, bạn trộn đều mật ong cùng nước cốt chanh theo tỷ lệ 2:1. Vệ sinh da mặt sạch sẽ và thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên da trong khoảng 15 phút. Tiếp đó cần rửa lại mặt với nước để tránh tình trạng da bị kích ứng do tính axit tự nhiên từ chanh. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần cho tới khi tình trạng mụn nội tiết thuyên giảm.
- Mẹo dùng tinh dầu trà xanh trị mụn nội tiết
Là nguyên liệu được sử dụng với mục đích làm giảm viêm, có khả năng hỗ trợ điều trị mụn nội tiết ở dạng nhẹ. Ngoài ra, tinh dầu trà xanh còn có tính kháng khuẩn, ngăn ngừa lão hóa và giúp bạn có được làn da tươi tắn, rạng ngời hơn.
Theo đó, chị em có thể sử dụng các sản phẩm trị mụn có thành phần này trong sữa rửa mặt, toner hoặc pha loãng tinh dầu trà xanh với dầu jojoba, dầu nền để hỗ trợ trị mụn nội tiết.
- Sử dụng rau diếp cá
Ngoài việc được sử dụng như một loại rau sống, rau diếp cá còn được tận dụng để cân bằng lại lượng nội tiết tố, giảm nóng trong người. Không chỉ vậy, diếp cá còn rất giàu vitamin giúp ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân bên ngoài, đồng thời kích thích quá trình tái tạo da, giảm thâm mụn và hỗ trợ tăng đàn hồi cho da tốt.
Trong trường hợp bạn muốn dùng rau diếp cá làm giảm mụn nội tiết, chị em có thể áp dụng mỗi ngày bằng cách uống nước rau diếp cá để cảm nhận hiệu quả thay đổi làn da rõ rệt.
Cách trị mụn nội tiết nữ bằng Tây y
Để làm xẹp các nốt mụn nhanh chóng, ngăn ngừa sưng viêm và lây lan mụn thì bạn cần sử dụng các loại thuốc Tây. Bởi mụn nội tiết ở nữ thường là u nang, chúng nằm sâu dưới bề mặt da nên các loại kem bôi khó mang lại hiệu quả tốt. Một số loại thuốc uống phổ biến được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bị mụn tiết tố nặng ở nữ gồm có:
- Dùng thuốc chống Androgen: Androgen là thuốc đường uống có tác dụng làm giảm lượng nội tiết tố Androgen. Nếu để hormone này tăng quá cao, quá trình tiết dầu thừa sẽ xuất hiện và gây mụn tiết tố. Thuốc Androgen lúc này sẽ được sử dụng để làm cân bằng nồng độ hormone nhưng bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc tránh thai: Đây là loại thuốc được dùng khá phổ biến để điều trị mụn nội tiết nữ vì có chứa các thành phần có khả năng cân bằng hormone trong cơ thể như: Drospirenone, Ethinyl estradiol, Norgestimate hay norethindrone. Tuy nhiên, phụ nữ có tiền sử huyết khối, ung thư vú, mắc bệnh tăng huyết áp thì không nên sử dụng loại thuốc này.
- Isotretinoin- Thuốc trị mụn nội tiết cho nữ: Do có chứa nhiều vitamin A liều cao nên Isotretinoin có khả năng loại bỏ hiệu quả mọi loại mụn, kể cả mụn nội tiết. Mặc dù có công dụng tốt trong việc ngăn ngừa sự tăng tiết bã nhờn, ổn định nội tiết, cải thiện sức khỏe làn da nhưng chúng có thể gây ra tình trạng nứt nẻ, khô da, thiếu máu, rụng tóc, mệt mỏi,… Trường hợp đang có ý định mang thai, đang mang thai hay cho con nhỏ bú đều không thể sử dụng Isotretinoin.
Biện pháp phòng ngừa mụn nội tiết nữ hiệu quả
Mụn nội tiết rất dễ hình thành nếu như chị em không biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt. Do đó, để ngăn chặn mụn hình thành, tái phát, bạn không nên bỏ qua một số lưu ý sau:
- Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày bằng cách dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ tối đa 2 lần/ngày.
- Nếu làn da đang bị mụn, kể cả mụn trứng cá, mụn viêm hay mụn nội tiết,… chị em cũng cần hạn chế trang điểm khi không cần thiết. Nếu bắt buộc phải trang điểm, hãy tẩy trang thật kỹ để tránh bị bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ da có thành phần tự nhiên, phù hợp với tình trạng da của bản thân.
- Tránh chạm tay lên mặt thường xuyên vì điều này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, nhiễm trùng da.
- Nếu không có kỹ thuật nặn mụn đúng cách thì bạn không nên nặn mụn để tránh bị viêm, hình thành thâm, sẹo mụn.
- Giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ bằng cách dọn phòng, giặt giũ chăn, ga, gối thường xuyên.
- Không ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu bia,… thay vào đó hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, B, E và kẽm để giúp da sáng khỏe, mịn màng hơn.
- Điều chỉnh lại nhịp sinh hoạt mỗi ngày, ngủ đủ 7 – 8 tiếng, ngủ trước 11 giờ và tập luyện thể thao mỗi ngày.
- Tình trạng nội tiết tố có thể bị mất cân bằng nếu chị em bị căng thẳng, mệt mỏi quá độ. Do đó, hãy cân bằng tốt thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
- Nên đi khám da liễu nếu tình trạng mụn nội tiết có tiến triển nặng, đồng thời tuân thủ thực hiện theo đúng phác đồ điều trị mụn từ bác sĩ.
Địa chỉ thăm khám và điều trị mụn nội tiết ở nữ uy tín nhất
Các trung tâm thẩm mỹ, spa hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng được cấp phép hoạt động và đủ uy tín, chất lượng để tiến hành điều trị các vấn đề da liễu. Nếu không muốn “tiền mất tật mang”, trước khi tới bất cứ địa chỉ làm đẹp nào, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về cơ sở đó hoặc tốt nhất nên tới bệnh viện để thăm khám, điều trị. Dưới đây là top những địa chỉ điều trị mụn nội tiết ở nữ mà chị em không nên bỏ qua:
- Bệnh viện Da liễu Trung ương tọa lạc tại số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ tư vấn tại hotline 1900 6951.
- Viện Da liễu Hà Nội Sài Gòn nằm ở số 123 Hoàng Ngân, thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại 024 62605 66. Hoặc tới số 48B Đặng Dung, phường Tân Định, HCM. Điện thoại 0287 1099 838.
- Đại học Y dược Hồ Chí Minh nằm tại tầng 1, phòng 17-20 tòa nhà Bệnh viện Đại học Y dược HCM số 215 đường Hồng Bàng, trực thuộc phường 11, quận 5. Điện thoại 028 3855 4269.
Quá trình điều trị mụn nội tiết ở nữ sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, vì thế bạn không nên nản lòng sau vài ngày điều trị mà chưa thấy kết quả. Hãy kiên trì và cố gắng duy trì nếp sống khoa học, ăn uống lành mạnh và thực hiện đúng theo các yêu cầu của bác sĩ để sớm có được làn da mịn màng, sạch mụn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!