Nhức Đầu Sau Gáy Bên Trái Do Đâu? Làm Sao Điều Trị?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBị nhức đầu sau gáy bên trái là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Theo thống kê, những người làm văn phòng, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách chữa bệnh lý này, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.
Nhức đầu sau gáy bên trái nguyên nhân do đâu?
Đau đầu ở sau gáy là nỗi ám ảnh với nhiều người bởi nó kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Không những khó chịu ở vùng đầu mà khu vực vai gáy cũng bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân gây bệnh này là gì, nhức đầu sau gáy là bệnh gì?
Nguyên nhân bệnh lý
Đau đầu sau gáy kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, ví dụ như:
- Nhiễm trùng, dị ứng: Nhức đầu sau gáy bên trái được biết đến là triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì sẽ gây ra các biến chứng viêm não, viêm màng não cùng các hiện tượng như sốt, co giật,…
- Đau dây thần kinh chẩm: Nếu một trong 2 dây thần kinh chẩm bị chèn ép thì người bệnh có thể bị nhức đầu sau gáy, ngứa ran một bên đầu, có thể là bên trái hoặc bên phải.
- Viêm động mạch thái dương: Tình trạng này là dạng bệnh của viêm dây thần kinh. Người bệnh không chỉ bị đau đầu sau gáy cổ mà còn đau vai và giảm khả năng thị giác.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng nhức đầu sau gáy bên trái còn do những nguyên nhân sau đây:
- Người bệnh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe trong thời gian gian sẽ làm bệnh khởi phát.
- Thiếu glucose cũng khiến cơ thể gặp vấn đề về sức khỏe, điển hình là đau đầu sau gáy bên trái.
- Chế độ sinh hoạt không điều độ, ngủ không ngon giấc, ngủ chập chờn cũng sẽ tác động đến dây thần kinh, gây nhức đầu và đau sau gáy.
- Có một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,… Vậy nên việc lạm dụng thuốc Tây cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Làm việc sai tư thế, mang vác nặng, đội mũ bảo hiểm nặng,… cũng là nguyên nhân của các cơn đau đầu vùng sau gáy.
Bị đau đầu phía sau gáy biểu hiện thế nào?
Bị nhức đầu sau gáy bên trái sẽ gây ra triệu chứng đau một bên đầu, cơn đau này có thể lan đến cổ, vai, gáy… Chính vì thế, người bệnh có thể bị mỏi vai gáy và tê bì chân tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau kéo dài âm ỉ hoặc đau dữ dội, đôi lúc như bị điện giật.
Tùy mỗi người bệnh mà biểu hiện của đau đầu cũng khác nhau, có người sẽ thấy đau nhói theo mạch đập, có người thấy cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài và lan sang các khu vực khác thì bạn cần đặc biệt chú ý.
Thông thường, cơn đau sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn và tăng cao khi bạn căng thẳng và chịu nhiều áp lực. Ngoài ra, người hay bị đau đầu phía sau gáy thường sợ ánh sáng, âm thanh, sợ những nơi đông người, ồn ào.
Bệnh nhức đầu sau gáy bên trái có nguy hiểm không?
Cả nhức đầu sau gáy bên phải và bên trái đều không quá nguy hiểm nếu như bệnh nhẹ, chưa có quá nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện bằng việc thay đổi lối sống, suy nghĩ tích cực, nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị đau đầu sau gáy và buồn nôn, kèm theo các cơn đau dữ dội kéo dài, sốt cao, ù tai…. thì rất nguy hiểm và cần đi khám ngay để tránh để bệnh trở nặng.
Khi có những triệu chứng này, rất có thể bệnh đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đặc biệt là não. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra tình trạng vận động khó do ảnh hưởng đến vùng cổ, bả vai. Do đó, dù trong trường hợp nào người bệnh cũng không được chủ quan.
Hướng dẫn cách chữa trị nhức đầu sau gáy bên trái hiệu quả
Khi bị nhức đầu sau gáy bên trái, hầu hết mọi người chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, massage nhẹ nhàng là sẽ khỏi. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài và có những triệu chứng nặng thì bạn cần dùng đến các loại thuốc để xử lý.
Mẹo chữa đơn giản tại nhà
Đau đầu sau gáy dễ dàng được xử lý bằng việc dùng các mẹo chữa đơn giản tại nhà như chườm lạnh, chườm nóng, massage hay dùng các loại thảo dược tự nhiên. Tùy theo sở thích cũng như sự tiện dụng mà bạn có thể chọn cách làm phù hợp nhất.
- Chườm nóng/lạnh: Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ giúp những cơn đau giảm dần. Với chườm lạnh, bạn hãy dùng khăn vải sạch bọc viên đá rồi chườm. Còn với chườm nóng, bạn có thể mua túi chườm để sử dụng mỗi ngày.
- Ăn hạnh nhân: Hạt hạnh nhân có chứa nhiều Salicin – 1 chất giảm đau cực tốt và có trong nhiều thuốc. Vậy nên bạn hãy dùng hạnh nhân mỗi khi tình trạng đau đầu sau gáy ù tai xuất hiện.
- Sử dụng gừng: Gừng là một gia vị quen thuộc và được biết đến như một vị thuốc chữa bách bệnh, trong đó có bệnh đau đầu. Theo đó, gừng giúp cảnh báo các nơ ron thần kinh khi đau đầu xuất hiện, từ đó giúp cơ thể không nhận ra, không phản ứng lại với cơn đau. Một cốc trà gừng trước khi đi ngủ sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Một số thuốc Tây chữa bệnh
Đau đầu giật sau gáy có thể dùng thuốc Tây để chữa trị. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc giảm đau khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với từng thể bệnh. Do đó, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
- Paracetamol: Thuốc giúp giảm đau nhanh, hạ sốt và không gây nghiện. Bên cạnh việc giảm đau đầu thì thuốc cũng giúp giảm đau xương khớp, giảm đau mỏi khó chịu, dùng cho bệnh nhân bị cảm cúm.
- Alaxan: Đây là thuốc chứa paracetamol và ibuprofen – 2 chất giúp giảm đau, kháng viêm, hạ sốt cực tốt. Đây là thuốc không kê đơn, được dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những ai bị đau đầu.
- Panadol Extra: Bạn có thể giảm nhanh những cơn đau đầu sau gáy bằng loại thuốc này. Theo đánh giá, thuốc khá lành tính, dễ dùng và có thể dùng được khi bạn bị đau đầu kèm sốt.
Các thuốc Đông y chữa bệnh
Đông y cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi bị nhức đầu sau gáy bên trái. Mặc dù cách dùng thuốc của Y học cổ truyền sẽ tốn nhiều công sức hơn thuốc Tây, nhưng vì nó an toàn, lành tính, khỏi được dứt điểm bệnh nên được nhiều người áp dụng.
- Bài thuốc số 1: Lá bạc hà, kinh giới, xuyên khung, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, cam thảo, bạch chỉ. Thuốc đem tán thành bột và mỗi lần dùng sẽ sử dụng 6g để hòa cùng nước rồi uống.
- Bài thuốc số 2: Sơn chi, đỗ trọng, thiên ma, hoàng cầm, ích mẫu thảo, tang ký sinh, dạ giao đằng, chu phục linh, xuyên ngư tất, câu đằng. Các vị thuốc đem sắc cùng nước trong 30 phút rồi dùng để uống mỗi ngày 1 thang.
Cách phòng ngừa nhức đầu sau gáy bên trái
Để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời phòng ngừa bệnh đau đầu sau gáy tái phát, bạn cần lưu ý:
- Không làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng và nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, có thể nghe nhạc, thiền để có một giấc ngủ ngon.
- Không nên mang vác nhiều vật nặng trong thời gian dài, sau một ngày dài nên massage vùng đầu và cổ.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể để giúp tăng sức đề kháng.
- Không nên lạm dụng dùng quá nhiều thuốc Tây vì các thuốc này có tác dụng phụ chính là gây đau đầu.
- Nếu nhận thấy bệnh có xu hướng nặng hơn thì nên đi khám ngay, không được chủ quan vì sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Nhức đầu sau gáy bên trái mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ khiến hệ thần kinh cũng như cột sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế bạn cần tuân thủ các phương pháp chữa bệnh mà bác sĩ đưa ra, đồng thời giữ lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh xuất hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!