Ra Khí Hư Màu Hồng Nhạt Khi Mang Thai Có Bất Thường Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrong thai kỳ, cơ thể của phụ nữ trải qua nhiều biến đổi do sự phát triển của thai nhi. Ở giai đoạn này, đôi khi cơ thể của mẹ sẽ gặp phải một số biểu hiện hoặc triệu chứng bất thường gây lo lắng và ảnh hưởng tâm lý. Một trong những vấn đề thường gặp nhất phải kể đến là ra khí hư màu hồng nhạt khi mang thai.
Vì sao ra khí hư màu hồng nhạt khi mang thai?
Khí hư tiết ra ở âm đạo là một hiện tượng sinh lý bình thường ở tất cả phụ nữ từ khi dậy thì. Khí hư thường gọi là huyết trắng dưới dạng dịch nhầy. Vào ngày bình thường, khí hư ở âm đạo thường rất ít. Tuy nhiên, vào một số thời điểm nhạy cảm, khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn, điển hình là trước, trong và sau khi quan hệ tình dục, khi rụng trứng hoặc khi có thai.
Vậy vì sao lại ra khí hư màu hồng nhạt khi mang thai? Trên thực tế, ở tuần thai thứ 4, hợp tử sẽ phát triển thành phôi và di chuyển vào buồng tử cung. Phôi thai sẽ bám sâu và cấy vào thành tử cung, có thể sẽ rỉ một ít máu. Lúc này, máu trộn lẫn với huyết trắng sẽ tạo thành dịch nhầy màu hồng. Hay tình trạng này còn được gọi là máu báo thai, sẽ xuất hiện ở khoảng tuần từ 6 và 7 của thai kỳ.
Bên cạnh đó cũng có một vài nguyên nhân khác cho việc ra khí hư màu hồng nhạt khi mang thai đó là:
- Cải thiện tuần hoàn máu: Trong khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều máu hơn để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Việc tuần hoàn máu tốt hơn có thể làm tăng lượng máu lưu thông trong vùng chậu, làm cho màu sắc của khí hư trở nên hồng nhạt.
- Tác động của hormone: Điểu hình là hormone estrogen, hormone phụ trợ progesterone và hormone tăng trưởng của thai nhi có thể tác động đến sự thay đổi màu sắc của khí hư. Các hormone này có thể làm biến đổi màu sắc của khí hư.
- Quan hệ khi mang thai: Mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục khi mang thai (trừ 3 tháng cuối). Vì thế, đôi khi việc này sẽ gây kích thích đến cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
- Tổn thương do khám thai: Khi khám thai, đôi khi bác sĩ sẽ dùng một số dụng cụ chuyên biệt để cho sâu vào âm đạo kiểm tra. Những dụng cụ này có thể gây kích thích cổ tử cung hoặc thành tử cung, gây thương tổn và xuất hiện một chút máu rỉ ra cùng khí hư.
- Nhiễm trùng đường sinh dục: Thông thường khi nhiễm trùng đường sinh dục sẽ không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Vì vậy khi phát hiện tình trạng dịch âm đạo đổi màu,ngứa âm đạo, sốt, tiểu buốt, đau bụng,… thì mẹ bầu cần đến khám bác sĩ phụ khoa để chẩn đoán và điều trị.
Ra khí hư màu hồng nhạt có nguy hiểm không?
Ra khí hư màu hồng nhạt khi mang thai không nguy hiểm và không đáng lo ngại. Bởi thông thường, màu sắc của khí hư thay đổi trong thời kỳ mang thai này là do các yếu tố như sự tác động của hormone và sự tương tác giữa khí hư và dịch âm đạo.
Tuy nhiên, nếu màu sắc của khí hư có sự thay đổi đáng kể hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như mùi hôi, ngứa, kích ứng hoặc khó chịu thì rất có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác. Trong trường hợp này, thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.
Một số biến chứng có thể xảy ra khi xuất hiện khí hư màu hồng nhạt:
- Sảy thai: Khi hư màu hồng nhạt cũng có thể là dấu hiệu sớm của sảy thai. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi mẹ đi kèm thêm một số triệu chứng như chuột rút chân, chuột rút bụng, vỡ ối non, đau bụng dưới,…
- Thai ngoài tử cung: Đây là trường hợp cấp bách, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây đe dọa tính mạng của cả mẹ bầu. Ngoài dấu hiệu ra khí hư màu hồng, mang thai ngoài tử cung còn kèm theo biểu hiện như cảm giác mệt, chóng mặt, đau vai, đau bụng, đau vùng xương chậu,….
Cần làm gì khi ra khí hư màu hồng nhạt trong giai đoạn mang thai?
Khi bạn ra khí hư màu hồng nhạt trong giai đoạn mang thai, bạn nên làm theo một số lưu ý sau để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mình:
- Theo dõi sát sao: Theo dõi màu sắc và cả mùi của khí hư. Nếu màu sắc có sự thay đổi đáng kể hoặc đi kèm với triệu chứng bất thường khác, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra. Thai phụ có thể ghi chép thông tin để cung cấp cho bác sĩ nếu cần thiết.
- Tuân thủ lịch khám thai: Điều quan trọng là tuân thủ lịch khám thai được chỉ định bởi bác sĩ. Lịch khám thai thường giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi và đảm bảo sức khỏe của bạn trong suốt quá trình mang thai.
- Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Bảo đảm rằng bạn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, vận động hợp lý và nghỉ ngơi đủ để giữ cho cơ thể và thai nhi khỏe mạnh.
Lưu ý rằng, tình trạng cụ thể ở mỗi trường hợp có thể khác nhau nên cần sự tư vấn của bác sĩ. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai phụ cần có sự hỗ trợ y tế để tránh rủi ro đáng tiếc.
Ra khí hư màu hồng nhạt khi mang thai có thể là một tình trạng bình thường khi cơ thể thay đổi, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nếu đi kèm những triệu chứng khác. Vì vậy, quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bản thân là điều cần thiết để đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho mẹ bầu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!